Thứ Hai, 1 tháng 5, 2023

Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"

BÀI HỌC CUỘC SỐNG TỪ "VUA HỀ SÁC-LÔ"

Charlie Chaplin có một câu nói nổi tiếng về quan điểm sống: "Cuộc sống sẽ rất tuyệt nếu bạn không e sợ nó. Tất cả những gì chúng ta cần là sự dũng cảm, trí tưởng tượng... và một ít bột để nhào nặn."

Chaplin cũng như tất cả những con người bình thường khác với đầy đủ những vui buồn hay thành công, thất bại trong cuộc sống, nhưng sự vĩ đại là ông đã rút ra được những bài học đáng giá và vượt qua để dần dần sống một cuộc sống tuyệt vời như ông đã nói...

Bắt đầu bằng việc biết yêu bản thân mình. Ngày hôm nay chúng ta hãy cùng học theo Chaplin để biết cách yêu quý bản thân và từ đó trưởng thành hơn theo những bài học của ông:

Thấu hiểu trái tim

"Khi bắt đầu biết yêu bản thân mình tôi nhận ra rằng ý thức có thể làm tôi nhiễu loạn và khiến tôi trở nên yếu đuối. Nhưng khi lắng nghe trái tim mình, ý thức đó trở thành một kẻ đồng hành có ích. Ngày hôm nay tôi gọi sự kết nối đó là sự thấu hiểu trái tim."

"Chúng ta không còn phải lo sợ về những sự tranh cãi, đối đầu hay bất cứ vấn đề nào với bản thân chúng ta hay với những người khác. Kể cả khi các vì sao có xung đột va chạm rồi sản sinh ra môt thế giới mới. Ngày hôm nay tôi biết đó chính là cuộc sống!"

"Một ngày thiếu đi nụ cười là một ngày bị lãng phí." Vậy thì, bạn và tôi, chúng ta đừng lãng phí thêm một ngày nào nữa!

-------------------

Ảnh: Charlie Chaplin trong phim The Little Tramp (1915)

Charlie Chaplin - "vua hề Sác-lô" để lại cho lịch sử không chỉ là những bộ phim câm kinh điển và thâm sâu, mà còn là một nhân cách lớn với những bài học sâu sắc về cuộc sống...Ông đã sống một cuộc đời thú vị cả trên phim ảnh và đằng sau ống kính.

Chaplin là nghệ sĩ nhiều sáng tạo và gây nhiều ảnh hưởng nhất trong kỷ nguyên phim câm, được biết đến nhiều nhất với nhân vật kẻ lang thang trong "The Little Tramp". Đó là hình ảnh một người đàn ông thấp bé có ria mép hình bàn chải, đội mũ hình quả dưa, mặc chiếc áo khoác chật trong khi quần và đôi giày quá khổ, cầm ba-toong tre và bước đi nhanh nhẩu, vui mắt.

Charles Spencer Chaplin sinh ra tại London vào ngày 16/04/1889, sự nghiệp giải trí của ông kéo dài tới 75 năm cho đến khi ông mất vào tuổi 88 tại Thụy Sỹ vào ngày 25/12/1977. Và trong suốt thời gian hoạt động ông đã giành được một số lượng lớn các giải thưởng cao quý cho những cống hiến của mình.

Trong đó phải kể đến giải Thành tựu trọn đời vào năm 1972. Khi ông lên nhận giải trong đêm trao giải Oscar, cả khán phòng đã đứng lên vỗ tay suốt 5 phút và đây là tràng vỗ tay dài nhất trong lịch sử Lễ trao giải của giải thưởng danh giá này.

Năm 1999, Viện phim Mỹ xếp Charlie Chaplin đứng thứ 10 trong danh sách những nam huyền thoại của điện ảnh mọi thời đại.

Trái ngược với nhân vật huyên náo ở trong phim, Chaplin ở ngoài đời trầm tính và kín đáo. Ông sống giản dị, một cuộc sống không-triệu-phú trong một căn nhà dân dã ngay cả khi ông kiếm được hàng triệu USD.

Những gì ông để lại cho lịch sử không chỉ là những bộ phim câm kinh điển và thâm sâu, mà còn là một nhân cách lớn với những bài học sâu sắc về cuộc sống.

 

 

Trò chuyện giữa 2 nhà nổi tiếng Einstein và Charlie Chaplin

  

TRÒ CHUYỆN GIỮA 2 NHÀ NỔI TIẾNG EINSTEIN VÀ CHARLIE CHAPLIN

 Einstein nói:

– "Tôi rất ngưỡng mộ nghệ thuật của ông, nhất là sự phổ quát trong ấy. Ông chẳng cần nói gì… Vậy mà cả thế giới vẫn hiểu được." Charlie Chaplin đáp lời:

– “Đúng vậy. Nhưng danh tiếng của ông còn vĩ đại hơn mà. Cả thế giới ngưỡng mộ ông, dù chẳng ai hiểu được ông nói gì."

ST

Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2023

Những câu nói bất hủ của cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela

 Ông Mandela tổ chức sinh nhật lần thứ 89 tại Quỹ Trẻ em Nelson Mandela ở Johannesburg. Ảnh: EPA

NHỮNG CÂU NÓI BẤT HỦ CỦA CỰU TỔNG THỐNG NAM PHI NELSON MANDELA

Khi đối mặt với án tử hình tại một tòa án ở Rivonia - Nam Phi vào tháng 4-1964, ông Mandela nói trước vành móng ngựa:

“Tôi cống hiến cả đời tôi cho sự nghiệp đấu tranh của người dân châu Phi. Tôi chiến đấu chống lại sự thống trị của người da trắng cũng như chiến đấu chống lại sự thống trị của người da đen. Tôi yêu mến lý tưởng về một xã hội dân chủ, tự do và ở đó mọi người sống hòa thuận, bình đẳng với nhau. Đó là lý tưởng mà tôi hy vọng sẽ sống vì nó và thấy nó thành hiện thực. Khi cần, tôi sẵn sàng chết vì lý tưởng đó”.

Ông Mandela nói với người dân từ ban công tòa thị chính ở Cape Town ngày 11-2-1990, khi được phóng thích sau 27 năm ngồi tù:

“Nhân danh hòa bình, dân chủ và tự do, tôi chào đón mọi người. Tôi đứng đây trước các bạn không phải như một nhà tiên tri mà như một người đầy tớ khiêm nhường của các bạn. Sự hy sinh không mệt mỏi và đầy anh hùng của các bạn đã giúp tôi có thể đứng được ở đây. Và tôi trao phần đời còn lại của tôi vào tay các bạn”.

Trong tự truyện “Chặng đường dài đến tự do" (Long Walk to Freedom) xuất bản vào năm 1994, ông Mandela viết về nạn phân biệt chủng tộc:

“Không ai sinh ra mà đã ghét người khác vì màu da, nền giáo dục và tôn giáo của người đó. Mọi người phải học cách để ghét. Nếu người ta có thể học cách để ghét, họ cũng có thể được dạy cách yêu thương vì tình yêu đến với con người tự nhiên hơn là lòng căm ghét”.

khi nói về sự tự do, ông Mandela lập luận:

“Tự do không có nghĩa thoát khỏi xiềng xích mà là sống theo cách tôn trọng và thúc đẩy tự do của người khác”.

Đề cập về lòng can đảm, ông Mandela viết: “Tôi học được rằng lòng can đảm không phải là sự vắng mặt của sự sợ hãi mà phải chiến thắng nó. Tôi cũng lo sợ cho bản thân mình nhiều lần đến độ không thể nhớ chính xác. Thế nhưng, tôi giấu nó đằng sau chiếc mặt nạ của sự gan dạ. Một người dũng cảm không phải là người không cảm thấy sợ mà là có thể khống chế nỗi sợ”.

Phát biểu tại lễ nhậm chức ở Pretoria tháng 5-1994, khi Nam Phi trở lại vũ đài thế giới, ông Mandela khẳng định:

“Không bao giờ, không bao giờ và không bao giờ vùng đất xinh đẹp này lại phải nếm trải sự áp bức bóc lột từ hết người này đến người khác cũng như gánh chịu nỗi nhục là kẻ đáng khinh của thế giới”.

Ông Mandela phát biểu về cuộc tấn công do Mỹ cầm đầu vào Iraq tháng 9-2002:

“Chúng tôi thật sự giận dữ khi một nước, dù là siêu cường hay chỉ là một nước nhỏ, vượt quá khuôn khổ của Liên Hiệp Quốc và tấn công và các quốc gia độc lập khác. Không quốc gia nào được phép bẻ cong luật pháp quốc tế bằng bàn tay của mình”.

Trong bộ phim tài liệu về cựu Tổng thống Nam Phi được đề cử giải Academy năm 1996, ông Mandela trình bày quan điểm về cái chết:

“Cái chết là điều không thể tránh khỏi. Khi một người hoàn thành những gì mà anh ta cho là nghĩa vụ phải làm đối với nhân dân và đất nước, người đó có thể được yên nghỉ. Tôi tin rằng tôi đã nỗ lực làm được điều đó, thiết nghĩ tôi sẽ yên giấc ngàn thu”.

---------------

Nelson Mandela mất ngày 5 tháng 12 năm 2013 (95 tuổi)

Mỹ treo cờ rủ tưởng nhớ ông Mandela

Tổng thống Mỹ Barack Obama ra lệnh treo cờ rủ tại Nhà Trắng và các tòa nhà công cho đến khi nắng tắt vào ngày 9-12 để tiếc thương người hùng Nelson Mandela.

Nelson Mandela (1918 – 2013) lãnh tụ của Công Hoà Nam Phi và được coi là một trong những người có ảnh hưởng nhất trong lịch sử đất nước này.

Năm 1962 ông bị bắt giữ và bị buộc tội phá hoại chính trị cùng các tội danh khác và bị tuyên án tù chung thân. Mandela đã trải qua 27 năm trong tù. Sau khi được trả tự do vào ngày 11 tháng 2 năm 1990,

 

Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình từ năm 1994 đến 1999, Mandela thường ưu tiên cho vấn đề hòa giải dân tộc. Mandela là một nhân vật gây tranh cãi trong suốt cuộc đời của ông. Mặc dù những nhà phê bình cánh hữu đã tố cáo ông là một kẻ khủng bố theo công sản, những người cánh tả cực đoan cho rằng ông quá nhiệt tình đàm phán và hòa giải với những người ủng hộ chế độ phân biệt chủng tộ.,

 

Ông đã nhận được sự hoan nghênh tầm quốc tế vì những hoạt động của ông. Được coi là biểu tượng của dân chủ và công bằng xã hội, Mandela đã nhận hơn 250 giải thưởng trong hơn bốn thập niên, trong đó có Giải Nobel Hoà Bình vào năm 1993.

 

Tại Nam Phi, Mandela được đặc biệt kính trọng và được coi là Cha già dân tộc. Ong còn được gọi là Madiba, một tước hiệu danh dự của bộ lạc Xhosa của ông.