Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông y. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông y. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2024

Y học cổ truyền Trung Hoa lý giải về bệnh đau răng

 

Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG HOA LÝ GIẢI VỀ BỆNH ĐAU RĂNG

Trung Y tin rằng đau răng là có nguyên nhân. Nếu xác định đúng nguyên nhân và đường kinh lạc thì chúng ta có thể trị được căn bệnh này.

Đau răng vốn là một vấn đề khá phổ biến, Trung Y có một vài phương pháp hiệu quả để đối phó với đau răng.

Đau răng được phân thành hai loại chính: một loại liên quan đến răng, còn một loại kia có liên quan đến nướu.

Trung Y cho rằng thận chủ cốt (xương), răng là phần dư của xương, nên thận cũng chủ răng. Và khi thận có vấn đề thì răng cũng sẽ có vấn đề.

Trong trường hợp đau răng do có vấn đề về nướu: bởi vì Thủ Kinh Dương Minh Đại Tràng đi qua phần nướu dưới, nên các vấn đề của nướu dưới sẽ liên quan đến đại tràng.

Tương tự, Túc Kinh Dương Minh Vị đi qua phần nướu trên do đó các vấn đề về nướu trên sẽ có liên quan đến dạ dày.

Cường thận để bảo vệ răng

Khi răng bị lung lay và chân răng bị lộ thì đó là dấu hiệu cho thấy thận bị suy và đang bị quá tải.

Bạn có thể ngâm Bạch Tật Lê (còn gọi là gai ma vương) trong nước và dùng làm nước súc miệng.

Muối sẽ đi vào thận. Súc miệng bằng thanh diêm giúp điều trị đau răng. Dùng thanh diêm để đánh răng giúp răng mạnh mẽ và cứng cáp. Rất nhiều bột đánh răng trên thị trường có chứa thanh diêm.

Tiêu có thể đóng vai trò như một thuốc gây tê. Giữ một hạt tiêu trong miệng nơi chiếc răng đang đau sẽ giúp làm tê liệt cơn đau.

Hành tăm giúp cường thận. Ăn hành tăm trong trường hợp đau răng hoặc có bệnh về thận sẽ có thể có ích.

- Đau răng do phong, tức là khi một chiếc răng nhạy cảm với nóng lạnh, nên dùng thuốc trừ phong, ta có thể dùng bài thuốc Ôn Phong Tán.

- Đau răng do phong lãnh, nướu răng không sưng nhưng đau. Uống nước nóng có thể giúp làm dịu cơn đau. đồng thời có thể cho thêm khương hoạt, ma hoàng và xuyên phu tử vào bài thuốc Ôn Phong Tán: một nửa để súc miệng, một nửa để uống.

- Nhiệt vị là nguyên nhân gây đau răng do phong nhiệt. Nướu sẽ sưng và cơn đau trở nên dữ dội khi cơ thể tiêu hóa những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Khi nhiệt giảm thì cơn đau cũng giảm nhẹ được đôi chút.

Để trị chứng đau răng do phong nhiệt có thể dùng thuốc hạ nhiệt thanh lọc cơ thể, ngoài ra cũng nên sử dụng chiết xuất lô hội làm nước súc miệng.

Có cần thiết phải nhổ răng?

Khi răng bị đau có nên nhổ bỏ nó đi? Mỗi bác sĩ khác nhau lại có quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Với kinh nghiệm sau khi bị nhổ một vài chiếc răng, bác sĩ Hồ nhận thấy rằng nếu không nhổ răng lần đầu thì có thể tránh được việc nhổ những răng tiếp theo.

Ông đã đưa ra một ví dụ. Nếu một răng cối lớn hàm trên bên trái bị nhổ đi sẽ có tác động đến răng cối lớn hàm trên bên phải tương ứng, dẫn đến sai lệch khớp cắn và gây sâu răng, vì thức ăn sẽ vướng vào khoảng kẽ do mất răng.

Và nếu chiếc răng này bị nhổ đi thì răng tương ứng ở hàm dưới có thể trở nên dài hơn, gây áp lực lên các răng khác.

Cơn đau còn khiến bệnh nhân muốn nhổ nhiều răng hơn. Vì vậy bác sĩ Hồ đề nghị rằng hãy bảo tồn răng bằng cách trám răng khi có răng sâu càng sớm càng tốt.

Ghi chú:

Thành phần của phương thuốc Ôn phong tán: dùng đương quy 6g, tế tân 4.5g, xuyên khung 6g, tất bạt 6g, cảo bản 6g, bạch chỉ 6g, tổ ong 18g đun sôi với nước.

Mấy năm trước cứ mổi khi đau răng tôi đến bs Nha khoa nhổ cái răng đau, bs có khuyên thay hàm giả, trồng răng implant .. may mắn có người rỉ tai chải răng bằng muối ăn, ngậm và súc nước vo gạo ủ qua đêm ngày vài lần là ổn, chẳng còn phải lo gì nữa.

Tôi áp dụng ngay đã vài năm nay, kết quả thật ngoài sự mong đợi. Chạy theo cái hiện đại mà quên mất cái biện pháp dân gian quá tiện lợi này thật quá uổng phí.

 

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2024

Bí quyết của thần y Hoa Đà trẻ mãi không già

 

BÍ QUYẾT CỦA THẦN Y HOA ĐÀ TRẺ MÃI KHÔNG GIÀ

Danh y Hoa Đà (145 – 208) là một thầy thuốc nổi tiếng thời cuối Đông Hán và đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Ông được xưng tụng như một Thần y nổi tiếng không chỉ ở nội bộ đất nước Trung Quốc mà còn được biết đến rất nhiều trong các nước đồng văn hóa như Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc, được xem là một trong những ông tổ của Đông Y

"Thần y" Hoa Đà đúc kết bí quyết ăn uống để trẻ mãi không già: Được người đời khen ngợi không ngớt

Sau đây là lời dạy của Hoa Đà về sức khỏe và dưỡng sinh, được người xưa coi là " bí quyết vàng". Nếu làm được, bạn sẽ hạn chế được bệnh tật phát sinh, cơ thể khỏe mạnh và tuổi thọ được kéo dài.

Những kinh nghiệm ăn uống để khỏe mạnh của "thần y" Hoa Đà

1,Tỏi là một kho báu quý giá, ăn chúng thường xuyên sẽ rất tốt sức khỏe.

2, Mỗi ngày ăn 2 quả táo, bệnh tật trong cơ thể sẽ không tìm đến bạn.

3, Mỗi ngày ăn một quả táo tàu, trường sinh bất lão không phải là chuyện xa vời.

4, Quả óc chó giống như một kho báu của núi rừng, ăn vào vừa bổ thận, vừa tốt cho não.

5, Cà rốt chính là "tiểu nhân sâm ", ăn thường xuyên sẽ có tinh thần và thể lực tốt.

6, Cà chua là trái cây có dinh dưỡng tốt, ăn vào sẽ trẻ đẹp và ít bệnh.

7, Dưa chuột nhỏ là một kho báu cho sức khỏe, ăn hàng ngày có thể giúp giảm cân và dưỡng nhan rất tốt.

8, Ăn cần tây nhiều hơn mà không cần hỏi lý do, vì đây là thực phẩm hạ huyết áp rất hữu ích.

9, Hành lá chấm nước sốt, càng ăn càng béo.

10, Ăn một bát cháo đậu xanh vào mùa hè, là một bài "thuốc tiên" trong việc giải độc, thanh nhiệt, giảm nóng.

11, Buổi sáng ăn 3 lát gừng, tốt như việc uống canh nhân sâm.

12, Phụ nữ nên ăn ngó sen 3 ngày liên tiếp, nam giới nên ăn gừng 3 ngày liên tiếp.

13, Ba ngày không ăn thực phẩm màu xanh lá cây, hai mắt sẽ vàng đi.

14, Thà ăn cơm không có thịt, nhất định không được ăn cơm mà không có canh.

15, Ăn canh trước bữa ăn, tốt hơn so với uống thuốc.

16, Ăn mì/miến nên ăn nhiều nước, để tránh việc (bác sĩ) phải khai đơn thuốc.

17, Buổi sáng ăn muối thì tốt, buổi tối ăn muối thì độc.

18, Thà thừa đồ ăn trong nồi, còn hơn tích đầy thức ăn trong dạ dày.

19, Mỗi bữa ăn nhịn đi một miếng (ý nói ăn ít) thì có thể sống đến 99 tuổi (ý nói sống thọ).

20, Thường xuyên ăn thực phẩm chay, giống như thường xuyên chăm sóc cái bụng của bạn (tốt cho đường tiêu hóa).

21, Thà không có thịt để ăn, chứ không thể thiếu đậu để ăn (ăn đậu tốt hơn ăn thịt).

22, Ăn cơm cho chút đường, vừa giàu dinh dưỡng vừa tốt cho sức khỏe.

23, Phải ăn sáng cho tốt, ăn trưa cho no, ăn tối cho khéo.

24, Ăn quá nhiều sẽ bị bệnh, ăn uống đúng mức, đúng giờ, đúng tiêu chuẩn thì sẽ an toàn sức khỏe.

25, Ăn uống vội vàng, nuốt thức ăn thô (không nhai kỹ) thì sẽ làm tổn thương dạ dày, gây hại đường ruột.

26, Nếu bạn muốn khỏe mạnh, thức ăn nên được nhai thành bột giấy (ăn chậm nhai kỹ trước khi nuốt).

27, Nếu bạn muốn bách bệnh tiêu tan, nên ăn uống để đói 3 phần (ý khuyên ăn no 70% nhu cầu).

Sắt không nấu chảy không thành thép, người không chăm sóc sức khỏe thì không thể khỏe mạnh.

Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2024

Tác dụng thực sự của nhân sâm đối với sức khỏe

 

TÁC DỤNG THỰC SỰ CỦA NHÂN SÂM ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

Lợi ích của nhân sâm

Có nhiều loại nhân sâm khác nhau như nhân sâm châu Á (Panax Ginseng) và sâm Mỹ (Panax qu vayefolius) hay sâm tươi, hồng sâm, sâm trắng,.. nhưng nhìn chung thành phần chính giúp nhân sâm có nhiều công dụng đối với sức khỏe là nhờ ginsenosides.

1. Tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Những loại nhân sâm khác nhau với cách chế biến, sản xuất khác nhau sẽ có sự khác nhau về chất lượng cũng như đặc tính tiềm năng với sức khỏe.

* Giàu chất chống oxy hóa giúp giảm viêm

Chiết xuất từ nhân sâm và hợp chất ginsenoside có thể ức chế tình trạng viêm và giảm các tổn thương oxy hóa cho tế bào - nguyên nhân góp phần gây ra các bệnh mãn tính.

* Có lợi cho chức năng não bộ

Nghiên cứu trên 6.422 người cao tuổi công bố trên NCBI cho thấy việc tiêu thụ thường xuyên ít nhất 5 năm có liên quan tới việc cải thiện chức năng nhận thức thời gian sau đó. Nguyên nhân được giải thích là nhờ hợp chất ginsenoside và K có tác dụng bảo vệ não chống lại các tổn thương do gốc tự do gây ra nên có thể xem nhân sâm giúp cải thiện chức năng não bộ bao gồm trí nhớ, hành vi và tâm trạng.

Nhân sâm có thể giúp giảm bớt căng thẳng và mang lại lợi ích đối với bệnh trầm cảm và lo lâu.

* Cải thiện chứng rối loạn cương dương

Hợp chất trong nhân sâm giúp bảo vệ chống lại stress oxy hóa trong mạch máu và mô của dương vật để giúp khôi phục chức năng bình thường trở lại. Ngoài ra nhân sâm cũng thúc đẩy sản xuất oxit nitric - một hợp chất có tác dụng cải thiện sự thư giãn ở cơ dương vật và tăng quá trình lưu thông máu tới cơ quan này.

* Có thể tăng cường hệ miễn dịch

Dùng 2g hồng sâm mỗi ngày trong 8 tuần có thể giúp tăng đáng kể số lượng tế bào miễn dịch so với dùng giả dược.

* Lợi ích tiềm năng trong việc chống lại bệnh ung thư

Nhân sâm có thể có tác dụng trong việc giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư Việc giảm viêm và chống lại quá trình oxy hóa các gốc tự do - từ đó ngăn chặn quá trình sản xuất và phát triển của những tế bào bất thường.

Ngoài ra, nhân sâm cũng có thể giúp cải thiện sức khỏe của những người trải qua hóa trị cũng như giảm tác dụng phụ của phương pháp điều trị ung thư.

* Giảm mệt mỏi và tăng năng lượng

Nhân sâm đã được chứng minh có thể giúp giảm mệt mỏi và tăng năng lượng cho cơ thể; đặc biệt là cải thiện các triệu chứng của hội chứng mệt mỏi mãn tính một cách đáng kể hơn khi so sánh với giả được chỉ sau 15 ngày.

Các thành phần trong nhân sâm được xem xét về tác dụng chống mệt mỏi và tăng năng lượng này bao gồm polysaccharides và oligopeptides.

* Giảm lượng đường trong máu

Nhân sâm dường như có tác dụng tích cực trong việc kiểm soát đường máu ở người mắc bệnh tiểu đường và người khỏe mạnh nhờ cải thiện chức năng tế bào tuyến tụy, tăng cường sản xuất insulin và tăng cường hấp thụ lượng đường trong máu ở các mô.

Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy chiết xuất nhân sâm giúp cung cấp khả năng bảo vệ chống oxy hóa giảm sự hình thành các gốc tự do trong tế bào ở người mắc bệnh tiểu đường hiệu quả.

* Giảm cholesterol

Nhân sâm giúp giảm chất béo trung tính (chất béo trong máu), cholesterol toàn phần và mức lipoprotein mật độ thấp (cholesterol xấu) ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, dùng nhân sâm lại không ảnh hưởng đến nồng độ lipoprotein mật độ cao (cholesterol tốt).

2. Dùng nhân sâm như thế nào để có hiệu quả?

Liều lượng nhân sâm cần dùng mỗi ngày vẫn chưa có khuyến nghị tiêu chuẩn. Liều lượng này sẽ phụ thuộc vào loại nhân sâm và lượng ginsenosides có trong đó. Theo Medicine Plus, người trưởng thành có thể dùng 100 - 3000 mg sâm Mỹ hoặc 200 mg - 3 g nhân sâm châu Á mỗi ngày để an toàn.

Thời gian sử dụng sâm Mỹ tối đa là 12 tuần và nhân sâm châu Á tối da là 6 tháng.

Tác dụng phụ phổ biến nhất là đau đầu khi dùng quá liều lượng hoặc các vấn đề về giấc ngủ.

Nhân sâm bổ sung có dạng viên nén, viên nang, chiết xuất hoặc bột. Viên nén hoặc viên nang thường chứa rễ cây hoặc chiết xuất của một hoặc nhiều loại rễ nhân sâm.

Với nhân sâm tươi, bạn có thể gọt vỏ và nhai rễ sống hoặc ngâm rượu nhân sâm, đun củ sống đã bóc vỏ để pha trà nhân sâm, hầm hoặc nấu canh gà hoặc các món tốt cho sức khỏe khác,...

3. Rủi ro có thể gặp

Nếu bạn đang có bất cứ tình trạng sức khỏe nào dưới đây, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi muốn sử dụng nhân sâm ở bất kì hình thức nào, cụ thể:

  • Phụ nữ mang thai
  • Đang bị mất ngủ
  • Rối loạn đông máu
  • Đang có các tình trạng sức khỏe nhạy cảm với estrogen như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, u xơ cổ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung
  • Bệnh tâm thần phân liệt
  • Đang chuẩn bị phẫu thuật (tránh dùng ít nhất 2 tuần trước khi trải qua bất kì cuộc phẫu thuật nào)
  • Huyết áp cao do dùng quá nhiều nhân sâm có thể gây tăng huyết áp
  • Các rối loạn tự miễn dịch.

Nhân sâm có thể gây ra các tương tác với thuốc, vì thế, cần tránh uống/ăn nhâm sâm khi đang dùng các loại thuốc: làm loãng máu, thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs) dùng trong trường hợp điều trị bệnh trầm cảm, chất kích thích kể cả caffeine, thuốc điều trị tiểu đường, thuốc ức chế miễn dịch,...

Các tác dụng phụ phổ biến khi ăn nhân sâm có thể gặp như đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, thay đổi huyết áp, tăng nhịp tim, ăn không ngon, đau ngực (vú), các vấn đề kinh nguyệt.

4. Các câu hỏi thường gặp khi ăn/uống nhân sâm

- Ăn nhân sâm có béo không?

Ăn nhân sâm có béo không hay có tăng cân không thì câu trả lời là không.

- Đau bụng ăn nhân sâm được không?

Theo Đông Y, nhân sâm có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn (ấm) tác dụng đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân dịch, ích trí, làm sáng mắt, trừ tà khí, làm chậm lão hoá, tăng tuổi thọ. Trong khi đó, đau bụng, tiêu chảy do cơ thể lạnh (hàn). Do vậy đau bụng không nên dùng nhân sâm vì có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.

- Uống sâm có nóng không?

Câu trả lời là không. Nhân sâm còn có tác dụng điều hòa thân nhiệt (ôn tính), hỗ trợ quá trình lưu thông máu từ đó giúp nhiệt độ dưới da không chịu nhiều tác động của nhiệt độ bên ngoài môi trường.

Nhìn chung nhân sâm có nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng không nên thần thánh các tác dụng của nhân sâm khi sử dụng. Việc dùng nhân sâm dưới bất kì hình thức nào đều nên được tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt khi bạn đang có các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn.

Theo: PNVN