Thứ Hai, 22 tháng 1, 2024

Thần y Hoa Đà: “Một giấc ngủ đúng sánh ngang trăm thang thuốc bổ”

 

THẦN Y HOA ĐÀ: “MỘT GIẤC NGỦ ĐÚNG SÁNH NGANG TRĂM THANG THUỐC BỔ”

Với nhịp sống hiện đại ngày nay, không chỉ giới trẻ mà cả những người trưởng thành, thậm chí lứa tuổi trung niên cũng dần có thói quen thức khuya hơn.

Tốc độ cuộc sống càng phát triển nhanh hơn, cơ hội tiếp xúc với công nghệ nhiều hơn khiến chúng ta làm việc và giải trí với tần suất cao hơn. Đồng nghĩa với việc thời gian dành cho giấc ngủ ngày càng ít đi.

Tình trạng này khiến cho chức năng của các bộ phận trên cơ thể bị suy kiệt một cách nhanh chóng, đặc biệt là gan và thận với nhiệm vụ thải độc khi cơ thể đi vào trạng thái ngủ sâu.

 

Theo các chuyên gia nghiên cứu y học hiện đại, nếu sau 11 giờ đêm mà chưa đi ngủ, nhịp sinh học của cơ thể sẽ bị thay đổi nghiêm trọng, dẫn đến nguy cơ suy kiệt một số chức năng cơ quan trong cơ thể.

Cho dù có ngủ bù vào ngày hôm sau thì cũng không đủ khả năng để tái tạo lại như trạng thái khỏe mạnh ban đầu. Chưa kể đến, việc thức khuya lâu dài cũng gia tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, nhất là ung thư gan.

 

Từ xa xưa, khi mà y học hiện đại còn chưa phát triển, chúng ta đã biết được giấc ngủ của con người ẩn chứa rất nhiều bí ẩn, đóng vai trò vô cùng quan trọng cho cả sức khỏe về thể chất và tinh thần.

Trong kho tàng tri thức về sức khỏe và dưỡng sinh cổ đại, danh y nổi tiếng Trung Quốc với biệt hiệu thần y Hoa Đà đã để lại cho hậu thế những nguyên tắc quan trọng sau đây, nhắc nhở chúng ta phải coi giấc ngủ là vấn đề quan trọng hàng đầu để có thể dưỡng sinh dưỡng thần, sống lâu trăm tuổi.

 

1. Nhất định phải ngủ trước giờ Tý

Từ 11 giờ đêm đến 01 giờ sáng là khoảng thời gian khởi đầu một ngày mới của cơ thể. Gan và mật sẽ bắt đầu hoạt động, thực hiện chức năng đào thải độc tố và thanh lọc cơ thể của mình. Vào lúc này, nếu cơ thể chưa bắt đầu ngủ sâu, thận ắt mệt, mà tâm và thận tương liên, có sự kết nối lẫn nhau, dễ sinh ra hỏa khí, hao tổn tinh thần.

Khi khí huyết cơ thể bị tổn thương, 11 tạng phủ còn lại trong người cũng bị suy giảm công năng một cách đáng kể, dẫn đến chất lượng giấc ngủ bị giảm sút và chịu những tổn thương sâu sắc về sức khỏe.

 

Do đó, chúng ta phải đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi hoàn toàn trong khoảng giờ Tý để đồng hồ sinh học của cơ thể có thời gian làm việc và phục hồi. Đây cũng là nguyên tắc mà các thiền sư Thiếu Lâm luôn luôn áp dụng trong quá trình dưỡng sinh và tu tập của mình.

 

2. Khi đi ngủ phải để đầu óc thanh thản

Trung y có quan niệm: "Tâm ngủ trước, mắt ngủ sau. Trằn trọc suy nghĩ là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng mất ngủ. Thời điểm nằm lên giường, không nên tính toán chuyện tương lai hay quá khứ, hãy thanh lọc đầu óc và tâm hồn, lắng nghe hơi thở của chính mình từ nông đến sâu, từng ngắn đến dài.

Khi tạp niệm bị loại bỏ, cơ thể thả lỏng như nước về với biển, tự nhiên sẽ có giấc ngủ tốt hơn.

 

3. Tranh thủ nghỉ ngơi trong giờ trưa

Khoảng thời gian từ 11 giờ trưa đến 01 giờ chiều cũng được coi là thời điểm vàng để chúng ta tranh thủ nghỉ ngơi, giữ sức cho cơ thể.

Nếu như không tiện để ngủ, chúng ta cũng nên lựa chọn một nơi yên ắng để ngồi tĩnh tọa, nhắm mắt an thần từ mười lăm đến ba mươi phút để giúp áp lực và mệt mỏi trong ngày được giải tỏa.

 

Chỉ 5 phút nghỉ ngơi đúng cách vào buổi trưa có tác dụng ngang với 2 tiếng đồng hồ ngủ sâu, đem tới nhiều công dụng cho sức khỏe.

 

4. Ngày hè dậy sớm, mùa đông dậy muộn

Buổi sáng là khoảng thời gian loại bỏ các tạp chất trong cơ thể sau một đêm và hấp thụ thêm dinh dưỡng tốt nhất cho cả ngày dài.

Các y sư khuyến cáo rằng, từ 7 giờ đến 09 giờ sáng được coi là khoảng thời gian vàng để nạp thêm năng lượng cho cơ thể.

Tuy nhiên, vào mùa đông, khi khí trời hạ xuống, sương mù và giá rét tăng lên, chúng ta không nên dậy quá sớm để tránh hàn khí vào người, tổn hại đến sức khỏe của phổi và gan.

 

Ngủ tốt sẽ quyết định chất lượng sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. 4 lời khuyên về giấc ngủ của danh y Hoa Đà là một bí quyết tuyệt vời bạn nên tham khảo, áp dụng để khỏe mạnh, sống lâu.

 

ST

 

Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2024

Tác dụng thực sự của nhân sâm đối với sức khỏe

 

TÁC DỤNG THỰC SỰ CỦA NHÂN SÂM ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

Lợi ích của nhân sâm

Có nhiều loại nhân sâm khác nhau như nhân sâm châu Á (Panax Ginseng) và sâm Mỹ (Panax qu vayefolius) hay sâm tươi, hồng sâm, sâm trắng,.. nhưng nhìn chung thành phần chính giúp nhân sâm có nhiều công dụng đối với sức khỏe là nhờ ginsenosides.

1. Tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Những loại nhân sâm khác nhau với cách chế biến, sản xuất khác nhau sẽ có sự khác nhau về chất lượng cũng như đặc tính tiềm năng với sức khỏe.

* Giàu chất chống oxy hóa giúp giảm viêm

Chiết xuất từ nhân sâm và hợp chất ginsenoside có thể ức chế tình trạng viêm và giảm các tổn thương oxy hóa cho tế bào - nguyên nhân góp phần gây ra các bệnh mãn tính.

* Có lợi cho chức năng não bộ

Nghiên cứu trên 6.422 người cao tuổi công bố trên NCBI cho thấy việc tiêu thụ thường xuyên ít nhất 5 năm có liên quan tới việc cải thiện chức năng nhận thức thời gian sau đó. Nguyên nhân được giải thích là nhờ hợp chất ginsenoside và K có tác dụng bảo vệ não chống lại các tổn thương do gốc tự do gây ra nên có thể xem nhân sâm giúp cải thiện chức năng não bộ bao gồm trí nhớ, hành vi và tâm trạng.

Nhân sâm có thể giúp giảm bớt căng thẳng và mang lại lợi ích đối với bệnh trầm cảm và lo lâu.

* Cải thiện chứng rối loạn cương dương

Hợp chất trong nhân sâm giúp bảo vệ chống lại stress oxy hóa trong mạch máu và mô của dương vật để giúp khôi phục chức năng bình thường trở lại. Ngoài ra nhân sâm cũng thúc đẩy sản xuất oxit nitric - một hợp chất có tác dụng cải thiện sự thư giãn ở cơ dương vật và tăng quá trình lưu thông máu tới cơ quan này.

* Có thể tăng cường hệ miễn dịch

Dùng 2g hồng sâm mỗi ngày trong 8 tuần có thể giúp tăng đáng kể số lượng tế bào miễn dịch so với dùng giả dược.

* Lợi ích tiềm năng trong việc chống lại bệnh ung thư

Nhân sâm có thể có tác dụng trong việc giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư Việc giảm viêm và chống lại quá trình oxy hóa các gốc tự do - từ đó ngăn chặn quá trình sản xuất và phát triển của những tế bào bất thường.

Ngoài ra, nhân sâm cũng có thể giúp cải thiện sức khỏe của những người trải qua hóa trị cũng như giảm tác dụng phụ của phương pháp điều trị ung thư.

* Giảm mệt mỏi và tăng năng lượng

Nhân sâm đã được chứng minh có thể giúp giảm mệt mỏi và tăng năng lượng cho cơ thể; đặc biệt là cải thiện các triệu chứng của hội chứng mệt mỏi mãn tính một cách đáng kể hơn khi so sánh với giả được chỉ sau 15 ngày.

Các thành phần trong nhân sâm được xem xét về tác dụng chống mệt mỏi và tăng năng lượng này bao gồm polysaccharides và oligopeptides.

* Giảm lượng đường trong máu

Nhân sâm dường như có tác dụng tích cực trong việc kiểm soát đường máu ở người mắc bệnh tiểu đường và người khỏe mạnh nhờ cải thiện chức năng tế bào tuyến tụy, tăng cường sản xuất insulin và tăng cường hấp thụ lượng đường trong máu ở các mô.

Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy chiết xuất nhân sâm giúp cung cấp khả năng bảo vệ chống oxy hóa giảm sự hình thành các gốc tự do trong tế bào ở người mắc bệnh tiểu đường hiệu quả.

* Giảm cholesterol

Nhân sâm giúp giảm chất béo trung tính (chất béo trong máu), cholesterol toàn phần và mức lipoprotein mật độ thấp (cholesterol xấu) ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, dùng nhân sâm lại không ảnh hưởng đến nồng độ lipoprotein mật độ cao (cholesterol tốt).

2. Dùng nhân sâm như thế nào để có hiệu quả?

Liều lượng nhân sâm cần dùng mỗi ngày vẫn chưa có khuyến nghị tiêu chuẩn. Liều lượng này sẽ phụ thuộc vào loại nhân sâm và lượng ginsenosides có trong đó. Theo Medicine Plus, người trưởng thành có thể dùng 100 - 3000 mg sâm Mỹ hoặc 200 mg - 3 g nhân sâm châu Á mỗi ngày để an toàn.

Thời gian sử dụng sâm Mỹ tối đa là 12 tuần và nhân sâm châu Á tối da là 6 tháng.

Tác dụng phụ phổ biến nhất là đau đầu khi dùng quá liều lượng hoặc các vấn đề về giấc ngủ.

Nhân sâm bổ sung có dạng viên nén, viên nang, chiết xuất hoặc bột. Viên nén hoặc viên nang thường chứa rễ cây hoặc chiết xuất của một hoặc nhiều loại rễ nhân sâm.

Với nhân sâm tươi, bạn có thể gọt vỏ và nhai rễ sống hoặc ngâm rượu nhân sâm, đun củ sống đã bóc vỏ để pha trà nhân sâm, hầm hoặc nấu canh gà hoặc các món tốt cho sức khỏe khác,...

3. Rủi ro có thể gặp

Nếu bạn đang có bất cứ tình trạng sức khỏe nào dưới đây, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi muốn sử dụng nhân sâm ở bất kì hình thức nào, cụ thể:

  • Phụ nữ mang thai
  • Đang bị mất ngủ
  • Rối loạn đông máu
  • Đang có các tình trạng sức khỏe nhạy cảm với estrogen như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, u xơ cổ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung
  • Bệnh tâm thần phân liệt
  • Đang chuẩn bị phẫu thuật (tránh dùng ít nhất 2 tuần trước khi trải qua bất kì cuộc phẫu thuật nào)
  • Huyết áp cao do dùng quá nhiều nhân sâm có thể gây tăng huyết áp
  • Các rối loạn tự miễn dịch.

Nhân sâm có thể gây ra các tương tác với thuốc, vì thế, cần tránh uống/ăn nhâm sâm khi đang dùng các loại thuốc: làm loãng máu, thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs) dùng trong trường hợp điều trị bệnh trầm cảm, chất kích thích kể cả caffeine, thuốc điều trị tiểu đường, thuốc ức chế miễn dịch,...

Các tác dụng phụ phổ biến khi ăn nhân sâm có thể gặp như đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, thay đổi huyết áp, tăng nhịp tim, ăn không ngon, đau ngực (vú), các vấn đề kinh nguyệt.

4. Các câu hỏi thường gặp khi ăn/uống nhân sâm

- Ăn nhân sâm có béo không?

Ăn nhân sâm có béo không hay có tăng cân không thì câu trả lời là không.

- Đau bụng ăn nhân sâm được không?

Theo Đông Y, nhân sâm có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn (ấm) tác dụng đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân dịch, ích trí, làm sáng mắt, trừ tà khí, làm chậm lão hoá, tăng tuổi thọ. Trong khi đó, đau bụng, tiêu chảy do cơ thể lạnh (hàn). Do vậy đau bụng không nên dùng nhân sâm vì có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.

- Uống sâm có nóng không?

Câu trả lời là không. Nhân sâm còn có tác dụng điều hòa thân nhiệt (ôn tính), hỗ trợ quá trình lưu thông máu từ đó giúp nhiệt độ dưới da không chịu nhiều tác động của nhiệt độ bên ngoài môi trường.

Nhìn chung nhân sâm có nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng không nên thần thánh các tác dụng của nhân sâm khi sử dụng. Việc dùng nhân sâm dưới bất kì hình thức nào đều nên được tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt khi bạn đang có các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn.

Theo: PNVN