ĐẠO CHUNG SỐNG GIỮA VỢ CHỒNG: KHÔNG THỂ THẬT GẦN, CŨNG CHẲNG THỂ QUÁ XA
Cổ nhân có câu: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Gia đình chính là hình ảnh thu nhỏ của xã hội, cũng là nơi bảo vệ ta trước sóng gió cuộc đời. Một ngôi nhà bắt đầu bằng hôn nhân và trở thành nơi mài giũa con người, do đó vai trò của vợ và chồng trong gia đình là rất trọng yếu.
Một gia đình suy hay thịnh trước hết phải xem vợ chồng có chung sống hòa hợp hay không. Chỉ khi họ có thể hòa hợp, đồng tâm đồng lòng thì mới có thể vượt qua mọi khó khăn gian khổ và sống một cuộc đời bình yên.
Do đó, đạo chung sống của vợ chồng sẽ quyết định sự hưng suy của gia đình, và đó cũng là tấm gương cho con cái noi theo. Nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mỗi người mà còn ảnh hưởng đến cả “huyết mạch” của gia đình.
Như câu nói: “Vợ chồng hòa hợp thì gia đình hưng, vợ chồng không hòa hợp thì gia đình sẽ ly tán”.
Vợ chồng càng gần gũi càng dễ mâu thuẫn
Người xưa thường chú trọng đạo trung dung, cái gì thái quá đều không tốt.
Có thể thấy, trong thời điểm dịch bệnh nghiêm trọng, tỷ lệ ly hôn ở một số quốc gia đặc biệt tăng cao, cũng là bởi vì trong thời gian dài cả ngày vợ chồng ở với nhau đã có không ít mâu thuẫn nổi lên.
Nếu không thể bao dung nhường nhịn thì cuối cùng rồi sẽ tìm đến ly hôn.
Có một thuật ngữ học thuật gọi là “Nguyên tắc con nhím”: Vào mùa đông, hai con nhím muốn ôm nhau để giữ ấm, nhưng vì có quá nhiều gai trên cơ thể nên cả hai đều bị gai đâm đến bị thương do đó chúng đành phải tách ra.
Vợ chồng sống chung cũng vậy, mới đầu thì yêu nhau tha thiết, có ấn tượng tốt về nhau, rồi dần dần muốn ở bên nhau, thậm chí coi đối phương là người “duy nhất” trong đời mình. Nhưng thời gian trôi qua, vợ chồng ở với nhau thời gian dài đã có không ít mâu thuẫn nổi lên.
Tốt nhất là giữ đạo trung dung, vợ chồng nên giữ một khảng cách nhất định sẽ ít mâu thuẩn sống một cuộc đời bình yên.