NẤM VÀ 6
LỢI ÍCH SỨC KHỎE TUYỆT VỜI
Nấm là một loại thực
phẩm cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng và có hàm lượng calo thấp. Nấm giàu chất
chống oxy hóa và chất xơ.
Đặc biệt là một nguồn
nhiều vitamin B, selen, kẽm và đồng - các chất quan trọng trong việc sản xuất
năng lượng trong tế bào, cần thiết cho một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ.
Nấm cũng giúp hỗ trợ
giảm nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa, hỗ trợ giảm cân và cải thiện sức khỏe
nhận thức.
Các loại nấm ăn được rất giàu dinh
dưỡng, nâng cao sức khỏe.
1. Nấm tăng cường miễn dịch và cải thiện sức khỏe xương
Nấm có đặc tính chống
oxy hóa đáng kể do các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng, chẳng hạn như
polyphenol, polysaccharid, vitamin, carotenoid và khoáng chất. Những chất này
giúp tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Khi tiếp xúc với tia
UV trong ánh nắng mặt trời, nấm tạo ra nhiều vitamin D. Điều này khiến cho nấm trở thành
nguồn thực phẩm từ thực vật cung cấp vitamin D tuyệt vời cho cơ thể. Vitamin D
đóng vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch và sức khỏe của xương.
2. Nấm hỗ trợ thúc đẩy sức khỏe đường ruột
Thường xuyên tiêu thụ
nấm có thể giúp cân bằng vi khuẩn phù hợp để giữ cho đường tiêu hóa
của bạn khỏe mạnh và tăng cường hệ thống miễn dịch.
Nấm có chứa
prebiotics, là những chất dinh dưỡng cần thiết để các men vi sinh (probiotic)
phát triển. Do đó, prebiotics từ nấm có thể hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn
có lợi này.
Probiotics là các vi
sinh vật sống, hoặc vi khuẩn, có thể có lợi cho sức khỏe của cơ thể, vì chúng
hỗ trợ tiêu hóa và sản xuất chất dinh dưỡng.
3. Nấm tốt cho huyết áp
Trong hầu hết các loại
nấm ăn được phổ biến đều chứa khoáng chất quan trọng là kali. Theo Hiệp hội Tim
mạch Hoa Kỳ, kali giúp hỗ trợ kiểm soát huyết áp bằng cách chống lại tác động của
natri và cải thiện chức năng mạch máu.
Bổ sung kali trong chế
độ ăn uống của bạn sẽ thúc đẩy bài tiết natri trong nước tiểu. Nấm cũng có thể
giúp cải thiện mức cholesterol và chất béo trung tính và giảm viêm, theo một
đánh giá trên Tạp chí Y học Hoa Kỳ tháng 5/2021.
Nấm hương còn gọi là nấm đông cô,
tính bình, vị ngọt, không độc, lợi về các kinh tì, vị phế. Có tác dụng bổ tỳ vị,
ích khí, hoạt huyết, hạ huyết áp, chống ung thư.
4. Nấm có liên quan đến phòng chống ung thư
Những người ăn nấm
thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh ung thư thấp hơn 34% so với những người ăn ít
nhất, đặc biệt là trong trường hợp ung thư vú, trong một phân tích tổng hợp của
17 nghiên cứu trên tạp chí Advance in Nutrition được công bố vào tháng
9/2021.
Nấm có nhiều chất
chống oxy hóa, đặc biệt là ergothioneine và glutathione, có thể bảo vệ tế bào
khỏi bị hư hại.
Các nhà nghiên cứu phát
hiện ra rằng lượng ergothioneine và glutathione trong nấm khác nhau tùy theo
loài.
Ngoài ra, nấm là một
trong những nguồn thực vật giàu selen, một chất chống oxy hóa quan trọng, nhưng
hàm lượng phụ thuộc vào đất mà chúng được trồng trọt.
Thường xuyên ăn nấm giúp cơ thể
chống lại quá trình oxy hóa và ngăn ngừa lão hóa.
5. Nấm hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Nấm thường được đưa
vào thực đơn quản lý cân nặng do hàm lượng carbohydrate và calo thấp. Nhiều
loại nấm như portobello có vị thịt, khiến chúng trở thành lựa chọn ưa thích của
những người ăn chay và thuần chay.
Hàm lượng calo thấp
của nấm cũng có thể khiến chúng trở thành lựa chọn ưu tiên của những người muốn
kiểm soát cân nặng.
Một đánh giá được công
bố vào năm 2008 đã nghiên cứu tác động của việc thay thế nấm cho thực phẩm có
hàm lượng calo cao hơn - cụ thể là thịt bò, trong can thiệp chế độ ăn uống 4
ngày đối với người lớn thừa cân hoặc béo phì.
Trong khi khối lượng
thức ăn tương đương nhau, hàm lượng năng lượng của bữa trưa gồm thịt và nấm lại
khác nhau (783 calo so với 339 calo). Với lượng chất xơ phong phú, ăn nấm sẽ
tạo cảm giác no lâu và ít calo hơn ăn thịt. Do đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
6. Nấm tăng cường sức khỏe não bộ
Tất cả chúng ta đều
muốn duy trì sự sắc bén khi già đi, nhưng 12 -18% những người từ 60 tuổi trở
lên bị suy giảm nhận thức nhẹ (MCI), một tình trạng đôi khi là tiền thân của
bệnh Alzheimer và ảnh hưởng đến trí nhớ, kỹ năng tư duy và khả năng phán đoán.
Trong một nghiên cứu ở
người lớn từ 60 tuổi trở lên ở Singapore, những người cho biết tiêu thụ nhiều
hơn 2 khẩu phần nấm mỗi tuần có tỷ lệ mắc MCI thấp hơn 57% so với những người
ăn nấm ít hơn một lần một tuần, theo một nghiên cứu công bố tháng 3/2021 đăng
tải trên tạp chí bệnh Alzheimer (trong nghiên cứu sử dụng nấm vàng, sò, nấm
hương, nút trắng, khô và nấm đóng hộp)
.
Các nhà nghiên cứu cho
rằng, ergothioneine có trong nấm không chỉ là chất chống oxy hóa mà còn có đặc
tính chống viêm, cả hai đều có thể bảo vệ chống lại các tổn thương tế bào thần
kinh.
7. Lưu ý đặc biệt khi ăn nấm
Các loại nấm làm thức
ăn thông dụng hàng ngày như nấm rơm, nấm mỡ, nấm sò, nấm đông cô
Hầu hết các loài nấm
độc không ăn được trông rất giống với các loài ăn được.
Nếu ăn phải nấm có
chứa độc tố có thể gây ảo giác, các triệu chứng ngộ độc nguy hiểm như hôn mê,
nôn mửa, co giật, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng dẫn tới tử
vong.
Vì vậy, khi lựa chọn
nấm cho chế độ ăn, bạn nên lưu ý những điều sau:
- Tránh
ăn những loại nấm đã bị đổi màu hoặc màu sắc khác thường.
- Luôn
chọn các sản phẩm được niêm phong từ các công ty có uy tín hoặc những công
ty mà bạn đã tự trồng trong điều kiện được kiểm soát sau khi mua hạt giống
từ một nguồn đáng tin cậy. Không tin tưởng vào bất kỳ nhà cung cấp không
rõ khi bạn mua nấm.
- Tuyệt
đối không hái nấm từ rừng trừ khi bạn đã được đào tạo thật kỹ để xác định
loại nấm.
- Nhiều
loại nấm khi được hái trong tự nhiên có chứa kim loại nặng, cũng như các
chất ô nhiễm không khí và nước, có thể nguy hiểm cho sức khỏe.
- Nên
bảo quản nấm trong túi giấy hoặc khăn ẩm trong tủ lạnh hoặc nơi thoáng
mát. Sử dụng nấm trong vòng vài ngày sau khi mua.
Theo Health.com