Thứ Năm, 10 tháng 8, 2023

4 loại cây trồng trong nhà không hợp phong thuỷ

 

4 LOẠI CÂY TRỒNG KHIẾN TÁN GIA BẠI SẢN, NGƯỜI TRONG NHÀ ĐỔ BỆNH TRIỀN MIÊN

Trồng cây xanh có rất nhiều ý nghĩa, vừa giúp điều hòa không khí, mang lại không gian xanh mát, vừa mang lại ý nghĩa phong thủy, tốt cho sức khỏe, mang lại tài lộc cho gia đình. Tuy nhiên, trong phong thủy học, có một số cây không nên trồng.

Cây đa

Khi mọi người đi đến chùa, miếu, đình làng hay những nơi hoang vu thường thấy những cây đa to, che bóng mát rất tốt. Vậy nên, nhiều người nghĩ rằng trồng cây đa ở sân nhà sẽ nhận về nhiều lợi ích.

Thế nhưng, suy nghĩ đó là một sai lầm, vì lợi trước mắt là vậy nhưng rễ cũng như tán của cây đa sẽ lớn nhanh như thổi, không lâu sau ảnh hưởng đến nền đất và tường nhà, dễ gây sụp lún, vô cùng nguy hiểm.

Chưa kể về mặt phong thủy, cây đa càng to chứng tỏ càng nhiều tuổi, được xem là loại cây rất linh thiêng, nếu trồng mà không biết chăm sóc hay có hành động “đắc tội” thì sẽ dễ bị trừng phạt, khiến sức khỏe các thành viên trong nhà sa sút, công việc cũng bấp bênh, làm ăn thất bại.

Cây liễu

Tuy cây liễu có nhiều nhánh, mang màu xanh mướt mắt, có thể che bóng mát cho ngôi nhà nhưng lại không khuyến khích mọi người trồng. Bởi lẽ những nhánh cây của nó mọc rũ xuống mang dáng vẻ u buồn, đã vậy còn chiêu dụ âm khí nên dễ khiến gia đình gặp chuyện xui rủi liên miên, thậm chí tán gia bại sản.

Không dừng lại ở đó, bản thân của cây liễu cũng không có hạt, điều này liên tưởng tới sự vô phúc của gia đình không có con cái hậu thế về sau. Do đó, cây liễu chỉ nên được trồng ngoài đường như ở công viên thôi.

Cây dâu tằm

Đây là loài cây được biết đến từ rất lâu để lấy lá nuôi tằm, đồng thời còn là vị thuốc có nhiều tác dụng chữa bệnh như an thần, thanh nhiệt và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Tuy nhiên, mọi người đừng nghĩ sẽ trồng loài cây này tại nhà để thuận tiện, muốn dùng lúc nào thì hái, nếu không sẽ nhận hậu quả khôn lường.

Mọi người phải biết rằng, trong tiếng Hán tự thì cây dâu được đọc là “tang”, ý chỉ đến sự chia lìa, tang thương. Nếu trồng thì người thân sẽ đổ bệnh, ngày càng nặng hơn rồi vô phương cứu chữa.

Cây dương xỉ

Tương tự, cây dương xỉ có tán lá xanh rất bắt mắt, lại dễ trồng nhưng thôi, muốn cả nhà yên ổn thì mọi người đừng để nó hiện diện tại nhà. Bởi vì nó giống những loại cây trên chiêu dụ âm khí, không mang đến điều tốt lành. Rõ ràng không ít người đã từng trồng cây dương xỉ bảo rằng, nó làm gia đạo bất hòa, tiền bạc cứ không cánh mà bay, đến nỗi phải vay mượn để trang trải cuộc sống.

*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.

 

Thứ Tư, 9 tháng 8, 2023

Cuộc sống chỉ thật sự bắt đầu ở tuổi 50

 

CUỘC SỐNG CHỈ THẬT SỰ BẮT ĐẦU Ở TUỔI 50: TRƯỚC 50 TUỔI SỐNG VÌ NGƯỜI KHÁC, SAU 50 TUỔI MỚI LÀ SỐNG CHO CHÍNH MÌNH

Tại sao lại nói, cuộc sống chỉ thật sự bắt đầu ở tuổi 50? Đó là do trước 50 tuổi, chúng ta luôn phải dành toàn bộ thời gian vì học tập, vì sự nghiệp, vì nhà cửa, vì vay mượn thế chấp, vì con cái gia đình, vì đủ thứ gánh nặng cơm áo gạo tiền của cuộc sống.

Sau khi trải qua độ tuổi ấy, sự nghiệp đã ổn định, con trẻ đã trưởng thành, tiền bạc đã có chút tích góp. Chúng ta mới bắt đầu có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn để lo cho chính bản thân mình.

 

Sau ngưỡng cửa của tuổi 50, cho dù chưa đến lúc nghỉ hưu ở nhà dưỡng lão nhưng chúng ta cũng không còn phải làm việc đến kiệt sức nữa. Chúng ta biết nâng cao chất lượng cuộc sống, chú trọng ba bữa một ngày, không thể lơ là sức khỏe thể chất như trước kia.

Mỗi sáng, chúng ta không còn tất bật lo cơm nước, đưa con đi học nữa mà thảnh thơi hít thở không khí trong lành, thư giãn cơ thể, chạy bộ vài vòng quanh nhà, tập luyện mấy động tác dưỡng sinh đơn giản rồi dùng một bữa sáng bổ dưỡng do con cháu chuẩn bị cho.

Chỉ cần như vậy, dù tuổi tác có già đến mấy, tinh thần chúng ta vẫn luôn trẻ khỏe và đủ đầy.

 

Sau ngưỡng cửa của tuổi 50, thay vì cuối tuần nằm ườn cả ngày trên giường để hồi phục sức lực sau cả tuần làm việc mệt mỏi như thời tuổi trẻ, chúng ta có thể chăm lo, vun vén sở thích của mình nhiều hơn.

Thích hoa thì nuôi hoa, thích sách thì đọc sách, thích trà thì tham gia vài lớp học pha trà, phẩm trà... Càng xây dựng và phát triển sở thích cá nhân, cuộc sống của chúng ta càng thêm đủ đầy ý nghĩa.

Mỗi ngày trôi qua, bản thân chúng ta lại càng phong phú và quý giá hơn.

 

Sau ngưỡng cửa của tuổi 50, con cái thơ dại ngày nào còn lò dò tập đi, tập nói, nay đã trưởng thành, khôn lớn nên người. Chúng có công việc riêng, có gia đình riêng và có cả không gian sống riêng. Chúng ta được tạm biệt quãng thời gian chỉ biết chăm chỉ tiết kiệm tiền nuôi con trẻ ăn học, chăm lo miếng cơm manh áo, hay sốt sắng mỗi lúc con đau ốm bệnh tật...

Đã tạm hoàn thành trách nhiệm của người làm cha làm mẹ, chúng ta có thể tự thưởng cho mình những chuyến du ngoạn để mở mang tầm mắt, nhìn xem thế giới thực bên ngoài theo chính kiến của ta.

 

Sau 50 tuổi, tâm trí chúng ta đã bình yên, không còn lo được lo mất. Chúng ta hiểu rằng mọi thứ đều có số mệnh, những gì nên có thì trời đã cho, cái gì mất đi thì không nuối tiếc, thứ gì không phải của mình thì cũng chẳng cần cưỡng cầu.

Thành công hay thất bại, vui mừng hay đau khổ, đều trở thành trải nghiệm đời người, là kinh nghiệm khắc sâu vào trong tâm trí. Qua thời gian, mọi ký ức lắng đọng sẽ dần biến thành báu vật vô giá không ai có thể lãng quên.

 

 

 

Nhường người 3 phần không bị thiệt, nhịn người 3 phần không tổn thất

 

NHƯỜNG NGƯỜI 3 PHẦN KHÔNG BỊ THIỆT, NHỊN NGƯỜI 3 PHẦN KHÔNG TỔN THẤT

Trong dân gian có câu rằng: “Kẻ ngu xuẩn dùng miệng, người trí huệ dùng tâm. Người nhỏ mọn tranh đấu, người từ bi không tranh biện”.

Người nhường nhịn không hề mất đi tất cả, ngoài sự tự tôn, trước mắt họ sẽ giữ được lòng người. Người chấp nhận thiệt thòi sẽ không bao giờ bị thua thiệt, sớm muộn gì cũng sẽ có sự bù đắp xứng đáng…

Tính nóng giận của con người rất dễ gây ra tranh đấu. Tục ngữ có câu: “Lùi một bước biển rộng trời cao, nhẫn một lúc sóng yên gió lặng”. Có nhẫn mới an, nhưng con người hiện nay đa phần là tâm địa hẹp hòi, không thể nhẫn được, không thể nhường nhịn.

Vợ chồng chỉ vì chút việc nhỏ mà cãi nhau rồi thành ra oán hận nhau, kết cục hôn nhân tan vỡ; trong công việc chỉ vì chút lợi nhỏ mà tranh giành đến mức kẻ sống người chết, nơi đâu cũng trở thành chiến trường.

Nhất là ở xã hội hiện đại ngày nay, con người qua lại với nhau chỉ một câu không hợp là bắt đầu xảy ra mâu thuẫn và tranh đấu. Người ta chẳng qua cũng chỉ để bảo vệ cho cái “danh” của bản thân mà thôi, cảm thấy bản thân mình oan uổng hoặc mất mặt, cảm thấy nhục nhã không chịu nổi, phải nói ra cho thỏa cơn tức này, phải có kẻ thắng người thua.

Có người cho rằng nhẫn nhịn là thể hiện của sự nhu nhược, cho nên phải vùng lên tranh đấu. Kỳ thực, tranh đấu mới là không vượt qua được chính bản thân mình. Người có thể nhẫn nhịn không phải là người nhu nhược, mà là thể hiện của ý chí mạnh mẽ và phẩm chất cao thượng.

Họ có thể khống chế những cảm xúc tiêu cực của bản thân bằng ý chí mạnh mẽ.

Đôi khi giả ngốc không phải là ngốc thật, mà chỉ là muốn cấp cho đối phương thêm một cơ hội nữa.

Ta chọn chân thành và nói lời thẳng thắn là bởi vì ta hiểu rằng, những lời nói dối, trái với lương tâm chỉ dùng để đối phó tình huống, trong khi thật lòng đối đãi, nói lời chân tình mới thật sự giải quyết tận gốc vấn đề và không có hậu hoạn về sau.

Có thể có người cho rằng nhường nhịn như vậy thật quá ngốc. Nhưng nhìn từ một góc độ khác, con người ai cũng phải đối mặt với những phiền phức trong cuộc sống, nóng giận và tranh đấu chỉ khiến bản thân càng thêm đau khổ mà chẳng thể thay đổi được gì hơn.

Người có tấm lòng quảng đại, không tính toán được mất hơn thua mới có thể khéo léo thoát khỏi mâu thuẫn, gặp dữ hóa lành.

Cuộc đời vốn dĩ có nhiều điều, dù ta có muốn hay không chúng vẫn tồn tại. Thay vì tranh đấu ngược xuôi, chi bằng tĩnh lặng, nhường nhịn, thứ tha, và điều ta nhận được chính là một khoảng trời bình lặng vô giá…