Thứ Ba, 31 tháng 10, 2023

Khi bạn muốn biết bạn là một cô gái đep?

 

MUỐN BIẾT BẠN CÓ ĐẸP KHÔNG HÃY XEM CON NÍT CÓ THÍCH BẠN KHÔNG

Từ nay không cần ngồi soi gương cả ngày nữa, nếu trẻ em cứ tíu tít vây lấy bạn thì chắc chắn bạn là một cô gái đẹp đấy.

Bạn có nghĩ mình là người quyến rũ? Theo một nghiên cứu đăng trên tờ Frontiers in Psychology, các nhà khoa học đã tiến hành quan sát cách trẻ em nhận thức về người đẹp hoặc kém sắc.

Kết quả cho thấy nếu trẻ em không hồ hởi ngay khi nhìn thấy bạn, hoặc khóc hay tỏ ra xa lánh bạn, thì nghĩa là bạn không phải người đẹp đâu nhé.

Chính xác thì trong mắt trẻ, bạn không phải là người đáng tin. Quả thật trẻ con sẽ đánh giá mức độ đáng tin thông qua vẻ ngoài của bạn. 

Có phải người đẹp thì đáng tin hơn?

Dĩ nhiên các nhà khoa học không cố nói rằng những người kém sắc thì không được xem là đáng tin.

Vấn đề đáng nói ở đây là cả trẻ em và người lớn đều có sự thiên vị và chủ quan nhất định khi xét đoán ai là người đáng tin.

Nếu khi còn nhỏ chúng ta đã đánh giá con người căn cứ vào vẻ bề ngoài, thì khi lớn lên chúng ta vẫn giữ cái quan niệm này thôi.

Dĩ nhiên, đây là một sai lầm nhận thức rất phổ biến trong xã hội, tư cách không bao giờ được phản ánh qua nhan sắc cả.

Nếu ai đó tin rằng người đẹp là người tốt thì các nhà khoa học khuyên họ hãy tỉnh táo lại đi.

Khi trẻ em thích người này hơn người khác, thì ngoài chuyện niềm tin ra, trẻ cũng bị thu hút bởi những người vui vẻ và tự tin. Người tự tin vào ngoại hình của mình tự động sẽ toát ra thần thái tươi sáng.

Bạn biết mình nên làm gì

Nhận thức được điều này rồi thì sao? Bạn đừng thất vọng khi trẻ em không thích bạn, mà hãy làm gì đó để thay đổi tình hình.

Nếu mọi người không nghĩ bạn xinh đẹp thì bạn càng phải yêu mình hơn. Hãy chăm sóc mình tốt hơn, cả bên trong và ngoài. Khi bạn học được cách chăm lo bản thân, bạn sẽ vui tươi và tự tin hơn.

Nét vui tươi sẽ khiến suy nghĩ của người khác về bạn thay đổi, và rồi sẽ nhanh thôi, cả trẻ em lẫn người lớn đều thấy bạn quyến rũ. Cho nên cố diễn viên Audrey Hepburn mới nói: "Ai hạnh phúc thì người đó sẽ đẹp".

 

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2023

Kỷ luật với chính mình hôm nay là tự do cho bản thân ngày mai

 

KỶ LUẬT VỚI CHÍNH MÌNH HÔM NAY LÀ TỰ DO CHO BẢN THÂN NGÀY MAI

 

Ở một thành phố đông đúc của nước Mỹ, có một doanh nhân thành công Do Thái đã dạy con trai mình rằng: "Kỷ luật với chính mình đồng nghĩa với việc tạo ra cho mình một cuộc đời đầy ưu ái, nó chính là tự do con ạ".

 

Người con thắc mắc hỏi: "Học tập một cách kỷ luật và nghiêm khắc tức là con suốt ngày phải vùi đầu vào sách vở sao?".

 

Người cha Do Thái trả lời: "Những kẻ ngốc mới suốt ngày chúi đầu vào những cuốn sách để tự thấy rằng mình đang học hành chăm chỉ. Chắc gì những kẻ suốt ngày ôm lấy sách vở là nghiêm túc và giỏi giang.

Nghiêm túc không nằm ở chỗ ôm sách suốt ngày, mà nó là việc đọc một trang sách thì phải đọc tập trung đến mức thấu hiểu và đọc để dùng được trong thực tiễn. Nghiêm túc và kỷ luật có nghĩa là làm việc gì phải đến kết quả cuối cùng”.

 

Những việc trên đời này mà con quyết tâm thực hiện đến cùng để tạo ra kết quả tốt thì được gọi là thành quả. Khi quyết tâm thực hiện đến cùng, trí tuệ của con sẽ tự nhiên thông minh và sắc sảo mà chẳng cần bất cứ phép màu nào.

Chàng trai hiểu ý của cha mình. Cậu bỏ tư tưởng phá phách và lười nhác ra khỏi đầu. Thay vào đó cậu luôn tập trung để hoàn thành các bài tập triệt để trong thời gian nhanh nhất.

 

Năm học đó trôi qua, mọi người đều bất ngờ, từ một cậu học sinh đội sổ của lớp, cậu lọt vào nhóm học sinh xuất sắc.

 

Trong bài phát biểu trước toàn trường nói về thành tích của mình, cậu đã chia sẻ về tính kỷ luật mà người cha Do Thái đã dạy là

"Thành quả của việc nhỏ mỗi ngày tạo ra thành công lớn cuối mỗi chặng đường. Tôi không phải là người tài năng như mọi người đang nghĩ, dù tôi tiến bộ rất nhanh từ chỗ là học sinh cá biệt và bị bạn bè mỉa mai là dốt nát. Cha tôi đã dạy về kỷ luật và sự nghiêm túc trong mọi việc, khi làm gì cũng phải đến kết quả cuối cùng. 

 

Tôi biết ơn cha về bài học KỶ LUẬT VỚI CHÍNH MÌNH HÔM NAY LÀ TỰ DO CHO BẢN THÂN NGÀY MAI".

Tất cả mọi người hôm đó đã vỗ tay không ngớt và cảm ơn cậu về bài học quý báu đó.

 

(Trích bài viết của tác giả Mr Why – Phạm Ngọc Anh - CEO của ASK Training JSC)

 

Đạo lý làm người

 

ĐẠO LÝ LÀM NGƯỜI

Chữ "nhân" khi viết ra tuy đơn giản nhưng muốn làm người lại khó vô cùng. Mà "nhân phẩm" lại là quy tắc làm người căn bản nhất. "Học làm người trước khi làm việc", đây được xem là đạo lý mãi mãi không thể thay đổi ở đời. 

Một người học làm người như thế nào, không chỉ thể hiện ra trí tuệ mà còn biểu hiện ra cảnh giới tu dưỡng của người ấy.

Tại Nhật Bản, một trong những doanh nhân mẫu mực là ông Kazuo Inamori, người sáng lập ra Tập đoàn Kyocera và là chủ tịch hiện tại của Hàng Không Nhật Bản. 

Ông Inamori khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng và đã thành lập hai công ty: Tập đoàn Kyocera và công ty viễn thông lớn thứ hai tại Nhật Bản "KDDI", và cả 2 đều nằm trong số 500 công ty lớn nhất thế giới do tạp chí Fortune bình chọn.

Trong 47 năm từ khi thành lập, Tập đoàn Kyocera chưa bao giờ bị lỗ lả, đây là một thành quả rõ ràng là vượt bậc.

Inamori chỉ mới có 27 tuổi khi ông thành lập ra Tập đoàn Kyocera. Khi ấy, ông không có chút kinh nghiệm nào và không biết sẽ phải tiến hành ra sao. Ông quyết định làm theo lời khuyên của cha mẹ và thầy giáo của ông về mức quan trọng của sự trung thực, vui vẻ, thành tín, biết ơn, thật thà…

Những quan niệm này, tất cả đều là những tiêu chuẩn đạo đức căn bản. Khi gặp khó khăn, ông tìm thấy câu câu trả lời bằng việc xem xét lại những điều đó có đúng hay sai, thiện hay ác.

Tóm lại, để đánh giá các vấn đề trước mắt, ông đều hoàn toàn dựa theo lương tâm. Ông đã điều khiển công ty của mình đến thành công bằng cách chọn đi trên con đường chân chính.

Học làm người trước, làm việc sau

Từ nhỏ đến lớn, chắc hẳn chúng ta đã nghe nhiều đến cụm từ "đạo lý làm người". Kỳ thực, ưu khuyết điểm của phẩm chất mỗi người là khác nhau, cho nên kết quả làm việc cũng khác nhau "một trời một vực".

Bất luận một sự thất bại nào của một người trong cuộc đời đều không phải là chuyện ngẫu nhiên. Tương tự, bất kể một sự thành công nào của một người đều có tính tất yếu.

Trong đó, yếu tố "làm người" lại là quan trọng nhất. Nhân phẩm, phẩm giá của con người là cơ sở nền tảng để con người thi thố năng lực, là "nhãn hiệu" để phân biệt người này với người kia.

"Nhân phẩm""năng lực" giống như tay trái và tay phải của một người. Nếu chỉ có năng lực mà không có nhân phẩm thì người ấy sẽ không có được trọn vẹn, đầy đủ. Năng lực được ví như một con dao hai lưỡi.

 Nếu như "năng lực" được một người có phẩm đức tốt nắm giữ thì họ sẽ sáng tạo cho xã hội vô số những điều có ích và giá trị. Trái lại, nếu "năng lực" được một người có phẩm đức kém nắm giữ thì thật không biết bản thân người ấy và xã hội sẽ đi đến chốn nguy hiểm nào.

Từ ý nghĩa này mà xem xét,    quyết định sự lớn mạnh của một tổ chức và sự trưởng thành của một cá nhân.

Cổ nhân giảng: "Hậu đức tái vật" (Tạm dịch: Đức dày nâng đỡ vạn vật), chính là muốn nói rằng, làm người phải có đức hạnh tốt thì mới có thể cam chịu được vạn sự dù tốt hay xấu, lớn hay nhỏ, mới có thể hoàn thành chuyện đại sự.

Cho nên, một người nếu ôm chí lớn thì phải có phẩm chất đạo đức dày, người mà không có đức lớn thì không thể thành tựu được đại sự.

Cổ nhân cũng giảng: "Chịu thiệt là phúc", cho nên, chúng ta không cần lúc nào cũng phải tranh giành lợi ích; cần suy nghĩ nhiều cho người khác hơn một chút thì mới có thể gặt hái sự thành tựu trong sự nghiệp của bản thân.

Xã hội hiện đại ngày nay, người ta chú ý nhiều hơn đến "năng lực", có lẽ đàm luận về "nhân phẩm" đã là chuyện "lỗi thời" với một số người. Thậm chí có người còn cho rằng, anh ta dù sao cũng có năng lực, có bản lĩnh, nhân phẩm có kém một chút thì có sao đâu?

Nhưng kỳ thực, chặng đường mà một người đi đến thành tựu là lâu dài, hơn nữa còn phải cần được sự khẳng định của những người ở chung quanh. Người mà năng lực dù to lớn đến đâu nhưng lại đánh mất nhân phẩm tốt đẹp thì người ấy có lẽ sau cùng, cũng chỉ là một "kẻ hủy diệt" mà thôi.

Cho nên, làm người nhất định phải tu dưỡng phẩm đức, có như vậy mới được người đời tôn trọng và mới đứng vững được bằng đôi chân của mình ở trong bất cứ xã hội nào!