Thứ Bảy, 17 tháng 6, 2023

Sử dụng sức mạnh của trực giác để tìm người tri kỷ


SỬ DỤNG SỨC MẠNH CỦA TRỰC GIÁC ĐỂ TÌM NGƯỜI TRI KỶ

 

Trực giác đại diện cho hàng triệu năm tiến hóa, cảnh báo tổ tiên chúng ta về những gì nguy hiểm, ngay cả khi chúng ta không thể đưa ra lý do chính xác cho nó vào thời điểm đó.

Khi lần đầu gặp một anh chàng (hay một cô gái), bạn có thể nói chuyện với họ rất nhiều, nhưng bạn vẫn chưa thực sự hiểu họ. Tất cả những gì bạn có thể làm là tin vào trực giác của mình, cảm nhận cảm giác mà bạn có khi ở cạnh người đó, và tiếp tục từ đó.

Nếu bạn vẫn chưa rõ mình cần phải làm gì, thì bạn có thể áp dụng để tìm kiếm "người ấy" dựa trên sức mạnh của trực giác.

Giao tiếp không bằng lời và cảm giác

Người ta cho rằng 93% giao tiếp được thực hiện không thông qua lời nói. Tuy nhiên, nghiên cứu đưa ra con số đó đã mắc phải một số sai lầm. Mặc dù con số chính xác có thể không phải là 93%, song giao tiếp không bằng lời chính là phương thức chính mà từ đó ta có được cảm giác về bản chất của một người.

Ngay khi bạn nhìn thấy ai đó, họ đã bắt đầu giao tiếp với bạn thông qua quần áo, kiểu tóc, dáng người... Từ đó, bạn sẽ có được ấn tượng ban đầu và sẽ thu được một cảm giác nhất định theo cách nào đó.

Bạn phải thật cẩn thận với những cảm giác này. Bạn có thể cảm thấy máu dồn lên mặt và dây thần kinh như rung lên khi gặp một ai đó, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đã gặp 
người tri kỷ. Điều đó có thể có ý nghĩa khác, và thậm chí có thể là một dấu hiệu cho thấy trực giác của bạn đang cảnh báo bạn rằng người đó có thể là một kẻ nguy hiểm.

Một trong số những mẹo nhỏ mà tôi thích nhằm tìm hiểu xem trực giác của mình thực sự đang nói gì là mẹo tung đồng xu. Điều quan trọng không phải là đồng xu lật mặt sấp hay ngửa, mà điểm mấu chốt là khi đồng xu đang bay trong không trung, bạn sẽ thấy mình mong muốn và hy vọng nó sẽ lật một mặt nào đó. Chính trong khoảnh khắc đó bạn sẽ biết quyết định nào là đúng đắn. Từ đó, hãy làm theo con tim bạn mách bảo và bạn sẽ có được kết quả tốt.

Đây không phải chỉ đơn giản là một mẹo để ép bạn phải đưa ra quyết định. Ý tưởng về tri kỷ (hay nửa kia) bắt nguồn từ cách đây rất lâu trong lịch sử, được người Hy Lạp biết đến như khái niệm của Plato về ngọn lửa đôi bị chia ly. Những truyền thống cổ này cho rằng suy nghĩ, logic và lý trí là những trở ngại trong quá trình đoàn tụ với nửa kia của bạn. Tự ép bản thân đưa ra quyết định sẽ buộc bạn phải bỏ mặc logic và 
lý trí bằng cách tin tưởng vào trực giác của mình.

Hãy ngồi xuống và suy nghĩ

Vậy là bạn vừa có một buổi tối hoặc một cuộc hẹn hò tuyệt vời với ai đó, và bạn tự hỏi không biết bạn có yêu họ hay không, hay bạn chỉ có ham muốn thể xác, hay bạn có đang cảm thấy điều gì khác nữa không?

Một cách tốt để biểu đạt hết cảm xúc của bạn chính là ngồi xuống và viết. Lynn Robinson đã chỉ ra rằng bạn nên ngồi xuống với một cây bút chì và một mảnh giấy sau đó viết hết ra những gì bạn cảm thấy về người bạn đang hẹn hò. Bạn muốn ở bên cạnh họ luôn luôn, hay bạn chỉ muốn ngủ với họ thôi?

Điểm mấu chốt là hãy viết ra những gì hiện ra đầu tiên trong đầu bạn, dù điều đó có đáng xấu hổ hay nực cười đến thế nào đi nữa. Bằng cách viết ra suy nghĩ khi chúng xuất hiện trong đầu bạn, bạn có thể ghi lại chúng. Từ đó, bạn có thể đưa ra quyết định về những gì bạn muốn làm. Mục đích của việc này là tìm hiểu xem trực giác bạn nói gì và làm theo nó.

Lắng nghe tiếng nói báo hiệu nguy hiểm

Động vật và con người phát triển các bản năng chủ yếu là để tránh nguy hiểm. Nếu một con động vật thấy một miếng thịt ở một vị trí lạ, bản năng của nó có thể cho nó biết rằng đã có điều gì đó không đúng. Nếu cẩn thận, nó có thể nhận ra rằng ở đó có một cái bẫy.

Nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng với các mối quan hệ. Nếu bạn đang gặp một anh chàng tuyệt vời, nhưng tiếng nói bên trong bạn nói rằng anh chàng này có gì đó không ổn, hãy làm theo tiếng nói đó.

Dĩ nhiên, bạn không nên đi nói thẳng với anh chàng rằng: "Này, anh có gì đó không ổn." Điều bạn cần làm là lùi lại một bước và nghĩ về tất cả những gì đã xảy ra. Thường thì trực giác của bạn sẽ nhặt ra những điều mà bạn đã bỏ lỡ về anh chàng này. Tuy nhiên, nếu bạn dành đủ thời gian nghĩ lại về những gì đã xảy ra, bạn sẽ tìm ra được điều gì là khác lạ.

Kết luận

Ta thường nghĩ về bản năng như một thứ gì đó hoang dã và không thuộc vào lý trí của chúng ta, nhưng nghĩ như vậy là ngược. Bản năng và 
trực giác của chúng ta xuất hiện khi não bộ chúng ta đã chú ý thấy điều gì đó, nhưng lý trí của ta vẫn chưa phát hiện ra nó.

Hãy tin tưởng bộ não và trái tim bạn, và bạn sẽ tìm thấy nửa kia của mình.

Khi nào tiền bạc làm nên hạnh phúc?


KHI NÀO TIỀN BẠC LÀM NÊN HẠNH PHÚC?

Đúng là tiền bạc có thể làm người ta hạnh phúc. Nhưng với điều kiện ta phải có nhiều tiền hơn là những người xung quanh ta. Đó là kết quả của cuộc nghiên cứu mới đây nhất về hạnh phúc của nhà khoa học.

 

Học trò của Khổng phu tử luôn chủ trương đi theo lối sống tinh thần thanh cao, chẳng màng đến những lợi lộc vật chất tầm thường. Sinh ra và phát triển trong hệ tư tưởng này, toàn bộ nội dung giáo dục nhân cách ở Châu Á bao giờ cũng đề cao các giá trị tinh thần, còn tiền bạc - nếu có thì cũng chỉ được sách của thánh hiền nhắc qua như một nỗi phiền toái bất khả kháng.

Người Mỹ vốn thực dụng hơn, song không phải vì thế mà ngành nghiên cứu về hạnh phúc (Science of Happiness) của họ ít mang cơ sở xã hội học.

 

Trúng xổ số

Mỗi ngày, có không biết bao nhiều người chơi xổ số trên quả đất này. Ai cũng mơ trúng số độc đắc để mình "đổi đời", để mình thực sự có một cuộc sống hạnh phúc. Nhưng các cuộc khảo sát và nghiên cứu cho thấy, trên thực tế những người trúng số độc đắc chưa bao giờ giữ được cảm giác hạnh phúc quá 5 năm.

 

Cuộc sống sung túc vẫn không làm họ thoả mãn dài dài. Từ đó xuất hiện môn nghiên cứu "Nghịch lý của sự giàu có", một ngành nghiên cứu nghiêm túc về quan hệ giữa giá trị vật chất và hạnh phúc cũng như nguyên nhân "bằng xương bằng thịt” có thể đó đếm của nó, tất nhiên không bỏ qua khía cạnh tinh thần thuộc về lĩnh vực trừu tượng.

Mỗi khi chọn con số "may mắn" trên vé xổ số, bao nhiêu phần trăm người chỉ hy vọng trứng số độc đắc, và bao nhiêu phần trăm chỉ thấy hạnh phúc bởi cảm giác hồi hộp trăn trở.chờ đợi giây phút công bố kết quả?

 

"Mối tương quan giữa thu nhập và hạnh phúc" là một đề tài nghiên cứu của các giáo sư xã hội học Glenn Firebaugh (ĐH Penn- sylvania) và Laura Tach (ĐH Harvad), kết quả hoàn toàn nằm trong xu thế của ngành nghiên cứu này, và khẳng định đầu tiên của họ là: “Tiền bạc làm ta hạnh phúc”.

Tuy nhiên, với một điều kiện đặt ra là la phải có nhiều tiền hơn là những người xung quanh ta. Người có rất nhiều tiền vẫn cảm thấy bất hạnh khi những người quanh mình còn kiếm được nhiều hơn thế.

 

"Cảm giác sung sướng…”

Theo nghiên cứu trên, so sánh, hay nói chính xác hơn là tư duy cạnh tranh đưa đến một trạng thái mà khoa học gọi là "Hedonic Treadmill” - vòng xoáy khoái lạc. Con người một khi có cảm giác thoả mãn vì chiếm hữu được nhiều hơn đồng loại xung quanh thì đồng thời cũng chịu áp lực phải kiếm tiền nhiêu hơn nữa để duy trì (hoặc phát triển) trạng thái đó - một vòng xoáy có mãnh lực ma quái.

 

"Trước khi đi vào nghiên cứu, chúng tôi đã biết chắc rằng con người chúng ta thường so bì với anh chị em, đồng nghiệp và hàng xóm. Nhưng tư duy ấy thể hiện mạnh mẽ nhất giữa những người cùng trang lứa . Mức độ thu nhập của chúng ta thông thường gia tăng đến tuổi 55, và vạch đích cuộc đua ngày càng lùi xa khỏi tầm mắt, nghĩa là con người ngày càng phải dốc sức nhiều hơn để mong đạt được mục đích ấy” - đó là cách giải thích đầu tiên mang tính biện chứng cho hiện tượng là "Hedonic Treadmill” của nhóm Firebaugh/ Tach, và rất trùng hợp với kết quả các công trình khoa học tương tự.

 

Chẳng có gì mới mẻ, từ 1906 nhà trào phúng hiện thực Aambrose Bierce đã định nghĩa “Hạnh phúc là cảm giác sung sướng, nảy sinh ra khi thấy xung quanh… khổ hơn mình” (!)

 

Ít nhất thì thế giới phương Tây cũng khái quát hóa và đưa nguyên lý cạnh tranh đó lên phương châm phát triển, vi khi ngủ quên trên vòng nguyệt quế và không cạnh tranh thì xã hội sẽ giẫm chân tại chỗ. 

 

Tuy nhiên, chỉ trong vài năm gần đây môn Science of Happiness mới có chỗ đứng bình đẳng cạnh môn tâm lý học và xã hội học. GS Martin Seligman giảng dạy tại ĐH Pennsylvania năm 1998 sau khi được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hiệp hội bác sĩ tâm lý Hoa Kỳ đã đòi môn nghiên cứu về hạnh phúc phải được chú trọng ngang hàng như nghiên cứu bệnh sợ hãi, hoang tưởng, trầm cảm…

 

Thật ra đó là môn khoa học liên ngành, chuyên khảo cứu các khía cạnh "vô hình' của cuộc sống con người, thế chỗ cho những mô hình tư duy rối rắm mà trước đó là đất dụng võ của triết học tôn giáo.

 

Hạnh phúc – một khái niệm đo đếm được

Người ta đang nỗ lực phấn đấu các cơ chế hoá học và sinh học của trạng thái hưng phấn, đó tổng số của niềm phấn khích + ý chí + may mắn mà con người cảm nhận được trong công tác, thể thao hay giải trí. 

Kết qủa ngày càng chỉ rõ rằng hạnh phúc không phải là một đại lượng trừu tượng như từ xưa đến nay chỉ dựa vào các nhân tố tư duy để triết lý mò mẫm, mà có thể dùng thước đo!

Ví dụ như sau khi nghe một truyện tiếu lâm để phá ra tiếng cười sảng khoái (và sau một liều nhỏ cocain hoặc khi thấy số độc đắc đang lại gần) thì ở một vùng vỏ não nhất định xuất hiện nhiều hoạt chất dopamin.

 

Vậy theo đó thì một vài tư tưởng vĩ đại thực ra chỉ là đầu ra của một mớ tương hỗ giữa các phản ứng hoá học và sinh học trong khung cảnh xã hội thích hợp? Chẳng lẽ ánh hào quang của những bộ óc siêu việt lại dễ bị "mất thiêng" một cách đơn giản như thế?

 

Kết luận suy ra từ đó, nếu đúng, không lấy gì đáng làm ta phấn khởi: ngành công nghiệp dược phẩm mà ngày nào đó sẽ bào chế ra viên thuốc… hạnh phúc, chẳng để chữa trị bệnh gì mà chỉ để tạo ra một trạng thái hưng phấn nhất thời. 

 

Còn nếu hạnh phúc quả thật đo đếm được thì con người lại mất đi một ảo tưởng nữa. Quyền mưu cầu hạnh phúc đầy thiêng liêng mà ông Jefferson đặt trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ nhìn qua lăng kính của khoa tâm lý học hiện đại hoá ra cũng không thiêng liêng lắm.

Theo TT&VH

Thứ Sáu, 16 tháng 6, 2023

Chiếm Thế Thượng Phong khi giao tiếp bằng mắt


CHIẾM THẾ THƯỢNG PHONG KHI GIAO TIẾP BẰNG MẮT  

Những người có địa vị càng cao thì họ càng giao tiếp mắt nhiều hơn khi họ nói chuyện, và ít giao tiếp bằng mắt hơn khi họ lắng nghe. Nhưng những người có địa thấp thì ngược lại, và nó thể hiện sự phục tùng. Giao tiếp bằng mắt lúc nói có tỉ lệ cao hơn lúc nghe được gọi là áp đảo thị giác.

Nhưng hãy nhớ rằng trong hầu hết các cuộc tương tác, kể cả bạn có địa vị cao hơn đối phương, thì tốt nhất bạn vẫn nên cân bằng tỉ lệ giao tiếp mắt cho dù là lúc bạn đang nói hay là đang nghe.

Giao tiếp nhiều bằng mắt khi bạn đang lắng nghe sẽ rất có ích vì nó khiến đối phương cảm thấy họ quan trọng, và điều đó sẽ là cơ sở mấu chốt để bạn trở nên duyên dáng và có sức thuyết phục.

Như Ronald Reagan và Bill Clinton, những người đàn ông được mệnh danh là lôi cuốn hấp dẫn, rất nổi tiếng với khả năng khiến bất cứ ai cũng đều cảm thấy như chỉ có một mình họ là được trọng dụng, và hai người này đã làm điều đó bằng cách nhìn thẳng vào mắt họ trong khi cũng đang thật sự lắng nghe đối phương. 

Còn đối với những tình huống thực sự cần phải thể hiện địa vị cấp bậc, và bạn là người có thế thượng phong nhất, thì hãy thử giao tiếp nhiều bằng mắt hơn khi nói chuyện và ít giao tiếp mắt lại khi lắng nghe nhé.

Che đôi mắt của bạn lại. Khi ai đó không để lộ đôi mắt của họ, thì cuộc trò chuyện và phản hồi giữa họ và đối phương sẽ trở nên một chiều. Người “không có mắt” có thể nhìn thấy chuyện gì đang xảy ra với đối phương, nhưng đối phương lại hoàn toàn không thể nào nhìn thấy được gì từ họ.

Đó là lí do tại sao nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người che đôi mắt của họ lại thì sẽ trông có nhiều quyền lực và sự kiểm soát hơn- mặc dù điều này là không bình đẳng và tất nhiên, tạo ra sự oán giận từ những người giao tiếp với họ.

Đó cũng là lí do tại sao các cảnh sát ở Mỹ và một số nước thường mang kính râm có tráng gương để trông có vẻ hung dữ, tại sao những người mang kính râm trong nhà lại khiến người khác cảm thấy khó chịu, và tại sao Darth Vader lại rất đáng sợ.

Nhìn chằm chằm vào họ. Khi bạn không thể hoặc không muốn che mắt mình lại, nhưng bạn vẫn muốn chiếm thế thượng phong với ai đó, thì đơn giản là bạn chỉ cần nhìn chằm chằm vào họ thôi và tuyệt đối không được là người nhìn đi chỗ khác trước.

Người duy trì được ánh nhìn chăm chú của mình cho thấy họ có ưu thế và địa vị cao hơn, trong khi người nhìn đi chỗ khác đầu tiên sẽ biểu hiện sự phục tùng. Duy trì ánh nhìn chăm chú cho thấy bạn là người tự tin, và đôi khi trong vài trường hợp nó sẽ khiến đối thủ của bạn xuống tinh thần, hoặc làm kẻ muốn gây hấn bạn tại quán bar phải bỏ cuộc.