Thứ Hai, 30 tháng 10, 2023

Đạo lý làm người

 

ĐẠO LÝ LÀM NGƯỜI

Chữ "nhân" khi viết ra tuy đơn giản nhưng muốn làm người lại khó vô cùng. Mà "nhân phẩm" lại là quy tắc làm người căn bản nhất. "Học làm người trước khi làm việc", đây được xem là đạo lý mãi mãi không thể thay đổi ở đời. 

Một người học làm người như thế nào, không chỉ thể hiện ra trí tuệ mà còn biểu hiện ra cảnh giới tu dưỡng của người ấy.

Tại Nhật Bản, một trong những doanh nhân mẫu mực là ông Kazuo Inamori, người sáng lập ra Tập đoàn Kyocera và là chủ tịch hiện tại của Hàng Không Nhật Bản. 

Ông Inamori khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng và đã thành lập hai công ty: Tập đoàn Kyocera và công ty viễn thông lớn thứ hai tại Nhật Bản "KDDI", và cả 2 đều nằm trong số 500 công ty lớn nhất thế giới do tạp chí Fortune bình chọn.

Trong 47 năm từ khi thành lập, Tập đoàn Kyocera chưa bao giờ bị lỗ lả, đây là một thành quả rõ ràng là vượt bậc.

Inamori chỉ mới có 27 tuổi khi ông thành lập ra Tập đoàn Kyocera. Khi ấy, ông không có chút kinh nghiệm nào và không biết sẽ phải tiến hành ra sao. Ông quyết định làm theo lời khuyên của cha mẹ và thầy giáo của ông về mức quan trọng của sự trung thực, vui vẻ, thành tín, biết ơn, thật thà…

Những quan niệm này, tất cả đều là những tiêu chuẩn đạo đức căn bản. Khi gặp khó khăn, ông tìm thấy câu câu trả lời bằng việc xem xét lại những điều đó có đúng hay sai, thiện hay ác.

Tóm lại, để đánh giá các vấn đề trước mắt, ông đều hoàn toàn dựa theo lương tâm. Ông đã điều khiển công ty của mình đến thành công bằng cách chọn đi trên con đường chân chính.

Học làm người trước, làm việc sau

Từ nhỏ đến lớn, chắc hẳn chúng ta đã nghe nhiều đến cụm từ "đạo lý làm người". Kỳ thực, ưu khuyết điểm của phẩm chất mỗi người là khác nhau, cho nên kết quả làm việc cũng khác nhau "một trời một vực".

Bất luận một sự thất bại nào của một người trong cuộc đời đều không phải là chuyện ngẫu nhiên. Tương tự, bất kể một sự thành công nào của một người đều có tính tất yếu.

Trong đó, yếu tố "làm người" lại là quan trọng nhất. Nhân phẩm, phẩm giá của con người là cơ sở nền tảng để con người thi thố năng lực, là "nhãn hiệu" để phân biệt người này với người kia.

"Nhân phẩm""năng lực" giống như tay trái và tay phải của một người. Nếu chỉ có năng lực mà không có nhân phẩm thì người ấy sẽ không có được trọn vẹn, đầy đủ. Năng lực được ví như một con dao hai lưỡi.

 Nếu như "năng lực" được một người có phẩm đức tốt nắm giữ thì họ sẽ sáng tạo cho xã hội vô số những điều có ích và giá trị. Trái lại, nếu "năng lực" được một người có phẩm đức kém nắm giữ thì thật không biết bản thân người ấy và xã hội sẽ đi đến chốn nguy hiểm nào.

Từ ý nghĩa này mà xem xét,    quyết định sự lớn mạnh của một tổ chức và sự trưởng thành của một cá nhân.

Cổ nhân giảng: "Hậu đức tái vật" (Tạm dịch: Đức dày nâng đỡ vạn vật), chính là muốn nói rằng, làm người phải có đức hạnh tốt thì mới có thể cam chịu được vạn sự dù tốt hay xấu, lớn hay nhỏ, mới có thể hoàn thành chuyện đại sự.

Cho nên, một người nếu ôm chí lớn thì phải có phẩm chất đạo đức dày, người mà không có đức lớn thì không thể thành tựu được đại sự.

Cổ nhân cũng giảng: "Chịu thiệt là phúc", cho nên, chúng ta không cần lúc nào cũng phải tranh giành lợi ích; cần suy nghĩ nhiều cho người khác hơn một chút thì mới có thể gặt hái sự thành tựu trong sự nghiệp của bản thân.

Xã hội hiện đại ngày nay, người ta chú ý nhiều hơn đến "năng lực", có lẽ đàm luận về "nhân phẩm" đã là chuyện "lỗi thời" với một số người. Thậm chí có người còn cho rằng, anh ta dù sao cũng có năng lực, có bản lĩnh, nhân phẩm có kém một chút thì có sao đâu?

Nhưng kỳ thực, chặng đường mà một người đi đến thành tựu là lâu dài, hơn nữa còn phải cần được sự khẳng định của những người ở chung quanh. Người mà năng lực dù to lớn đến đâu nhưng lại đánh mất nhân phẩm tốt đẹp thì người ấy có lẽ sau cùng, cũng chỉ là một "kẻ hủy diệt" mà thôi.

Cho nên, làm người nhất định phải tu dưỡng phẩm đức, có như vậy mới được người đời tôn trọng và mới đứng vững được bằng đôi chân của mình ở trong bất cứ xã hội nào!

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét