Thứ Năm, 9 tháng 3, 2023

Giữ thể diện thời xưa và “giữ thể diện” thời nay


GIỮ THỂ DIỆN THỜI XƯA VÀ “GIỮ THỂ DIỆN” THỜI NAY

Người xưa có câu: “Nhân hoạt nhất trương kiểm, thụ hoạt nhất trương bì”, ý nói con người sống không thể không có và không thể không giữ thể diện, giống như cây cối không thể không có lớp vỏ vậy. Tuy nhiên quan niệm về thể diện của người xưa rất khác so với thời nay.

Yến Tử là tướng quốc tài đức và cơ trí của nước Tề. Sử sách kể rằng, một lần Yến Tử đang dùng bữa thì sứ giả của vua Tề Cảnh Công đến. Yến Tử đứng lên nghênh đón và mời vị sứ giả cùng dùng bữa. Yến Tử chia ra một nửa phần ăn của mình cho sứ giả dùng, kết quả là cả hai cùng ăn không đủ no.

Sau khi vị sứ giả trở về liền mang câu chuyện kể lại cho Tề Cảnh Công. Tề Cảnh Công kinh ngạc nói: “Ôi chao! Không ngờ nhà của Tướng quốc lại nghèo như thế. Vậy mà xưa nay ta không hề biết, đây là lỗi của ta.”

Thế rồi, nhà vua dùng một ngàn lượng vàng thu được từ tiền thuế chợ phái người đưa cho Yến Tử để Yến Tử tiếp khách. Yến Tử nói không cần dùng đến. Tề Cảnh Công ba lần phái người đi đưa tiền vàng cho Yến Tử nhưng cả ba lần ông đều kiên quyết từ chối.

Yến Tử thưa với Tề Cảnh Công: “Thần không nghèo khổ, thần dựa vào bổng lộc của quốc quân mà sống đã là ân huệ cho gia tộc, đủ để giao du quan hệ, sao có thể nhận tiền của bách tính nghèo khổ. Người trung quân không làm như thế.

Nhận châu báu của quân chủ rồi lại không bố thí cho bách tính là ăn trộm ân điển của quân chủ. Người nhân nghĩa không làm như thế.

Trong nhà thần hiện cũng có vải vóc và lương thực đủ dùng. Tại sao thần phải nhận ban thưởng nhiều như thế?”

Người xưa đều tin tưởng và tuân thủ nguyên tắc làm người “vô công không nhận lộc”, đây cũng là cách giữ thể diện của người xưa. Bởi vậy “thể diện” của Yến Tử không nằm ở không có cơm cho sứ giả ăn, mà nằm ở không làm điều bất nghĩa đối với quân vương và bách tính.

Thời cổ đại, có rất nhiều người có thể dễ dàng trở thành những người giàu có, địa vị cao sang nhưng họ chấp nhận sống nghèo khó, thanh sạch chỉ bởi vì không muốn từ bỏ nguyên tắc làm người này.

Theo cách hiểu truyền thống, thể diện của một người có rất nhiều loại. Nếu có người làm chuyện thiếu đạo đức, hoặc làm ra những chuyện mất danh dự, thì người ta sẽ nói người này “không có thể diện”. Ví như, một người cãi nhau lớn tiếng ở nơi công cộng, vô lễ, thì bị xem là một hành động “mất thể diện”.

Thể diện của một người còn liên quan đến tôn nghiêm của người ấy. Ví như, nếu một người ở trước mặt nhiều người mà phê bình một ai đó, thì sẽ khiến người kia “mất thể diện”. Để giữ gìn thể diện cho người khác, nên chọn lúc chỉ có hai người, một mình nói riêng với họ, hoặc cần chú ý về cách nói chuyện.

Thể diện còn có nghĩa là “biết xấu hổ”. Chẳng hạn một người không tự trọng, xen vào và hủy hoại hôn nhân của người khác thì sẽ bị nói là “không có thể diện”, không biết xấu hổ.

Về cơ bản, cổ nhân nói “giữ thể diện” với hàm ý cố gắng tu dưỡng để bản thân không làm ra những chuyện xấu hổ, những chuyện vi phạm luân thường đạo đức.

Ngày nay rất nhiều cái gọi là “giữ thể diện” lại liên quan đến hư vinh. Nhiều người quá coi trọng hư vinh, cảm thấy lái xe hạng sang, dùng điện thoại đắt tiền, mặc quần áo hàng hiệu, thậm chí quen người phụ nữ đẹp, thì cho là rất có “thể diện”. Con cái thi vào đại học nổi tiếng, cha mẹ cũng cảm thấy rất có “thể diện”.

Mời khách dùng bữa, phải chọn thêm vài món ăn, cuối cùng lãng phí bỏ đi, cũng là vì muốn giữ “thể diện”.

Có người vốn không có tiền, lại vay mượn rất nhiều tiền để phô trương bản thân, cũng là vì muốn giữ “thể diện” với mọi người.

Người đứng tuổi, hoặc người có địa vị tương đối cao, thì càng không chịu nhận sai sót, vì không chấp nhận hạ mình mất mặt.

 

Có quốc gia, có khu vực cũng thường vì thể diện, mà bỏ rất nhiều tiền không nên bỏ ra để xây dựng những công trình không có công dụng thực tế. Đây được gọi là “công trình thể diện”…

 

Kỳ thực đây đều là hư vinh, không phải là “thể diện” chân chính.

 

Ngày nay ở một số quốc gia, việc “giữ thể diện” chân chính vẫn còn được xem trọng. Chẳng hạn ở Nhật Bản, trong các xí nghiệp hay trong các tổ chức, nếu người cấp dưới phạm phải sai lầm lớn thì tuyệt đại đa số người cấp trên sẽ tự nhận lỗi. Nếu lỗi nặng thì tự họ sẽ xin từ chức.

 

Nếu trong gia đình, con cái phạm phải tội, thì người lớn sẽ chủ động nhẫn lỗi và chịu trách nhiệm.

Đặc biệt, nếu người cha người mẹ của cá nhân đó là công chức nhà nước như cảnh sát, giáo viên hay danh nhân trong xã hội… thì đều có thể tự từ chức. Đây được xem là ý thức trách nhiệm về pháp luật và “giữ thể diện” của người Nhật Bản.

 

Trong khi đó, cùng nằm tại châu Á, nhưng tại một số quốc gia khác thì “thể diện” lại hoàn toàn mang nghĩa phản diện và hư vinh.

Chẳng hạn, vì coi trọng “thanh danh”, “tiếng tăm” của bản thân và tổ chức, nên khi có cấp dưới phạm sai lầm thì cấp trên tìm cách giấu đi, hoặc thay vì nhìn nhận trách nhiệm ở bản thân, thì họ đẩy cá nhân sai phạm ra, coi đó là “con sâu”.

 

Một số người còn dùng những câu nói ngụy biện trắng trợn để đẩy phủi sạch trách nhiệm. Thậm chí, không quản chuyện gì đã xảy ra, khi “luận công ban thưởng” thì những vị lãnh đạo ấy vẫn có mặt, hơn nữa còn được tuyên dương, khen thưởng. Đây chính là tâm lý “giữ thể diện” của nhiều người hiện đại.

Những điều cần buông bỏ


NHỮNG ĐIỀU CẦN BUÔNG BỎ

Bởi vì khi bạn quyết định buông, khoảnh khắc ấy, chính bạn đã bước lên con đường hạnh phúc…

Buông, chính là tự do, chính là từ nay trở đi không còn vướng mắc. Trong lòng không còn nặng nề, tâm thân đạt được trạng thái yên tĩnh tự tại. Vậy, rốt cuộc cần phải buông bỏ những thứ gì?

 

1.  Buông bỏ áp lực

Mệt mỏi hay không mệt mỏi, là phụ thuộc vào cái tâm của bạn. Trong căn phòng tâm hồn, nếu không được quét sạch thì sẽ bị bụi trần bao phủ. Quét sạch bụi trần, mới có thể khiến cái tâm ảm đạm trở nên tươi sáng.

Đem sự tình làm rõ, mới có thể từ giã mọi muộn phiền; đem một vài thống khổ vô vị mà ném xuống, hạnh phúc sẽ tràn ngập không gian.

 

Quyết tâm thay đổi số phận, bí quyết tuyệt vời nhất chính là đem mỗi việc bạn làm dù đơn giản bình thường cũng khiến nó trở nên thành thục.

Luôn nhắc nhở bản thân mình rằng, bạn thấy vui vẻ, bạn khỏe mạnh, bạn thiện lương, nhất định bạn sẽ có một cuộc đời xán lạn.

 

3. Buông tiêu cực

Nếu bạn muốn trở thành một người thành công, tốt nhất chính mình hãy cố gắng bước lên, để khiến phần tích cực đánh bại tiêu cực, 

khiến cao thượng đánh bại hẹp hòi, khiến chân thành đánh bại giả tạo, khiến kiên cường đánh bại yếu ớt, khiến vĩ đại đánh bại bỉ ổi…

 

Chỉ cần bạn nguyện ý, bạn hoàn toàn có thể tự mình làm tốt mọi thứ. Không ai có thể ảnh hưởng đến kết quả của bạn, ngoại trừ bạn. Trong cuộc chiến của mình, bạn chính là tướng quân vạch đường chỉ lối!

 

4. Buông hẹp hòi

Tâm khoan thì thiên địa liền khoan. Khoan dung là một mỹ đức. Khoan dung người khác, kỳ thực chính là cấp cho lòng mình một con đường thênh thang rộng mở, cũng chính là khoan dung với chính bản thân mình.

 

5. Buông do dự

Nhận biết rõ sự tình rồi, thì không nên nhu nhược thiếu quyết đoán, nhìn rõ một con đường rồi cũng nên chỉ biết bước đi, đừng nên quay đầu lại. Lập tức hành động, là đặc điểm chung của những người thành công.

 

6. Buông bỏ thể diện

Đôi khi ta cúi đầu, là để nhìn cho rõ con đường mình bước đi. Rất nhiều người nhận thấy, bản thân mình có quá nhiều thứ, đều là những thứ không thuần khiết, không như ý, tuy nhiên lại không buông bỏ xuống được.

Thể diện khiến họ không buông được, cuối cùng chết vì thể diện.

 

7. Buông quá khứ

Buông quá khứ, lòng bạn mới có thể đón nhận niềm vui mới, mới có thể thay đổi tâm trạng của bạn.

Học cách bình tĩnh đón nhận sự thật, học cách thuận theo tự nhiên, học cách thản nhiên đối mặt với mọi khó khăn, học cách nhìn cuộc sống với con mắt tích cực, học cách nhìn vào chỗ tốt của mọi sự việc trên đời.

 

 8. Buông tự ti

Nếu đem “tự ti” xóa khỏi từ điển của bạn, chẳng phải mỗi người cũng có thể trở thành người vĩ đại sao? Có lẽ rằng mỗi người đều tồn tại một nội tâm mạnh mẽ. Bởi vậy, tin tưởng bản thân mình, xác định vị trí của mình, bạn mới có thể tìm thấy giá trị cuộc sống này.

 

9. Buông oán hận

Oán trách chi bằng tiếp tục cố gắng! Mọi thất bại chính là bước trải đường cho thành công. Oán hận và tức giận, chỉ có thể là cản bước của thành công. Buông oán hận, tâm bình khí hòa đón nhận thất bại. 

Oán hận không thể nào thay đổi được thực trạng, mà tiếp tục cố gắng mới có thể mang đến hy vọng.

 

10. Buông hoài nghi

Trong lòng còn có hoài nghi, làm việc tất khó thành. Dùng người thì không nghi, đã nghi thì không dùng người.

Không nên lấy sự hoài nghi của mình để nhận định suy nghĩ của người khác. Không nên ngờ vực người khác một cách vô căn cứ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tình hữu nghị lâu dài.