Thứ Hai, 29 tháng 1, 2024

7 sự thật và công thức cho hôn nhân bền vững

7 SỰ THẬT VÀ CÔNG THỨC CHO HÔN NHÂN BỀN VỮNG

Mối quan hệ của bạn đang gặp khó khăn? John Gottman - Nhà tâm lý học và chuyên gia về hôn nhân, người đã giành cả đời để nghiên cứu về hôn nhân tuyên bố có thể đoán được kết quả của một mối quan hệ với độ chính xác đến 94%. Dưới đây là 7 sự thật được ông phát hiện ra.

1. Công thức cho hôn nhân và hạnh phúc mãi mãi về sau

 

Nghe như nghiên cứu và số liệu không hề có sự liên quan nào với việc hôn nhân hạnh phúc, tuy nhiên John Gottman đã dành hơn 40 năm để tìm ra công thức cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Trong phòng thí nghiệm Love Lab của ông tại Đại học Washington ở Seattle, ông đã phân tích các cặp vợ chồng giao tiếp bằng lời nói và không bằng lời nói, đi theo họ trong nhiều năm để tìm ra mối quan hệ của họ còn bền vững hay không.

 

Hơn 200 bài báo được xuất bản sau đó, ông tuyên bố có thể dự đoán kết quả của một mối quan hệ với độ chính xác đến 94%. Được mệnh danh là "Einstein of Love" của Psychology Today.

Gottman cùng với người vợ 30 năm của ông, bà Julie Gottman, và đồng nghiệp nghiên cứu - giờ đây dạy các nhà trị liệu hôn nhân những câu chuyện tình yêu và hôn nhân phổ biến nhất dựa trên những quan sát từ Love Lab.

 

2. Hôn nhân nên có công bằng

 

Các đôi vợ chồng có lối tư duy quid pro quo – tức là nếu tôi cho đi như thế nào thì nên nhận được như thế - thường gặp rắc rối nghiêm trọng, John nói: " chúng ta trở thành những người kế toán tính toán cảm xúc khi gặp điều gì đó sai trái trong mối quan hệ ".

 

Một nghiên cứu năm 1977 của nhà tâm lý học và Bernard Murstein là nhà nghiên cứu đầu tiên nhận thấy rằng tư duy quid pro quo là một đặc điểm thường thấy trong các mối quan hệ có vấn đề hơn là mối quan hệ hạnh phúc vì nó cho thấy mức độ tin tưởng thấp.

Những cặp vợ chồng hạnh phúc thường cho đi mà không mong đợi bất cứ điều gì trở lại bởi vì họ có thể dựa vào người bạn đời của họ về tinh thần.

 

3. Bạn đời của bạn không phải là người có khả năng đọc suy nghĩ người khác, do đó bạn luôn luôn cần nói cho họ biết chính xác những gì bạn muốn.

 

Nên nhớ: giao tiếp cởi mở là một công cụ thiết yếu tạo ra một mối quan hệ hạnh phúc. Tuy nhiên, Gottmans nhận thấy rằng các cặp vợ chồng bền vững có thể sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của bạn đời.

Sự quan tâm, hỗ trợ, thấu cảm hoặc thậm chí bằng cách ngừng xem TV để phản hồi lại ý kiến ​​của vợ/chồng. Có mối tương quan giữa bất đồng hôn nhân với khả năng hiểu những lời nói ám chỉ của người vợ.

 

4. Những cặp vợ chồng hay cãi nhau, họ đang từng bước tiến đến ly dị

 

"Sự vui vẻ" là một trong ba yếu tố cấu thành "hạnh phúc". Trên thực tế, cặp vợ chồng hạnh phúc khi tranh cãi có cảm xúc tích cực hơn 5 lần so với cảm xúc tiêu cực. Ngược lại, các cặp vợ chồng đi đến ly hôn có tỷ lệ từ 0,8 - 1, khi cãi nhau họ có ít cảm xúc tích cực, nhiều cảm xúc tiêu cực.

 

John lưu ý rằng mỗi phong cách đều có ưu và khuyết điểm. Ông nói: "Những người tránh xung đột có một cuộc sống rất thanh bình, nhưng mặt khác, mối quan hệ đó họ không gần gũi nhau. Những cặp vợ chồng nhiệt tình tranh cãi nhiều có nguy cơ cãi nhau liên tục."

 

5. Thảo luận mọi thứ cho đến khi nhất trí

 

69% các vấn đề hôn nhân được giải quyết thông qua đối thoại chứ không phải là giải quyết rạch ròi. "Thông thường chúng ta cho rằng tránh xung đột là một điều xấu, nhưng nó thực sự hiệu quả đối với rất nhiều người hơn là việc phải nói rõ đồng ý hay không đồng ý," ông nói.

 

Hầu hết các bất đồng phát sinh từ sự khác biệt về nhân cách giữa hai người, vì vậy xung đột là không thể giải quyết. Điều quan trọng là tránh "xung đột bị bế tắc", tức là tranh cãi mà không đạt được bước tiến.

Cuối cùng, để có cuộc hôn nhân hạnh phúc - bất cứ điều gì cũng cần niềm tin của đối tác. Ví dụ, một cuộc tranh cãi về tài chính có thể không chỉ về tiền mà còn về tiền bạc, quyền lực, tự do và cảm giác an toàn.

 

Mục đích của cuộc tranh cãi nhiều khi chỉ để nói lên sự bất đồng quan điểm của mỗi người chứ không phải để giải quyết vấn đề. Lời khuyên là bạn nên tìm cách để hiểu và tôn trọng những khát vọng và nhu cầu cốt lõi của nhau.

 

6. Khác biệt giới tính là nguyên nhân đằng sau tranh cãi vợ chồng

 

Đàn ông sao Hỏa, đàn bà sao Kim và tất cả chúng ta chỉ từ Trái Đất. Sự thật là “đàn ông hay phụ nữ thì đều có những cảm xúc như nhau. Một số phụ nữ rất miễn cưỡng thể hiện cảm xúc tiêu cực của họ. Có nhiều điểm tương đồng giữa hai giới nhiều hơn so với những gì chúng ta biết”. Bà Julie cho biết.

 

Nghiên cứu năm 1998 về nhận thức và cảm xúc đã phát hiện ra rằng khi phụ nữ suy nghĩ về cuộc sống về lâu về dài, họ có cảm xúc hơn nam giới. Nhưng khi đánh giá cảm xúc của họ trên cơ sở từng phút, sự khác biệt giới tính là rất ít.

 

7. Lặp lại các vấn đề giống mối quan hệ giữa cha mẹ của bạn

 

"Không ai thoát khỏi tuổi thơ mà không có một số chuyện điên rồ và ám ảnh, nhưng nó không có nghĩa là bạn không thể có một mối quan hệ tuyệt vời." John nói.

 

Tom Bradbury, nhà tâm lý học tại Đại học California, Los Angeles, đã đặt ra cụm từ "những điểm yếu dễ bị tổn thương" để mô tả các tác nhân kích hoạt này. Một số từ ngữ và hành động có thể đào lên cảm xúc cũ và kích động phản ứng.

Đảm bảo rằng bạn và người người yêu của bạn hiểu những gì đã xảy ra với bạn đời trong quá khứ và tránh nhắc đến vết thương đó.

 

Đừng lấy cái gì đó bạn căm thù từ thời thơ ấu của bạn và áp dụng nó vào cuộc sống của bạn. Thay vì đổ lỗi cho người bạn đời, hãy giải thích những hành động đó khiến bạn cảm thấy như thế nào và chia sẻ cái anh ấy có thể làm để giúp bạn cảm thấy tốt hơn.

 

Theo Hà Anh

 

Chủ Nhật, 28 tháng 1, 2024

Hạnh phúc đời người

 

HẠNH PHÚC ĐỜI NGƯỜI

Thánh hiền trong quá khứ dạy rằng nếu chia đời mình thành mười phần bằng nhau, ta thường chỉ thấy hạnh phúc một hoặc hai phần.

Đức Phật cũng luôn dạy rằng đời là bể khổ. Dẫu không phải là đau khổ của sinh lão bệnh tử thì cũng không tránh được nỗi đau khi xa lìa người thân yêu, đối mặt với kẻ thù và không đạt được những điều mong muốn.

Một số người chỉ mong cầu thuận cảnh và không muốn đối mặt với khổ đau nằm ẩn trong những thuận cảnh đó. Điều này hoàn toàn phi thực tế. Cuộc sống luôn đầy bão giông và những chuyến đi gập ghềnh. Bên cạnh đó, nếu không có gió, sương, tuyết và mưa sẽ không có hoa nở vào mùa xuân hay trái ngọt vào mùa thu.

NẾU BẠN ĐEO ĐUỔI THỨ SAI LẦM, ĐAU KHỔ SẼ ĐEO ĐUỔI BẠN

Ngày xửa ngày xưa có một thương gia nọ có bốn người vợ. Ông hết mực thương yêu người vợ thứ tư và luôn chiều theo ý cô.

Người vợ thứ ba ông phải nỗ lực mới chiếm được trái tim nên lúc nào cũng kề sát bên và dành cho cô những lời nói ngọt ngào.

Người vợ thứ hai là người bầu bạn tâm sự của ông và ngày nào ông cũng cùng cô trò chuyện.

Còn người vợ cả giống như người giúp việc, luôn nghe lời ông và chưa từng than phiền bất cứ điều gì, nhưng trong trái tim ông, bà không hề có một vị trí thực sự.

Một lần nọ, ông thương gia chuẩn bị đi đến một nơi xa xôi, hẻo lánh và ông hỏi người vợ nào sẽ đi cùng với ông?

Người vợ thứ tư từ chối thẳng thừng.

Người vợ thứ ba lên tiếng: “Ngay cả cô vợ yêu quý nhất của ông cũng chẳng đi thì tại sao tôi lại phải đi?”

Còn người vợ thứ hai thì nói: “Tôi sẽ tiễn ông nhưng tôi không muốn đến một nơi xa xôi.”

Chỉ duy nhất người vợ đầu tiên đáp: “Bất kể ông đi đến đâu và xa xôi thế nào, tôi luôn sẵn lòng đi cùng với ông!”

Câu chuyện này có ý nghĩa gì? Người vợ thứ tư và cũng là người vợ yêu quý nhất của ông đại diện cho thân thể. Khi chúng ta còn sống, chúng ta thấy nó là thứ quan trọng nhất mình có nhưng vào lúc chết, nó sẽ không đi cùng chúng ta.

Người vợ thứ ba đại diện cho của cải. Dù chúng ta nỗ lực làm việc bao nhiêu đi nữa, vào lúc chết, chúng ta cũng chẳng thể mang theo dù chỉ một xu.

Người vợ thứ hai đại diện cho bạn bè và người thân của chúng ta. Khi chúng ta chết, cùng lắm họ chỉ có thể rơi nước mắt và chôn cất chúng ta.

Người vợ đầu tiên đại diện cho tâm thức của chúng ta. Đó là thứ gần gũi nhất với chúng ta nhưng cũng là thứ dễ bị lãng quên nhất vì chúng ta luôn dành hết năng lượng của mình cho những thứ bên ngoài.

Đây là lý do tại sao một vị thầy từng nói: “Chúng ta thường có nhiều ý nghĩ lạ lùng: Chúng ta luôn mong ngóng đến ngày trưởng thành nhưng sau đó lại tiếc nuối thời thơ ấu đã trôi qua từ lâu. Chúng ta lao đầu vào kiếm tiền đến mức phát bệnh chỉ để sau đó lại tiêu hết tiền vào việc hồi phục sức khỏe.

Cái chết luôn có vẻ còn xa nhưng khi chúng ta lìa đời thì dường như cuộc đời lại quá ngắn ngủi.

Chúng ta liên tục lo lắng về tương lai mà quên mất hạnh phúc trong hiện tại.” Nếu chúng ta hiểu rằng tất cả mọi thứ luôn biến đổi – chúng hình thành khi duyên sinh và kết thúc khi duyên diệt – thì dù chúng ta đang có trong tay gì đi nữa, chúng đều sẽ có vẻ diệu kỳ.

Chúng ta sẽ ngừng điên cuồng theo đuổi danh vọng và vật chất thế gian. Khi bất hạnh ập đến, chúng ta sẽ không bị rơi vào tuyệt vọng.

Tóm lại, nếu chúng ta quen với sự thay đổi và chấp nhận nó, chúng ta sẽ ngưng đổ lỗi cho người khác về những vấn đề của bản thân, chúng ta sẽ thư giãn thân thể và cởi mở tâm hồn.

Trích từ sách Bão giông mới là cuộc đời