Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2023

Mấy nguyên tắc vàng giúp bạn sống vui hơn mỗi ngày, người trẻ nên lưu lại để nâng cấp bản thân

 

MẤY NGUYÊN TẮC VÀNG GIÚP BẠN SỐNG VUI HƠN MỖI NGÀY, NGƯỜI TRẺ NÊN LƯU LẠI ĐỂ NÂNG CẤP BẢN THÂN

 

Cuộc đời này dù giàu dù nghèo, dù ngắn ngủi hay triền miên, quan trọng nhất vẫn là vui vẻ.

1. Tinh giản các nhóm bạn bè

Có được có cho mình những nhóm bạn bè đơn giản, lành mạnh là điều hạnh phúc nhất trên thế gian này. Một nhóm bạn bè lành mạnh không cần quá lớn, cũng không cần quá phức tạp.

Những người bạn trong nhóm đều là những người thích mình và cũng đều là những người mình thích. Ở trong nhóm bạn bè đó, mọi người không đấu đá lẫn nhau, không lừa gạt lẫn nhau. Chân thành đối đãi lẫn nhau, ai nấy cũng đều cảm thấy thoải mái và vui vẻ.

 

2. Tập trung 10%

Cuộc sống luôn đầy ắp các việc nọ việc kia, nhưng những việc thực sự quan trọng chỉ chiếm 10%. Tham vọng quá nhiều dễ khiến tinh thần uể oải, ý chí sa sút.

Vứt bỏ 90% những việc không quá quan trọng trong cuộc sống, tập trung cao độ cả về thời gian và sức lực vào những việc có tác dụng, để có được niềm vui và hạnh phúc lớn hơn.

Ví dụ như hội họa, thi ca, đọc sách, ca múa…chỉ cần bớt chút thời gian tập trung vào những mục này, thì dù cuộc sống bận rộn tẻ nhạt cũng sẽ trở nên thú vị, điềm nhiên.

 

3. Mỗi ngày làm một việc thiện

Cổ nhân có câu: "Không được thấy việc xấu nhỏ mà làm, không được thấy việc thiện nhỏ mà không làm". Lương thiện là phúc khí, làm thêm một việc thiện là tích thêm một phần phúc đức.

Vận mệnh của mỗi người không nhất định chỉ phụ thuộc vào những lần hành động lớn, nhiều lúc còn phụ thuộc vào những cử chỉ hành thiện rất nhỏ trong cuộc sống thường ngày.

 

6. Trân trọng khiếm khuyết, trân trọng phúc phận trước mắt

Tăng Quốc Phiên từng nói, cảnh giới tốt nhất của nhân sinh đó là hoa không nở rộ, trăng không tròn. Bất cứ việc gì cũng không mưu cầu viên mãn một các khắt khe, có một chút khiếm khuyết, để có không gian cải thiện liên tục, luôn trong tâm thái theo đuổi ước mơ, mong chờ những thứ tốt đẹp nhất.

Trời không lạnh, đêm không tối mới là cảnh ngộ tốt đẹp nhất của nhân sinh. Con tim ấm áp, biết trân trọng để có nụ cười rực rỡ nhất, phong thái say mê nhất. Không quá tinh túy, lặng yên đợi hoa nở mới là điều hạnh phúc nhất của nhân gian này.

 

7. Kiềm chế cảm xúc

Có người nói, thời đại của chúng ta là thời đại bị mất kiểm soát về cảm xúc. Không để ý, va phải người bên cạnh một chút liền bị mắng chửi té tát. Đợi đèn đỏ chuyển sáng đèn xanh, đi chậm mất mất giây liền bị người phía sau bóp còi inh ỏi.

Tính khí nóng nảy, thích cáu giận là bản tính tự nhiên của mỗi người. Những người thực sự trí tuệ họ luôn biết rằng, thay vì mất sức để nổi cáu một cách vô cớ, chi bằng thay đổi chính mình để không bị lung lay bởi những cảm xúc tiêu cực.

Nổi cáu là bản năng, không nổi cáu là bản lĩnh. Người thông minh, luôn ung dung, điềm nhiên trước những lời tào lao, thị phi.

 

8. Học cách im lặng

Quản lý tốt lời nói và hành vi là tu dưỡng lớn nhất của một người. Im lặng đúng lúc là người khôn ngoan.

Phải luôn nhắc nhở bản thân, muốn thành nghiệp lớn, tuyệt đối không được tùy theo ý thích, làm việc bằng cảm xúc. Phải biết hạn chế lời nói cũng như hành vi của bản thân, những lúc quan trọng, còn phải học cách im lặng.

Con người chúng ta chỉ mất 1 năm để học nói, nhưng phải mất cả đời để học cách im lặng. Nói là bản năng của con người, im lặng lại là tu dưỡng của mỗi người.

 

9. Kịp thời từ chối

Sức lực của con người là có hạn, rất khó để vừa lòng tất cả mọi người, kịp thời từ chối, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Chúng ta nên có trái tim tiếp nạp và khoan dung, nhưng cũng phải học cách từ chối, cái gì nên giúp sẽ giúp, cái gì cần từ chối sẽ từ chối.

Con người sống ở đời, lương thiện phải có chút sắc nhọn. Đó là nguyên tắc nhân sinh. Không tùy tiện làm phiền người khác, cũng không tiếp nhập lời yêu cầu của người khác một cách vô giới hạn.

 

11. Một mình tu thân

Chỉ khi ở một mình, bạn mới hoàn toàn là chính mình. Ở một mình là trí tuệ, là một trong những cảnh giới cao nhất của nhân sinh.

Những người biết cách ở một mình mới là những người có nội tâm đủ mạnh và đủ phong phú. Bởi họ biết cách reset lại bản thân, khôi phục sự anh minh, thông thấu và bản tính tự do, hoạt bát vốn có.

Chỉ khi ở một mình, bình yên vô sự, thì mới có thể điềm nhiên tự tác trong thế giới náo nhiệt cuồng quay này.

 

12. Yêu thích đọc sách

Đọc sách giúp thời gian chậm lại. Khi bạn ngồi xuống, mở một cuốn sách ra, mọi thứ xung quanh trở nên yên tĩnh lạ thường. Bạn sẽ quên đi hết tất cả mọi mệt mỏi và muộn phiền. Chìm đắm, bay bổng trong những trang sách hay, lo lắng và mơ hồ tự dưng cũng sẽ biến mất.

Đọc sách là một cách để trau dồi và bồi dưỡng bản thân, giúp bạn mở mang kiến thức, giúp bạn khai ngộ giữa nỗi khổ và niềm vui, giúp bạn thức tỉnh giữa phiền não và trí tuệ.

Đọc sách cho chúng ta sức mạnh tinh thần, khiến nội tâm càng phong phú để chúng ta có thể điềm nhiên, vững bước trên con đường tương lai tươi sáng.

 

13. Vận động thích hợp

Sự sống là nhờ vận động. Vận động thích hợp không những giúp duy trì tuần hoàn máu, duy trì cảm giác ăn uống, ổn định cảm xúc nóng vội mà còn khiến con người ta cảm thấy vui vẻ, khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ.

Vận động lành mạnh không những giúp tâm trạng vui vẻ, còn giúp thay đổi dung mạo, thay đổi đại não, tái tạo cuộc sống. Hãy tích cực vận động, nhân lúc còn trẻ, còn khỏe, đừng lãng phí bất cứ một khoảng thời gian hiện tại nào.

 

14. Ngủ sớm dậy sớm

Mặt trời mọc thì làm việc, mặt trời lặn thì nghỉ ngơi, tuân thủ quy luật cân bằng âm dương của cơ thể, cũng như thế giới tự nhiên. Ngủ sớm dậy sớm là cách dưỡng sinh tốt nhất trong mọi thời đại.

Đối với cơ thể con người, ban ngày làm việc là tiêu hao năng lượng, ban đêm nghỉ ngơi là nạp thêm năng lượng. Những người thường xuyên ngủ sớm dậy sớm thường khỏe mạnh, trẻ trung, lạc quan, tích cực và yêu đời hơn những người khác.

 

15. Luôn luôn biết ơn

Trong cuộc sống, phải làm một người luôn luôn biết ơn, đừng để sự vô ơn, vô tình của bản thân, khiến cuộc sống từ bỏ chúng ta, khiến người thân, bạn bè lạnh nhạt với chúng ta.

Những người luôn luôn biết ơn mới là những người hạnh phúc thực sự. Luôn luôn biết ơn là kho báu, là đòn bẩy, là ngọn đèn soi sáng lương tri, giúp bạn ngày càng tiến gần tới thành công hơn. Bởi bạn biết ơn một, sẽ được nhận trả ơn mười.

 

16. Sống ở hiện tại

Sự sống ngắn ngủi, nhân sinh vô thường, những gì đã qua không thể quay lại, dù quay lại cũng không thể hoàn hảo. Hãy trân trọng những gì đang có và quan trọng nhất là sống ở hiện tại.

Sống tốt ở hiện tại, mới không phụ thời gian, mới không phụ bản thân. Trân trọng những gì trước mắt mới an nhiên vui vẻ, đơn giản mà hạnh phúc.

 

 

 

 

Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2023

Trái tim còn mãi trong đời

 

TRÁI TIM CÒN MÃI TRONG ĐỜI

“Ngay cả khi thân thể đã tan thành cát bụi, một trái tim nhân hậu vẫn còn mãi đập những nhịp đập của tình yêu thương đồng loại.” - Khuyết danh

Bất cứ bệnh viện nào trên thế giới này cũng đều có phòng chờ. Đó có thể là căn phòng nhỏ bé, chật chội, cũng có thể là một sảnh đường sang trọng, sạch bóng…, nhưng không khí thì nơi đâu cũng giống nhau, đều là sự căng thẳng và ngột ngạt bao trùm. Có người đi qua đi lại, sốt ruột nhìn đồng hồ, người thì đăm chiêu lo lắng, người khóc thầm lặng lẽ… Những hàng ghế, những bức tường nơi đây đã chứng kiến bao cảnh hội ngộ đầy hạnh phúc sau cơn thập tử nhất sinh, nhưng cũng từng thấy biết bao giọt nước mắt buồn đau của các cuộc chia ly vĩnh viễn.

Cũng tại nơi đây, đó là những cuộc gặp gỡ định mệnh như được bàn tay Thượng đế sắp đặt. Một trong những trường hợp đó là cuộc gặp gỡ giữa Carmen Maloney và Bob.

Bệnh viện đại học y dược Maryland có phòng đợi ở mỗi tầng, nhưng hôm ấy, cả Bob và Carmen đều xuất hiện trong phòng đợi ở tầng trệt. Lúc đó, Carmen đang thu mình vào một góc phòng, lặng lẽ khóc. Từ chỗ đứng của Bob, anh có thể trông thấy rõ những giọt nước mắt lăn dài trên má cô. Bất giác, anh cảm thấy mủi lòng.

Mỗi người vào đây hầu như đều chất chứa trong lòng một nỗi đau nào đó, nhưng vẻ mỏng manh, yếu đuối của Carmen khiến Bob thương cảm.

- Có chuyện gì xảy ra với cô sao? – Bob khẻ hỏi khi lại gần bên cô.

Carmen ngước mắt lên. Trước mắt cô là một người đàn ông có khuôn mặt lộ rõ vẻ mệt mỏi, nhưng ánh mắt của anh lại ấm áp vô cùng. Anh chính là tuýp người có thể khiến người khác tin tưởng ngay lần đầu gặp mặt.

- Mẹ tôi… - Giọng cô nhẹ như gió thoảng – Mẹ tôi đã nằm ở bệnh viện này từ mấy tháng nay để chờ cấy ghép tim. Nếu không được phẫu thuật sớm, mẹ tôi sẽ chết mất!

Bà Bobbie Sabbatino – mẹ của Carmen – bị bệnh tim rất nghiêm trọng. Bà đã phải nhập viện từ bốn tháng trước đó để được theo dõi. Hiện tại, bà yếu đến mức chỉ có thể nằm liệt giường với chế độ chăm sóc đặc biệt, và cơ hội tìm được một trái tim tình nguyện hiến tặng với cùng nhóm máu và thể trạng là quá xa vời.

Tên của bà được thêm vào danh sách dài dằng dặc sau hàng ngàn cái tên khác trên khắp nước Mỹ cũng đang chờ được ghép tim. Dù đã cố gắng tỏ ra can đảm suốt mấy tháng vừa qua, nhưng giờ thì Carmen không thể tránh khỏi nỗi sợ hãi lẫn tuyệt vọng trước bệnh tình của mẹ.

Tình cảnh của Bob cũng không khả quan gì hơn. Anh đang là một người chồng đau khổ phải đối mặt với sự thật phũ phàng là có thể mất đi người vợ thương yêu của mình bất cứ lúc nào. Cheryl Bradshow – vợ anh – vốn là người khỏe mạnh. Chẳng mấy khi chị bệnh tật gì. Thế nhưng vài tuần trước đây, chị có triệu chứng suy nhược thần kinh, rồi nhập viện ngay trong đêm sau một cơn tai biến.

Hình chụp CAT đã phát hiện ra một tin làm anh chấn động: bệnh nhân 38 tuổi này đã được sinh ra với một căn bệnh khuyết não bẩm sinh. Việc Cheryl còn sống được cho tới ngày hôm nay đã là một phép lạ. Và giờ đây, cô chỉ còn sống một cuộc sống tạm bợ mà thôi.

Vì là người cùng cảnh ngộ, nên Bob và Carmen dễ dàng cảm thông cho nhau. Sau khi trò chuyện một hồi lâu, hai người cùng chúc cho nhau may mắn rồi tạm biệt, trong thâm tâm vẫn nghĩ sẽ chẳng bao giờ gặp lại nhau nữa.

Nhưng chỉ mấy hôm sau thôi, họ tình cờ gặp lại nhau. Trong bệnh viện rộng lớn này, đó là điều không thường xuyên xảy ra. Và rồi tiếp theo sau đó nữa, dường như không ngày nào là họ không gặp nhau ở đâu đó, lúc thì tình cờ đi vào cùng một thang máy, cùng bước trên một hành lang bệnh viện, cùng có mặt trong phòng chờ vào một giờ nhất định. Dường như số phận muốn họ gặp nhau vì một điều gì đó mà cả hai còn chưa biết.

Bob hay kể về ba đứa con của vợ chồng anh: Kristen 12 tuổi, Sara 10 tuổi, Kyle 7 tuổi. Còn Carmen cũng chia sẻ cùng anh câu chuyện về gia đình của mình. Dần dần, Bob trở thành một người bạn thân của Carmen.

Trong thâm tâm, cô xem anh như một người anh trai đáng tin cậy. Họ thỏa thuận cùng nhau rằng khi nào mẹ cô và vợ anh khỏi bệnh, hai gia đình sẽ tổ chức tiệc ăn mừng.

Nhưng vào một buổi sáng, khi Carmen qua thăm Bob thì thấy một cảnh tượng đau lòng. Anh chàng Bob lạc quan mọi ngày biến mất, thay vào đó là vẻ thẫn thờ, u uất hiện rõ trên đôi mắt. Kết quả phẫu thuật của vợ anh là rất xấu: Não Cheryl bắt đầu xuất huyết. Cô đang chìm vào trạng thái hôn mê.

Ngày 9/2, tình huống tồi tệ nhất đã xảy ra cho Cheryl Bradshow. Chị bị đứt mạch máu não. Lần này thì các bác sĩ không thể làm gì được nữa. Không còn phép màu nào, không còn hy vọng để lật ngược ván cờ định mệnh. Cheryl ra đi trong vòng tay của chồng.

Lúc còn sống, Cheryl có một nguyện vọng, đó là hiến tặng cơ thể cho bệnh viện sau khi đã qua đời. Trong nỗi đau khổ tột cùng, Bob vẫn muốn giúp Cheryl hoàn thành tâm nguyện cuối cùng đó. Chợt anh nghĩ đến mẹ của Carmen. Lẽ nào đây chính là điều số phận muốn gửi đến cho anh?

Bob đến gặp giám đốc bệnh viện và trình bày với ông ý định của mình. Việc hiến tặng cơ thể là một điều hoàn toàn rất đáng trâng trọng, nhưng hiến quả tim cho một người chọn trước thì có thể sẽ không được như mong muốn, bởi cơ hội phù hợp giữa nhóm máu và thể trạng của người nhận tim và người hiến tim chỉ là một phần nghìn.

Trong khi bác sĩ lên kế hoạch để xét nghiệm, Bob phóng nhanh xuống cầu thang để vào phòng chờ, nơi mà chắc chắn anh sẽ gặp được Carmen. Thoạt đầu, cô không hiểu những gì Bob đang nói. Carmen bật khóc khi nghe tin Cheryl đã qua đời, và càng nức nở trước tin vợ chồng Bob muốn hiến quả tim Cheryl cho mẹ cô.

Kỳ diệu thay, tim của Cheryl hoàn toàn hợp với bà Bobbie Sabbatino. Xác xuất một phần nghìn đã xảy ra, như một phép lạ của tình yêu thương. Cuộc phẫu thuật ghép tim sau đó của bà kết thúc thành công vào đúng ngày 14/2, ngày lễ tình yêu.

Vài ngày sau, tại tang lễ Cheryl, nhà Bradshaw, Bob và gia đình của Carmen đã lặng lẽ đặt những vòng hoa tươi thắm trên mộ cô, trong giai điệu da diết của bản nhạc “Trái tim em còn mãi trong đời” mà sinh thời Cheryl vô cùng yêu thích.

Theo Small Miracles For Women

Beatles và giai thoại nhạc phẩm "and i love her"

 

BEATLES VÀ GIAI THOẠI NHẠC PHẨM "AND I LOVE HER"

Trong số các ca khúc rất nổi tiếng của ban nhạc The Beatles, bản nhạc And I Love Her (Và tôi yêu nàng) được xem như là tình khúc quan trọng đầu tiên của Paul McCartney, cho dù theo quyết định chung, tất cả các sáng tác của nhóm Tứ Quái đều được ký tên của hai thành viên Lennon và McCartney. Đằng sau bài hát này, lại có nhiều giai thoại lý thú, ly kỳ.

Nhạc phẩm And I Love Her (Và tôi yêu nàng) được nhóm Beatles ghi âm tháng 7 năm 1964. Theo lời John Lennon, thì đây là phần đóng góp hàng đầu của Paul McCartney cho tập nhạc thứ ba của nhóm (mang tựa đề A Hard Day’s Night). Lúc đầu, cả nhóm không dự tính đưa dạo khúc này vào album vì bản nhạc có một sắc thái trầm buồn, ca từ hơi ủy mị khác hẳn với những bản nhạc rock mà nhóm này thường thâu.

Trong quyển sách mang tựa đề Many Years From Now (tạm dịch là Nhiều năm về trước), nhà phê bình Barry Miles cho biết là Paul McCartney viết nhạc phẩm And I Love Her (Và tôi yêu nàng) cho người yêu của anh vào thời đó là cô Jane Archer. Sinh trưởng trong một gia đình khá giả người Anh, Jane Archer nổi tiếng là một diễn viên điện ảnh và truyền hình, thân phụ là bác sĩ còn thân mẫu là bà Margaret Archer, giáo sư dương cầm tại trường đào tạo âm nhạc và diễn xuất Guildhall (Guildhall School of Music and Drama).

Mẹ của Jane sẽ dạy thêm nhạc lý cho Paul McCartney, điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến lối sáng tác sau này của anh. Khi viết tình khúc sâu lắng nhẹ nhàng, McCartney thường chọn điệu thứ trầm buồn tơ vương trong khi Lennon lại tươi tắn yêu đời hơn khi thiên về điệu trưởng.

Jane Archer và Paul McCartney quen nhau trong vòng 8 năm. Hai người sống chung một thời gian với gia đình của cô gái. Phải nói là bố mẹ của Jane thuộc vào hàng trí thức có tư tưởng tự do, phóng khoáng.

Vì vào đầu những năm 1960, ít có bậc phụ huynh nào để cho con gái của mình rủ bạn trai về nhà sống chung, và nhất là Jane lúc đó chỉ mới có 17 tuổi mà thôi.

Giữa đôi uyên ương Jane và Paul là một mối tình đầu đời say đắm, tha thiết. Hai người lúc nào cũng quấn quýt bên nhau, không chịu xa rời dù chỉ là phút giây. Đối với Paul McCartney, Jane Archer tựa như là một nàng thơ, một nguồn cảm hứng dồi dào vì anh đã viết cho nàng khá nhiều ca khúc trong đó có bài I want to hold your hand (Muốn cầm tay em) và Can’t buy me Love (Tình không mua được).

Ngay cả trong nhóm Beatles, các thành viên khác đôi khi cũng trêu ghẹo, châm chọc tính chất lãng mạn và tha thiết quá đỗi trong sáng tác của Paul McCartney. Họ cho rằng vì Paul đang si tình nên đâm ra khờ khạo. Mà quả thật là khi nhìn vào ca từ của bài And I Love Her (Và tôi yêu nàng), có thể nói là nội dung bài hát hết sức mộc mạc, lời lẽ có chỗ rất ngây ngô. Nhưng đổi lại bài hát này là ca khúc đầu tiên giúp cho Beatles chinh phục Hoa Kỳ, mở đường cho ban nhạc giành ngôi vị quán quân trên thị trường quốc tế, và tạo ra phong trào Beatlemania.

Trong quyển sách mang tựa đề All We Are Saying, nhà báo David Sheff dẫn lời John Lennon cho biết: nếu không có nhạc phẩm And I Love Her (Và tôi yêu nàng), thì ban nhạc Beatles khó thể nào mà thực hiện được ước mơ vươn ra biển lớn. John Lennon gọi bài And I Love Her (Và tôi yêu nàng) là tiền bản của nhạc phẩm Yesterday (Ngày hôm qua), hàm ý rằng nhờ vào sự thành công của bài hát này mà Paul McCartney tự tin hơn khi sáng tác và ghi âm một mình

Bản nhạc And I Love Her (Và tôi yêu nàng) đặt nền tảng sáng tác cho Paul McCartney, sở trường của anh là soạn thêm tình khúc bên cạnh các bản nhạc rock của nhóm. Bài hát này đã đi nửa vòng trái đất, được chuyển dịch sang 12 thứ tiếng. Nhưng quan trọng hơn nữa là tính chất xuyên thể loại (crossover) của ca khúc này. Bản nhạc được chuyển thể, phá cách theo các loại nhạc khác mà vẫn không mất đi cái hồn cái cốt của nó.

Trong nguyên bản, bài được sáng tác ban đầu dưới tựa Vì tôi yêu nàng (‘Cause I Love Her) sau đó mới được đổi thành Và tôi yêu nàng. Đối với các nhà phê bình, sửa đổi như vậy cũng là đúng bởi lẽ tình yêu mà có thể giải thích bằng lý trí thì không còn thật sự là tình yêu. Bởi vì trái tim có những lý do mà trí óc không thể nào hiểu nổi. Đâu đó, chữ Và quan trọng hơn là chữ Vì, nó thể hiện cho sự hiển nhiên, nói theo người Pháp là ngay cả người mù cũng có thể thấy được điều đó.

Trên đà thành công của nhạc phẩm Và tôi yêu nàng, Paul McCartney bắt tay vào việc sáng tác ca khúc để đời Yesterday. Cho dù ca khúc được ký với nhiều tên tác giả, nhưng Yesterday thật ra là một sáng tác riêng của Paul McCartney. Anh ghi âm bài này với một dàn nhạc tứ tấu, chứ không hề có sự tham gia của ba thành viên còn lại. Yesterday sau đó lọt vào danh sách 100 ca khúc hay nhất mọi thời đại, được ghi vào Sách kỷ lục Guinness với hơn 3 ngàn phiên bản đủ loại, tính cho đến cuối thế kỷ 20.

Video: https://www.youtube.com/watch?v=9_c2XZd9mMo