Thứ Hai, 13 tháng 11, 2023

Hôn nhân có lợi gì cho phụ nữ?

 

HÔN NHÂN CÓ LỢI GÌ CHO PHỤ NỮ?

Một số người hoài nghi giá trị của hôn nhân và đặt câu hỏi “Kết hôn có cần thiết không?”.

Nghiên cứu công bố trên tờ Global Epidemiology dựa trên nghiên cứu 12.000 phụ nữ Mỹ, so sánh cuộc sống của những người đã kết hôn với nhóm chưa lập gia đình nhận thấy hôn nhân mang lại nhiều giá trị về sức khỏe tổng thể cho phụ nữ.

 

Các nhà nghiên cứu đã xem xét tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như tuổi thọ của tất cả những phụ nữ này sau 25 năm, bao gồm những yếu tố như tuổi tác, chủng tộc và tình trạng kinh tế xã hội. Những gì họ nhận thấy là hôn nhân vẫn còn quan trọng.

 

Hai tác giả của nghiên cứu, Brendan Case và Ying Chen, giới thiệu về kết quả nghiên cứu trên tờ Wall Street Journal, những phụ nữ đã kết hôn, kể cả sau đó ly hôn, có nguy cơ tử vong thấp hơn 35% so với những người không kết hôn.

Phụ nữ đã kết hôn cũng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn, ít trầm cảm và cô đơn hơn, hạnh phúc và lạc quan hơn cũng như có mục đích và hy vọng lớn hơn.

 

Các nhà nghiên cứu cũng xem xét ảnh hưởng của việc ly hôn so với việc duy trì hôn nhân.

Trong số những người đã kết hôn khi bắt đầu nghiên cứu, ly hôn có liên quan đến tình trạng sức khỏe và hạnh phúc sau đó luôn tồi tệ hơn, bao gồm cả sự cô đơn và trầm cảm nhiều hơn cũng như mức độ hòa nhập xã hội thấp hơn.

Cũng có bằng chứng cho thấy những phụ nữ ly hôn có nguy cơ tử vong vì bất kỳ lý do gì cao hơn 19% trong 25 năm theo dõi so với những người vẫn duy trì hôn nhân.

 

Nghiên cứu dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc, bao gồm gen, chế độ ăn uống, tập thể dục, môi trường, mạng lưới quan hệ xã hội, chỉ ra thực tế là hôn nhân có thể làm giảm hơn 1/3 tỷ lệ tử vong ở tuổi 25.

 

Trong thảo luận, nghiên cứu đã nhận định rằng theo lý thuyết, sự hiện diện của người phối ngẫu cung cấp một nguồn hỗ trợ xã hội, giúp nửa kia đối phó với căng thẳng và mang lại một bước đệm chống lại những cảm xúc tiêu cực khi đối mặt với những hoàn cảnh đầy thách thức.

Nghiên cứu cho biết, hôn nhân cũng cung cấp một hình thức kiểm soát xã hội nhằm khuyến khích các cá nhân tham gia vào lối sống lành mạnh hơn.

 

Do sự ràng buộc mãnh liệt được tạo ra trong hôn nhân, mọi sự tan vỡ dẫn đến sự mất mát, tạo ra cảm giác cô đơn, đau khổ về tinh thần và suy giảm sức khỏe tinh thần.

Bói kiều tình yêu

 

BÓI KIỀU TÌNH YÊU VÀ NHỮNG ĐIỀU CHƯA ĐƯỢC BẬT MÍ

Là một trong những cách bói tình duyên có từ rất lâu đời, bói kiều luôn mang tới những lời giải thích, tiên đoán khiến người ta phải suy ngẫm. Đặc biệt là những cặp đôi đang yêu nhau, họ sẽ biết được vận mệnh, tương lai của mình qua những quẻ này. Hãy tìm hiểu về cách bói kiều tình yêu sau đây:

Nguồn gốc của bói kiều tình duyên

Theo Thượng tọa Thích Thanh Huân, Ủy viên TT HĐTS, Phó Văn phòng TƯ GHPGVN, Trụ trì chùa Pháp Vân (tại Hà Nội), hiện nay, vẫn chưa có bất kỳ tài liệu chính xác về vấn đề khi nào Truyện Kiều được đưa vào tâm linh để xin 1 lời dạy về tương lai, tìm 1 hướng dẫn để sống ở đời.

Hiện nay, chỉ có thể phỏng đoán là, việc Truyện Kiều được sử dụng làm sách bói sau khi tác phẩm được khắc in trong chữ Nôm vào cuối thế kỷ 19, và trong chữ quốc ngữ vào đầu thế kỉ 20.

Đạo lý của việc bói Kiều tình yêu

Quẻ bói có thể soi cho chúng ta thấy tương lai có thể xảy ra thế nào hay quẻ bói không phải là 1 cái gì tiền định bất biến và không thể thay đổi mà chỉ là những lời cảnh báo để ta suy nghĩ và xét lại những gì mình đã làm và sắp sửa làm.

Mỗi quẻ bói Kiều tình duyên có giá trị trong 1 năm và mỗi việc cũng chỉ được xem 1 lần.

Nếu ta bói hết quẻ này tới quẻ khác để hỏi về 1 việc, hoặc nếu ta không ưng với quẻ này mà cố tìm những quẻ khác thì sẽ có phản tác dụng là chỉ gây cho ta thêm phần hoang mang chứ không giúp tăng thêm quyết định.

Tuy nhiên có thể bói vào quẻ cho những vấn đề thắc mắc riêng biệt, thí dụ như: tình duyên, gia đạo, học hành, thi cử, tiền tài, hay công danh, bằng hữu, kiện tụng, du lịch, hợp đồng, hoặc mua bán, xây cất...

Những cách bói kiều tình yêu

Hiện nay có 2 cách được sử dụng là bói bằng sách và bói theo cách dân gian.

Với cách bói Kiều tình duyên bằng sách

Sách bói trên là của một nhà nho, quen biết với phép bói quẻ dịch như các sách Mai Hoa dịch số của Thiệu Khang Tiết đời Tống bên Trung Quốc. Tuy nhiên, với cách bói này đòi hỏi sự cầu kỳ, phức tạp vì thế không còn nhiều người sử dụng.

Cách bói Kiều tình duyên theo dân gian

Đây là cách bói đơn giản, trực tiếp qua những đoạn thơ, không phải dựa vào yếu tố bên ngoài. Sau khi xin được quẻ thì từng người trong hoàn cảnh của mình sẽ thấy giải pháp trong đó. Trường hợp không rõ lắm thì có thể nhờ người khác giúp phần cắt nghĩa đoạn thơ và áp vào trường hợp cụ thể của mình.

Bói Kiều tình yêu chỉ nên thực hiện khi hai bạn còn hoang mang, hoài nghi, chưa quyết đinh về vấn đề gì đó.

Bởi đây, ta có thêm một lời khuyên, sự soi sáng của thiên tài văn học Nguyễn Du và áng thơ bất hủ của dân tộc, làm cho cán cân không còn tương đương nữa, mà có bên nặng bên nhẹ.

Còn khi đã có quyết định thì không nên bói Kiều tình duyên bởi vì sẽ không mang lại tác dụng...

 

 

 

 

Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2023

Triết lý âm dương trong chửa bệnh của người Việt

 

TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG TRONG CHỬA BỆNH CỦA NGƯỜI VIỆT

 

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã vận dụng triết lý âm dương vào công việc chữa bệnh. Ông nói: “Nghề làm thuốc đâu có thể vượt ra ngoài nguyên lý âm dương ngũ hành mà cứu chữa được những bệnh nguy nan” (Tiểu dẫn Y gia quan miện );

 

“Lý của âm dương là lý của y” (Luận về y ý và y lý). Qui luật quân bình âm dương cũng được ông vận dụng vào việc chữa bệnh. Ông nói:

“Dương làm hại âm thì tinh huyết khô cháy, âm làm hại dương thì thần khí lặng tắt.

 

Phàm mọi bệnh sinh ra không một bệnh nào không phải vì âm dương hại nhau mà mất điều hòa (Y hải cầu nguyên); “Phàm trăm bệnh của người ta không gì là không do âm dương chênh lệch nhau, điều đó quan hệ đến sống chết” (Y hải cầu nguyên); “âm dương cốt thăng bằng, không nên thiên lệch về một bên.

Thủy hỏa trong thân thể của người ta cũng như là cán cân, nếu bên này nặng thì bên kia nhẹ, nếu bên này nhẹ thì bên kia nặng.

 

Phương pháp chữa bệnh là, nếu bên kia nặng thì bổ cho bên này, nếu bên này nặng thì bổ cho bên kia, quyết không để sai nhau một ly thì mới thăng bằng” (Y hải cầu nguyên).

 

Hay là Ông cho rằng khi chữa bệnh phải chú ý đến thời tiết, “không nên quá câu nệ vào thuyết vận khí vì bệnh phát sinh do cả nguyên nhân bên ngoài, cảm nhiễm tùy theo thời tiết” (Vận khí kí điển);

 “Nói đến thời khí thì phải tùy cơ ứng biến, tức là trước phải theo khí hậu từng năm, nếu năm ấy mưa nhiều thì bệnh phần nhiều do thấp, phải dùng loại thuốc cay, đắng, ấm...” (Vận khí ký điển).

 

Qua thực tế, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác biết rất rõ, cơ thể con người cần phải thích hợp với khí hậu bốn mùa biến đổi. Bốn mùa biến đổi tức là âm dương chuyển hóa. Bởi vì một năm có bốn mùa, bắt đầu là mùa xuân, rồi đến các mùa: hạ, thu, đông.

Mùa xuân, mùa thu khí hậu ôn ấm, khí đất bay nổi, dương sinh âm trưởng (lớn lên), muôn vật đều nảy sinh. Đến mùa thu, mùa đông, khí hậu rét lạnh, khí trời chìm lắng, dương sát âm tàng, muôn vật đều tiềm ẩn. Khí tiết hết thăng lại giáng, hết giáng rồi thăng như một vòng tròn không có đầu mối, chuyển hóa muôn vật.

 

Khí trời như vậy, con người cũng ứng với nó. Cái mới thay thế cái cũ, sinh sinh hóa hóa không ngừng.

Khí hậu bốn mùa thay đổi, mỗi mùa đều có đặc điểm khác nhau, do đó, ngoài bệnh tật nói chung, còn nảy sinh một số bệnh do thời tiết, như mùa xuân mọi người dễ mắc bệnh cảm mạo, tỷ lệ trẻ em viêm phổi cũng đột nhiên tăng lên cao. 

Viêm não phần nhiều nảy sinh ở mùa hè. Bệnh viêm phế quản mạn tính phần nhiều phát sinh ở mùa thu, mùa đông...