OSHO NÓI VỀ 2 TRIẾT GIA HY LẠP
Socrates đã bị xử tử trên chính quê hương Hy Lạp của mình. Nếu người Hy Lạp chịu gác lại mọi định kiến mà lắng nghe Socrates, đất nước của họ sẽ trở thành cường quốc trên lĩnh vực tri thức. Nhưng không, họ không hiểu những giá trị khoa học mà Socrates đã tìm hiểu được.
Socrates đã hy sinh bản thân mình trên con đường tìm kiếm khoa học. Ông không yêu cầu mọi người tin tưởng điều gì tuyệt đối, bởi chỉ nên tin tưởng khi có bằng chứng xác thực. Ngay cả khi chấp nhận một điều như một chân lý, nên chấp nhận nó như một giả định.
Khi thời thế thay đổi, suy nghĩ cũng sẽ thay đổi và những lập luận mới sẽ xuất hiện. Socrates biết điều đó, vì vậy ông không tạo ra một môn phái, tôn giáo hay lý thuyết nào – ông chỉ chấp nhận thế giới này như nó vốn có.
Osho – và những người ngưỡng mộ – đều yêu mến Socrates bởi tính khiêm nhường của ông.
Khi còn trẻ, ta nghĩ rằng mình biết hết mọi thứ; khi trưởng thành hơn một chút, ta cũng nhận thức rằng có quá nhiều điều mình không biết. Khi già hơn chút nữa, ta trở nên bối rối bởi vì ta từng biết nhiều khi còn trẻ, và giờ ta biết ngày càng ít. Và cuối cùng, trước khi chết, ông ấy nói: “Ta chẳng biết gì”.
Heraclitus được những người cùng thời nhận xét là một người kỳ lạ, bởi suy nghĩ và cá tính của ông là độc nhất vô nhị. Khi nói chuyện, ông thích làm cho đối phương khó hiểu bằng những câu chuyện ngược đời, đầy nghịch lý. Trong khi triết gia Aristotle luôn né tránh những nghịch lý bằng những lý thuyết rõ ràng, rành mạch thì Heraclitus lại mở cánh cửa của cuộc đời đầy nghịch lý ra trước mắt mọi người. Điều đó khiến ông trở thành một người quái đản và lập dị dưới con mắt giản đơn của người đời. Quê hương Hy Lạp dường như chưa bao giờ hiểu được tường tận về con người này.
Osho nhận xét nếu như Heraclitus chào đời ở phương Đông thay vì phương Tây, có thể ông sẽ dễ dàng được chấp nhận hơn. Ở phương Đông không thiếu những học giả có cá tính nghịch lý như ông: Đức Phật, Lão Tử và những người hiểu biết không phải lúc nào cũng được người đời thấu hiểu. Thế nhưng, những lý thuyết họ đưa ra được hưởng ứng và họ được tôn sùng.
Không chỉ dòng sông thay đổi, bạn cũng đã thay đổi. Đây là thông điệp sâu sắc nhất của Heraclitus: mọi thứ đều trôi theo dòng và thay đổi; mọi thứ đều di chuyển, không có gì đứng im. Và khoảnh khắc bạn neo bám, bạn sẽ bỏ lỡ thực tại, Sự neo bám của bạn trở thành vấn đề, bởi vì thực tại thay đổi, còn bạn lại neo bám.