Thứ Tư, 22 tháng 5, 2024

Chuyện vui cười của giới văn thi sĩ

 

CHUYỆN VUI CƯỜI CỦA GIỚI VĂN THI SĨ

Bốn người khách vốn thuộc giới Văn Thi sĩ ... vào một quán nhậu. Trong khi chọn món ăn, cô hầu bàn đến cười duyên:

-“Em rót bia cho mấy anh nhé?”

Anh A liền tán:

-“Xin lỗi, em mỹ danh là gì và ở đâu ?”

Cô nàng cười dịu dàng:

-“Hỏi quê… rằng biển xanh dâu,

Hỏi tên… rằng mộng ban đầu đã xa !!!!”.

Anh B vỗ đùi:

-“Úi chà! Giỏi thơ thiệt! Tuyệt vời. Rót bia đi !”.

-“Dạ . Cảm ơn quý anh!”.

Anh C đon đả:

-“Lấy thêm ly. mời Em cùng ngồi uống cho vui”.

-“Dạ”.

Thế là bàn có một bông hồng giữa đám sỏi đá.

Anh D mời tất cả cụng ly:

-“Coi bộ em giỏi thơ văn nhỉ !

Cô cười rất duyên:

-“Em cũng học mót chút ít để góp chuyện cho vui mà!. Quý anh không thấy phiền chứ? Chắc quý anh giỏi văn thơ lắm thì phải?”

Anh A xoa bụng, ưỡn ngực:

-“Cũng đủ xài. Ai hỏi gì nói nấy. Nhất là lãnh vực văn học. Không bao giờ bị kẹt !”..

-“Thế là quá giỏi rồi. Vậy, em đố các anh về lĩnh vực văn học nhé?”

Cả bàn nhốn nháo hẳn lên, vui như cá gặp nước. Họ là Nhà giáo, Nhà thơ , Nhà văn cả … hớn hở cụng ly chờ đợi cuộc vui .

Cô gái cười, cất giọng oanh vàng:

-“Nếu có một ông khỏa thân” (trần truồng) cõng một ông cũng khỏa thân… Câu tục ngữ nào tả được cảnh này ?”.

Bốn vị khách không tìm ra câu tục ngữ nói về trường hợp hy hữu này …

Anh C thẳng thắn:

-“Chúng tôi thua. Cô giảng đi !.

Cô bình tĩnh giải thích:

-Này, một ông khỏa thân, cõng trên lưng một ông cũng khỏa thân… Lúc ấy sẽ có tình trạng mà tục ngữ nói:“Gậy ông đập lưng ông !!!”.

-“Úi trời! Đúng quá”

Cả bàn cười rộ. Vừa rót thêm bia, cô vừa đố tiếp:

-“Cũng cái ông khỏa thân ấy, ông ta nhảy tõm xuống ao, tục ngữ nói sao nào?”

Bốn vị khách lại bí … Họ lại yêu cầu cô giải đáp.

Cô cười tủm tỉm:

-“Ông khỏa thân mà nhảy xuống ao sẽ gây nên cảnh: “Chim sa cá lặn !”.

Cả bàn cười vang như pháo Tết.

-“ Úi trời ! Đúng quá đi. Cá trông thấy chim hãi quá phải lặn là cái chắc !”

Thừa thắng xông lên, cô ta đố tiếp:

-“Thưa quí anh, cũng cái ông khỏa thân ấy, ông ta ngồi lên hòn đá, tục ngữ bảo sao nào ?”

Bốn khuôn mặt thông minh kia lại đờ đẫn. Cô gái thong thả giải thích:

-“Ông khỏa thân ngồi lên hòn đá, lúc ấy tục ngữ phán rằng: “Trứng chọi đá !”

Cả bàn cười vang.

Ông D hăm hở:

-“Đúng quá đi chớ . Trứng này không bể được ! Còn nữa không ?

Cô gái tiếp:

-Cũng cái ông khỏa thân đó nữa, nay lại ngồi bệt xuống đất không chịu đứng dậy thì theo «tục ngữ» các ông nói sao ?

Bốn khuôn mặt sáng láng trông thật thảm thương, bí rị.

Cô gái tiếp:

-Cái ông khỏa thân ngồi bệt xuống đất diễn ra cảnh mà «tục ngữ» gọi là «Đất lành chim đậu !!!».

ST

 

Thiếu vắng người nữ không có được ngôi nhà đúng nghĩa

 

THIẾU VẮNG NGƯỜI NỮ KHÔNG CÓ ĐƯỢC NGÔI NHÀ ĐÚNG NGHĨA

Một lời nói dịu dàng, một bàn tay ấm áp, một bữa ăn nóng sốt, đó chính là những hành động thể hiện “tính nữ”, năng lượng nữ trong gia đình.

Ngôi nhà không chỉ là khái niệm vật lý, đó là tổ ấm, khi người vợ, người mẹ, người bà, người em gái, dùng năng lượng nữ của chính mình để thắp sáng và đem lại bình an cho nó.

Không cảm tính nếu như nói rằng: Cuộc sống của những gia đình có đầy đủ năng lượng nữ có chất lượng vượt trội so với ngôi nhà vắng người nữ.

Những bữa cơm quây quần được chế biến bằng tình yêu của người phụ nữ, năng lượng nữ tính này là kim chỉ nam của hạnh phúc gia đình.

 

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2024

Cười để kiếm tiền

 

CƯỜI ĐỂ KIẾM TIỀN

Tidd và Lockard (1978) phát hiện thấy những nữ phục vụ bàn mỉm cười nhận được nhiều tiền tip hơn (không có nghiên cứu nào về nam phục vụ).

Nhìn chung, những người trong các ngành công nghiệp dịch vụ như tiếp viên hàng không hoặc trong ngành giải trí, bệnh viện được trả tiền hậu hĩnh để cười với khách hàng.

Nhưng hãy coi chừng cái mà các nhà tâm lý gọi là "lao động cảm xúc" - một sự không phù hợp liên tục giữa cảm xúc và bộc lộ cảm xúc - có thể gây nên sự mệt mỏi, có thể dẫn đến sự kiệt sức trong công việc.

Một nụ cười có thể kiếm ra tiền, nhưng nó cũng có thể làm bạn kiệt sức.

ST