Thứ Hai, 15 tháng 5, 2023

Sự lãng mạn trong tình yêu là một cái bẫy khổ đau


SỰ LÃNG MẠN TRONG TÌNH YÊU LÀ MỘT CÁI BẪY KHỔ ĐAU MÀ NHIỀU NGƯỜI LẦM TƯỞNG LÀ HẠNH PHÚC

 

Chẳng phải tự nhiên mà tạo hóa gọi phụ nữ là giống loài phù phiếm. Các nàng thích những thứ lung linh, thích được cưng chiều, cung phụng. Với nhiều người, tất cả những điều đó được gói gọn trong hai từ "lãng mạn".

Chẳng phải chị em vẫn thường rỉ tai nhau rằng "Tìm một anh lãng mạn mà yêu, chứ yêu người khô khan như cục đá, chán chết!".

 

Kì thực, sự lãng mạn trong tình yêu cũng giống như hơi men của một loại bia, rượu. Khi nó còn tồn tại, chúng ta bị đắm chìm trong sự say sưa, chất ngất và chỉ nhìn thấy những điều tốt đẹp nhất ở đối phương.

Tuy nhiên, khi đã tỉnh táo, hầu hết mọi người đều sẽ cảm thấy hụt hẫng và trống rỗng.

Bởi tình yêu vốn không được nuôi dưỡng bằng sự lãng mạn và chẳng ai trong chúng ta có thể lãng mạn sống qua ngày.

 

Khi bắt mới hò hẹn với ai đó, có phải bạn và người ấy bắt đầu ôm điện thoại cả ngày để nhắn tin, gọi điện hỏi han nhau bằng những câu nói đậm chất "ngôn tình"?

Đến sinh nhật của đối phương, bạn dành hàng giờ trên mạng để nghiên cứu thật kĩ "những món quà lãng mạn nhất" và nghĩ ra đủ mọi cách để người đó bất ngờ khi nhận quà. Những biểu hiện này chính là sự lãng mạn trong tình yêu.

 

Tuy nhiên, một thời gian sau, bạn lại có cảm giác mọi thứ đẹp đẽ dường như biến mất, sự ngọt ngào giảm dần và thay vào đó là đôi lần mâu thuẫn vì đủ mọi lý do.

Các nhà tâm lý đã kết luận rằng, sự lãng mạn kéo dài theo thời gian sẽ biến một giấc mơ tình yêu tuyệt vời trở thành một cơn ác mộng đau đớn.

Những lý giải cho hiện tượng này đều liên quan đến những đặc điểm tâm lý tự nhiên của con người.

 

Khi hẹn hò với đối tượng mình thích, Dopamine – một chất hóa học có trong não sẽ tiết ra để phản ứng lại với các nguồn tạo ra niềm vui. Từ đó khiến chúng ta có cảm giác hạnh phúc, ngây ngất và phấn khích.

Bên cạnh đó, tình yêu cũng giúp bộc lộ những phần tính cách tiềm ẩn của con người. Chúng ta bỗng dưng trở nên tinh tế hơn và biết đồng cảm hơn. 

 

Theo cách này, chúng ta cảm thấy cuộc sống trở nên mới mẻ và thú vị bởi những mặt khác của mình có cơ hội bộc lộ ra ngoài. Cảm giác mới lạ này cũng khiến não tiết ra Dopamine.

Lúc này, hình ảnh của đối phương được vẽ nên với những màu sắc lung linh rực rỡ nhất và chúng hoàn toàn áp đảo nhận thức khách quan, đúng đắn của bạn về đối tượng đó.

Bạn ngưỡng mộ người mình yêu, sẵn sàng "ngó lơ" hết mọi khiếm khuyết, lỗi lầm của họ. 

Bạn trở nên mù quáng, luôn mơ mộng về một tình yêu lãng mạn đến hết đời và không thể nào gạt những ý nghĩ đó ra khỏi tâm trí mình.

 

Sau giai đoạn lý tưởng ban đầu, chúng ta bước vào giai đoạn thử thách tình yêu khi bắt đầu biết thêm những khuyết điểm của đối phương. Lúc này, một số đặc điểm hấp dẫn trước đây bỗng trở nên phiền phức. 

Bạn tự hào rằng cô người yêu của mình rất ấm áp và chu đáo vì người ấy luôn nhắn tin để hỏi mình đi đâu, làm gì nhưng bây giờ, sự quan tâm ấy lắm lúc khiến bạn thấy thật phiền toái.

 

Bạn từng ngưỡng mộ sự táo bạo và quyết đoán của anh ấy nhưng giờ đây lại cảm thấy người yêu của mình thật thô lỗ và cộc cằn khi giải quyết vấn đề. 

Bạn bị mê hoặc bởi tâm hồn vô tư, hồn nhiên của cô ấy nhưng bây giờ lại kinh hoàng bởi sự chi tiêu không tính toán. 

Bạn từng hạnh phúc biết bao khi nghe anh chàng người yêu hứa hẹn về một tương lai tươi sáng nhưng lại phát hiện ra anh ấy rất hay nói dối…

 

Lúc này, những thứ mới mẻ lúc bắt đầu hẹn hò đã dần trở nên quen thuộc. Nồng độ của Dopamine hạnh phúc trong não dần dần cạn kiệt. Chúng ta bắt đầu trở lại với tính cách thật của mình và người ấy cũng vậy. 

 

Sự lãng mạn trong tình yêu càng kéo dài bao nhiêu thì sau khi nó kết thúc, bạn càng hụt hẫng và chán nản bấy nhiêu. Cảm giác này tương tự như khi bạn say rượu. Càng say bao nhiêu thì sau khi tỉnh giấc, đầu óc bạn sẽ càng trống rỗng và mỏi mệt bấy nhiêu. 

 

Những câu nói, hành động "ngôn tình" đầy ngọt ngào không phải là thứ tạo ra một tình yêu đích thực. Chỉ có sự sẻ chia, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau mới tạo nên một mối quan hệ gắn bó bền bỉ. 

Lãng mạn chỉ là một loại gia vị mà thôi. Mà bạn biết đấy, thiếu một loại gia vị, món ăn cũng chẳng bớt ngon đi được.

Nhưng lạm dụng một loại gia vị quá nhiều trong thời gian quá lâu, rất có thể nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và cả tình yêu của bạn nữa đấy. 

Các bạn trẻ hãy mau mau thoát khỏi nỗi cô đơn nhé!


CÁC BẠN TRẺ HÃY MAU MAU THOÁT KHỎI NỖI CÔ ĐƠN NHÉ!

 

Gia đình ngày nay, ai cũng biết, không còn giống như gia đình ngày xưa, vì vậy uy quyền và trách nhiệm phụ huynh phải được quan niệm lại để có thể trở nên phù hợp và hữu hiệu.

Cố níu lấy thứ uy quyền cũ, cố sử dụng thứ uy quyền mà thực ra bây giờ mình không có, các bậc phụ huynh chỉ làm cho con em xa lánh mình và do đó cắt đứt những giây liên lạc cảm thông với chúng.

 

Các em trốn không khí gia đình tìm đến nơi đám đông để rồi lại từ đám đông trở về với cái cô đơn của mình. Các em không có bản lĩnh thực sự cho nên các em không dám đối diện với cái cô đơn ấy. Và các em phải thường trực trốn chạy, trốn chạy sự cô đơn, trốn chạy chính bản ngã của các em.

 

Trong khi đó, oán ghét gia đình, em phải bám lấy gia đình; oán ghét học đường em vẫn phải chui đầu vào lớp học. Em vẫn phải học, phải thi, phải đỗ, phải kiếm việc làm.

Không tin ở giá trị những việc em làm, em có mặc cảm rằng em giả dối. Em không thừa nhận những bảng giá trị hiện tại nhưng em vẫn phải phục tùng. Em vẫn phải phục tùng, vì những lý do do thật giản dị: em phải ăn, em phải mặc, em phải ngủ, nói tóm lại em có những nhu cầu ngũ uẩn phải được thỏa mãn.

 

Có phải chính bi kịch của con người là ở chỗ vừa phủ nhận vừa phải phục tùng những ước muốn ác liệt của số phận không? Mà số phận là gì nếu không phải là những gì do con người tạo ra bây giờ đã trở lại không chế con người?

 

Có những trang thanh niên, chỉ vì một vài thất bại nhỏ khi mới bước chân vào đời, một vài lần thi hỏng, một vài sự phản bội chẳng hạn, cũng đã tự cho rằng mình cô độc nhất đời.

Những người trẻ tuổi này bắt đầu nói chuyện chán nản, nói chuyện cô độc, nói chuyện nôn mửa.

Một số khác, sẵn có chút ít kiêu ngạo và ngông nghênh của tuổi trẻ, cũng nói chuyện chán nản, cô độc và nôn mửa. Rốt cuộc thái độ tỏ ra bất cần đời đó trở nên một cái mốt mới.

 

Chúng ta hãy lắng lòng cho phong ba bão táp dịu xuống, cho mây mù tan đi. Chúng ta không thực sự cô đơn. Cuộc đời không thực sự đáng “chán chường”.

Cuộc đời cũng như sự sống là một cái gì mầu nhiệm. Mẫu trời xanh trong mắt em thơ thật là mầu nhiệm. Tư tưởng chúng ta cũng là những gì mầu nhiệm. Chúng ta hãy bình tĩnh lại để thấy rằng ngục tù giam hãm chúng ta trong cô đơn vốn là một ngục tù do tâm chúng ta tự tạo.

 

Hãy ngồi xuống và bắt đầu bằng một cuộc nói chuyện thực sự. Hãy đập vỡ cái vỏ cứng đang giam hãm em. Hãy cố gắng về phần em một tí. Tôi biết khi em đọc qua những dòng này em có thể nói rằng tôi không hiểu em. Và khi nghe em nói như thế, tôi cũng có thể trả lời rằng: Em không hiểu tôi. Như vậy, cuối cùng chúng ta cũng sẽ chẳng đi đến đâu.

 

Chi bằng chúng ta hãy chấp nhận sự thực này: nếu tôi không hiểu em, thì ít nhất tôi cũng đang muốn tìm hiểu em và muốn được em hiểu. Nơi em, tôi cũng chỉ mong có chừng ấy. Bởi vì tôi thấy chìa khóa của vấn đề là nơi sự thông cảm.

Có sự thông cảm, chúng ta mới đánh tan được ảo giác cô độc. Và chỉ có thông cảm chúng ta mới có phương tiện gom tâm lực của chúng ta thành một sức mới để có thể nổi loạn một cách bình tĩnh, hữu hiệu, chuyển đổi được tình trạng.

 

Trích  Nói với tuổi 20 - Viện sách Thích Nhất Hạnh

Chủ Nhật, 14 tháng 5, 2023

Danh y Hoa Đà dạy 4 điều cấm kị trong khi ngủ

Ảnh: Tâm ngủ trước, mắt ngủ sau, là cách tốt nhất để đi vào giấc ngủ

DANH Y HOA ĐÀ DẠY 4 ĐIỀU CẤM KỊ TRONG KHI NGỦ

Ăn uống, ngủ nghỉ hay vận động… là những nhu cầu thiết yếu của cơ thể. Thiếu ngủ, con người sẽ suy kiệt sức lực, hao mòn thân thể, chóng già, sinh bệnh tật, làm cho làn da chóng nhăn, khô và sạm…

Hoa Đà vốn là một vị lương y nổi tiếng thời Đông Hán trong lịch sử Trung Hoa, được xem như thần y, cũng là một trong những ông tổ của Đông y, do đó cách trị bệnh của ông từ xưa đến nay luôn được nhiều người coi trọng. trong suốt quá trình chăm sóc bệnh nhân, ông đã đúc kết ra 4 điều cấm kỵ khi ngủ để đảm bảo sức khỏe.

1. Điều thứ nhất: Phải đi ngủ trước giờ Tý (từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng)
Người mất ngủ thâm niên, bất luận là nam hay nữ thì gan đều đã trực tiếp bị tổn thương, lâu ngày sẽ tổn thương thận, dần dần tạo thành khí huyết của thân thể bị thiếu hụt, mỗi ngày khi soi gương sẽ cảm thấy sắc mặt xám xịt, không tốt.

Đến lúc đó cho dù bạn mỗi ngày dùng sản phẩm chăm sóc da, các loại chất bổ, rèn luyện thân thể, cũng không thể bù đắp lại những tổn thương do ngủ chưa đủ hoặc là giấc ngủ không tốt. Vì vậy, dậy sớm thì không sao nhưng tuyệt đối không được ngủ trễ

Có nhiều người cho rằng buổi tối ngủ trễ, ban ngày có thể ngủ bù, thực ra là không bù lại được, nếu như ngủ không được, ngủ không đủ thì còn tồi tệ hơn nữa, khí huyết thân thể sẽ bị hao tổn hơn phân nửa.

2. Điều thứ hai: Khi ngủ không được suy nghĩ

“Tâm ngủ trước, mắt ngủ sau”. Đây chính là trạng thái tinh thần tốt khi thiền định đi vào giấc ngủ.

Nhiều lúc, nguyên nhân của mất ngủ là do lúc đi ngủ trong đầu có nhiều tạp niệm, những lúc như thế này không nên nằm trằn trọc trên giường, để tránh hao tâm tổn sức, lại khó chìm vào giấc ngủ, biện pháp tốt nhất là ngồi dậy một hồi rồi ngủ tiếp.

Trên thực tế, con người ngày nay nếu muốn đi ngủ trước 11 giờ tối, thì chuyện bình ổn cảm xúc trước khi lên giường cũng rất quan trọng, tâm trạng cần có một khoảng thời gian từ từ trầm tĩnh lại.

Nếu như vẫn chưa ngủ được thì trước khi ngủ bạn có thể thử thực hiện động tác gập bụng đơn giản, rồi ngồi xếp bằng tự nhiên hoặc ngồi kiết già trên giường, hai tay xếp chồng lên nhau đặt lên trên chân, hô hấp tự nhiên, cảm giác lỗ chân lông toàn thân nở ra khép lại theo nhịp thở, nếu có ngáp chảy nước mắt thì sẽ có hiệu quả tốt nhất, đến khi muốn ngủ liền ngã xuống ngủ.

3. Điều thứ ba: Buổi trưa nên ngủ một chút hoặc là ngồi im thư giãn dưỡng thần
Vào buổi trưa (từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều), nếu không
có đủ điều kiện để ngủ, bạn có thể ngồi im tĩnh lặng, nhắm mắt dưỡng thần 15 phút.

Kỳ thực, giữa trưa chỉ cần nhắm mắt thực sự ngủ 3 phút là bằng ngủ 2 giờ, quan trọng là thời gian ngủ phải thích hợp là giữa trưa. Ban đêm nếu ngủ đúng giờ Tý thì 5 phút ngủ tương đương với 6 giờ.

4. Điều thứ tư: Nhất định phải dậy sớm

Một ngày của nhà sư bắt đầu từ tiếng chuông đánh thức vào sáng sớm, cho dù vào mùa đông, cũng sẽ không thức dậy trễ hơn 6 giờ, vào 3 mùa xuân, hạ, thu thức dậy trước 5 giờ. Theo dưỡng sinh, dậy sớm có lợi cho sự trao đổi chất của cơ thể con người.

Chỗ tốt của dậy sớm là có thể loại bỏ một số chất bẩn ra khỏi cơ thể, nếu thức dậy quá muộn, đại tràng (ruột già) không được hoạt động, không thể thực hiện tốt chức năng bài tiết.