TRIẾT LÝ DÂN TỘC VIỆT NAM QUA TỤC NGỮ
Về
ý nghĩa của tục ngữ, trong Việt-Nam văn-học sử yếu, Dương Quảng Hàm đã nhận
xét: " Các câu tục ngữ là do những điều kinh nghiệm của cổ nhân đã chung
đúc lại, nhờ đấy mà người dân vô học cũng có một trí thức thông thường để làm
ăn và cư xử ở đời…
Phạm
Thế Ngũ, trongViệt Nam Văn học sử giản ước tân biên đã ghi: "Tục ngữ là
kho tàng kinh nghiệm và hiểu biết của người xưa về vũ trụ cũng như về nhân
sinh.... Có thể nói đó là một quyển sách khôn mở ngỏ và lưu truyền trong giới
bình dân từ xưa đến nay".
Các nhà Nho, các thành phần sang
giàu, các thị dân có những sách vở của Nho giáo để căn cứ vào đấy mà ứng xử với
nhau. Còn dân gian nông thôn không có chữ, nên trong sự giao thiệp, ứng xử thường
ngày, chỉ căn cứ vào các câu tục ngữ, là kho tàng hiểu biết, khôn ngoan, kinh
nghiệm mà tiền nhân đã truyền miệng lại cho chúng ta.
Học giả Thái Văn Kiểm có kể lại câu chuyện về công dụng của tục ngữ trong một
việc tranh chấp giữa dân gian với nhau, tóm lược như sau: “Trước đây có một lái
buôn bán cho người Việt Thượng một cái áo bằng vải bông giá 50 đồng, trả được
30, còn thiếu 20 đồng, thì người Thượng bỏ lên núi không thấy quay lại thanh
toán.
Sau một thời gian khá lâu, người lái
buôn gặp lại người Thượng xuống đi chợ, liền túm lấy dẫn đến viên cai trị người
Pháp để kiện. Người Thượng nói áo mua, vải không tốt, không xứng 50 đồng, nay y
chịu trả thêm 10 đồng nữa mà thôi. Còn người lái buôn nhất định đòi cho được
20. Viên cai trị Pháp xét việc cũng không có gì rắc rối, mà y lại nói tiếng Việt
và tiếng Thượng thông thạo, thấy không cần gọi viên chức Việt đến giúp. Không
ngờ suốt cả buổi mai y giải thích luật lệ, khuyên dụ đủ mọi cách, mà cả hai bên
nguyên bị vẫn không ai chịu nghe theọ.
Cùng lắm, y cho gọi viên chức Việt đến.
Viên chức Việt chỉ nói qua nói lại có mấy phút mà người lái buôn bằng lòng nhận
10 đồng. Viên cai trị Pháp lấy làm lạ, hỏi, thì viên chức Việt kể lại là đã
dùng các câu thành ngữ, tục ngữ để nói với người lái buôn rằng: "Anh cho
người Thượng mắc chịu như vậy cũng như "thả trâu vô rú", nay được người
Thượng bằng lòng trả thêm 10 đồng, là như "của đổ mà hốt lại" thôi.
Xưa nay anh có thấy ai hốt của rơi lại
cho đủ không? Ông bà ta thường nói: "gạo đổ lượm chẳng đầy thúng".
Bây giờ họ bằng lòng trả 10 đồng là được rồi, chớ bày chuyện kiện cáo vì tục ngữ
ta có câu: "được kiện mười bốn quan năm, thua kiện mười lăm quan chẳn
".
Khôn dại, hơn thiệt thế nào, là một
thương gia, anh hẳn thấy rõ." Người lái buôn cho là phải, nên nghe
theo".
Vấn đề "khôn
dại" rất quan trọng trong việc xử thế, cho nên trong văn thơ của các bậc
thức giả xưa nay, vẫn thường thấy được nói đến. Từ thế kỉ thứ XV, Nguyễn Trãi,
trong Quốc-âm thi tập, đã nêu lên vấn đề "khôn dại" nầy:
"Chẳng khôn chẳng dại, chỉ ương ương,
"Chẳng dại người hòa (tất
cả) lại chẳng thương" đại ý nói rằng nếu ta chẳng chịu nhận là
dại thì tất cả mọi người chẳng ai thương mình...
Thế kỉ thứ XVI, trong
Bạch-Vân am quốc ngữ thi tập, Trạng Trình cũng phân biệt hai chữ "khôn
dại" như sau: "Khôn
thì người dái (sợ, nể), dại thì thương, "Nhắn bảo bao nhiêu người ở thế,
"Chẳng khôn đành dở, chớ
ương ương" Nghĩa là: Khôn thì thật khôn cho người ta sợ, dại
thì rõ ràng dại đi cho người ta thương, nếu không khôn được thì đành chịu dại,
chớ không nên ương ngạnh.
Rồi đến đầu thế kỉ thứ XX, Trần Thế
Xương cũng than lên: "Thiên hạ đua nhau nói dại khôn, "Biết ai là dại,
biết ai khôn? "Khôn nghề cờ bạc là khôn dại, "Dại chốn văn chương, ấy
dại khôn..."
Trong các câu tục ngữ
của ta, dân gian đã nói nhiều về "khôn" dại", và đặc biệt, cũng
có một câu giống như các câu thơ của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa thấy
trên đây: "Khôn cho người
dái (nể, sợ), dại cho người thương "Dở dở ương ương, tổ cho người ta ghét"
Nhưng vì sao dân ta cho rằng cần phải phân biệt dứt khoát "khôn",
"dại" như thế?
Nguyên là trải qua bao
thế kỉ, dân tộc Việt thường xuyên phải chọn lựa giữa hai con đường: đầu hàng,
cộng tác với địch, hay kháng chiến chống lại với ngoại xâm và bạo quyền tàn ác.
Con đường nào là khôn? Con đường nào là dại.
Nhưng khôn hay dại, thường bị các thành kiến chủ quan thiên lệch của người đời
chi phốị. Lắm khi, điều mà ta cho là khôn, thì người khác lại cho là dại, hay
ngược lại, như trong cổ tích "Trâu
rừng với trâu nhà ":
"Trâu rừng chê
trâu nhà là dại, vì để cho chủ bắt làm việc cực nhọc, rồi cuối cùng cũng bị chủ
làm thịt, và cho mình là khôn vì đã chọn cuộc sống tự do, không bị cưỡng bách
lao lực.
Còn trâu nhà thì chê
lại trâu rừng là dại, vì ở rừng bị đói khát, nhất định có ngày sẽ bị beo cọp ăn
thịt, và cho mình là khôn vì thường ngày có cỏ để ăn, có nhà để ở, khỏi bị dãi
dầu mưa nắng, khỏi bị thú dữ sát hại.
Bên nào cũng tự cho
mình là khôn hơn bên kia, và cảnh cáo lẫn nhau: "Khôn thì sống, mống (dại) thì chết".
(Truyện cổ nước Nam)
Khôn không phải là làm
khôn, (tiếng Việt, có chữ "làm khôn" nghĩa là tỏ ra mình khôn ngoan
hơn người và can thiệp, xía vào việc của người khác), như thế chỉ có hại cho
mình. "Khôn vừa chứ, khôn lắm lại chết non."
Từ thế kỉ thứ XV,
Nguyễn Trãi đã có câu thơ đại ý như thế: "Hễ kẻ làm khôn thì phải
khó." Và Trạng Trình cũng khuyên đừng "tranh khôn" mà có hại:
"Tranh khôn ắt có bề lo lắng." Mà trái lại, tục ngữ bảo ta phải biết
cư xử cho nhún nhường, khiêm tốn: "Ai
nhất thì tôi thứ nhì, "Ai mà hơn nữa tôi thì thứ ba"
"Khôn cũng chết " như Trạng
Trình nói, đó là cái "khôn giả"; và "dại cũng chết " như Trạng
Trình nói, đó là cái "dại thật". Chỉ ai biết phân biệt được
"khôn thật" với "khôn giả", "dại thật" với
"dại giả", thì mới có thể sống được mà thôị Cũng như Trạng Trình, tục
ngữ đã kết thúc rằng: "Khôn
cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống"
Xem như thế, "biết" là điều
kiện chính yếu để biện biệt cái "khôn" với cái "dại", giúp
cho chúng ta có thể thực hiện được "đạo làm người", giúp cho dân và
nước Việt Nam chúng ta khỏi bị diệt vong.