Thứ Hai, 13 tháng 2, 2023

Cái đẹp nào cũng mong manh

 

CÁI ĐẸP NÀO CŨNG MONG MANH

Đứng trước một cái đẹp, ai cũng yêu thích, mong muốn sở hữu và gìn giữ dài lâu. Nhưng vốn dĩ, cái đẹp nào cũng mong manh. Hiểu được chúng ta sẽ sống một cách bình thản trong cuộc đời.

1. Cái đẹp nào cũng mong manh

Mùa xuân đến là thời điểm vui tươi nhất trong năm. Là lúc mà trăm hoa đua sắc nở tươi điểm tô cho đất trời. Là lúc mà con người có thời gian để tạm gác lại sự bồn bề của công việc để vui chơi, nghỉ ngơi. Nhưng Tết đẹp, tết vui nhưng rồi cũng sẽ kết thúc theo quy luật thời gian của nó.

Cũng như một giọt sương mai trên cành cây ngọn cỏ, thật lấp lánh và lung linh nhưng rồi cũng vỡ tan khi tia nắng chiếu xuống. Hoặc như những loại hoa phù dung, hoa mười giờ đầy kiêu sa, dịu dàng và quyến rũ lòng người. Nhưng rồi cũng tàn phai theo thời khắc của nó.

Cái gì vui, cái gì đẹp thường qua đi rất nhanh và không vững bền mãi. Nên người ta gọi đây là cái đẹp nào cũng mong manh. tương ứng với thuật ngữ vô thường trong đạo Phật.

2. Đời người cũng mong manh

Nếu như mùa xuân là mùa đẹp nhất trong tâm thì trong đời người, khoảnh khắc đẹp nhất chính là tuổi trẻ, khi mà những hoài bão về tình yêu, về danh vọng, tiền tài, sắc đẹp bày ra trước mắt và dễ dàng đạt được. Cuộc sống hiện hữu những giá trị của tình yêu, của danh vọng tiền tài hay sắc đẹp mới tạo nên ý nghĩa về mặt thẩm mỹ của cuộc đời, nếu không sẽ thật nhàm chán vô cùng.

Những thức tốt đẹp đó lại không trường tồn mãi được dù ta có cố gìn giữ chúng đến đâu. nhưng tiếc thay nó vẫn chịu sự tác động của luật vô thường, nó cũng mong manh và đổi thay như cành hoa kia sớm nở tối tàn. Vì thế, không có gì là bền chắc.

3. Vì sao chúng ta cần nhìn nhận cái đẹp mong manh đó?

Vì chúng ta thường đau buồn trước cái đẹp mong manh này. Sự thật là như vậy. Ai già mà không buồn về sức khỏe kiệt quệ, nhan sắc phai tàn. Ai nắm trong tay địa vị mà không xót xa khi chúng mất đi. Ai không đau khổ khi tình yêu hạnh phúc bỗng trở nên tan biến,…

Cho nên nhà thơ Hoàng Thi Ca có viết:

"Hôm nay có đủ tất cả
Chỉ thiếu thiếu thời thơ ấu
Hôm nay đã mất tất cả
Chỉ tiếc tiếc thời ấu thơ"


4. Dù cái đẹp là vô thường nhưng vẫn còn cái chơn thường.

Thiền sư Mãn Giác có làm vài câu thơ:

"Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt đẹp đi mãi
Trên đầu già lắm rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua xuân trước một cành mai"


Quy luật thời gian là đi không trở lại. Nên xuân đến chúng ta theo một tuổi đời và mất đi một tuổi sống. Nhưng không vì thế mà ta lại bất mãn với sự đổi thay đó. Mà phải thấy rằng: Dấu hiệu thay đổi của thời gian cho ta nhiều giá trị và ý nghĩa hơn trong cuộc đời. Bởi lẽ nếu vạn vật của cuộc đời mãi đứng yên thì quá nhàm chán và cuộc sống chẳng có ý nghĩa gì cả.

Khi nói cái đẹp nào cũng mong manh nghĩa là đề cập đến sự giả tạm, sự vô thường của cuộc đời. Không ai và không bất kỳ điều gì cưỡng lại quy luật cuộc đời để giữ mãi cái ước mơ, cái đẹp nhất cả.

Hiểu được, chúng ta mới học được nhiều thứ trong cuộc sống để làm chủ lấy cuộc đời mình và tạo nên ý nghĩa cho nó.

Ta học được cách phải biết trân quý những gì có được ngay ở thực tại. Ở mỗi giai đoạn nào cũng đièu có cái đẹp của riêng nó, phải hiểu để cảm nhận và sống sao cho xứng đáng. Biết trân trọng tình yêu đang có, gìn giữ chúng xứng đáng ở một giai đoạn nhất định để lỡ mât đi, nó sẽ không tạo cho chúng ta cái luyến tiếc.

Ta học cách sống không hứa hẹn với những gì mà chúng ta có khả năng làm được trong tầm tay. Cái gì hứa hẹn mà không thực hiện được sẽ mang đến sự bứt rứt và hối hận. Cũng như những vị quan chức trong xã hội, những người khá giả tiền tài họ đã tận dụng khoảng thời gian thăng hoa này mà tranh thủ làm những điều thiện lành mai này khi không còn đủ khả năng, họ vẫn an vui khi để lại danh thơm tiếng tốt cho đời.

Trân trọng và gìn giữ cái đẹp, nhưng không vì thế mà vướng mắc vào nó. Càng cố chấp sẽ chuốc lấy khổ đau. Nên một người học Phật, thấy được sự được mất này sẽ bình thản, còn một người không tu tập, họ sẽ hoang mang và khổ đau khi cứ mãi cho rằng, nó vĩnh viễn là như thế.

Hãy cứ mỉm cười khi nó đi qua để đón chào một giai đoạn mới đến trong cuộc đời mình.

Nhưng không phải vô thường mà mất hết, chúng cũng còn đọng lại một thứ mà không bao giờ mất đi, đó là chơn thường.

"Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua xuân trước một cành mai"


Chơn thường là giá trị vĩnh hằng nhưng nó không cho ta thấy được, nắm bắt hay chạm tới được. Đó là phước báu, đó là sự giác ngộ.

Phật dạy: Hãy lấy cái không mà nương tựa. Đừng nương tựa vào bất cứ điều gì bên ngoài, đó là sắc đẹp, tiền tài, danh vọng. Bởi nó vốn bị chi phối theo luật vô thường, nếu nương tựa ta chỉ mãi trầm luân trong sự khổ đau. Vì thế, hãy đừng để tâm nương vào bất ky điều gì, đó là chỗ để tâm thanh tịnh.

Càng ham muốn cái gì, càng dính mắc vào hoàn cảnh bên ngoài, chắc chắn sự bình yên sẽ không tồn tại trong tâm được. Vì thế trụ vào cái không thì không có gì để khiến ta phiền lụy trước sự đổi thay của cuộc đời.

Tóm lại, khi nhận diện được Cái đẹp nào cũng mong manh, là người học Phật chúng ta phải có cách sống sao cho ý nghĩa, sao cho tâm bình an để rồi khi mọi thứ qua đi, chúng ta sẽ không còn gì hối tiếc.

Vườn hoa Phật giáo

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2023

4 ví dụ về kinh tế học hành vi trong cuộc sống hàng ngày


4 VÍ DỤ VỀ KINH TẾ HỌC HÀNH VI TRONG CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY

 

Chúng ta thấy các ví dụ về kinh tế học hành vi nhiều hơn chúng ta nghĩ trong cuộc sống thường ngày. Vậy nó tác động đến chúng ta như thế nào?

 

Một ngày của chúng ta là vòng xoáy của các hoạt động. Vội vã từ nơi làm việc đến phòng tập thể dục, rồi đến cửa hàng tạp hóa và lấp đầy thời gian của chúng ta với việc vặt, bữa ăn và bất cứ điều gì khác chúng ta cần làm trước khi kết thúc ngày và lại tiếp tục bắt đầu một ngày mới như vậy.

Chúng ta quá chú tâm vào các thói quen của mình nên rất khó để có nhận thức về các yếu tố ảnh hưởng đến mình. Với kinh tế học hành vi, chúng ta sẽ có thể hiểu rõ về những hành vi mình mà trước đây không nghĩ đến.

 

Trong bài đăng này, hãy cùng MBA Andrews khám phá những câu hỏi sau:

Kinh tế học hành vi là gì? Làm sao mà chúng ta gặp phải hiện tượng tâm lý này hàng ngày mà không nhận ra? Một số ví dụ về kinh tế học hành vi là gì?

 

Kinh tế học hành vi là gì?

Kinh tế học hành vi là một bộ môn nghiên cứu giao thoa giữa các lý thuyết của tâm lý học và kinh tế học.

Cụ thể hơn, như Investopedia đã nêu, kinh tế học hành vi “liên quan đến các quá trình ra quyết định kinh tế của các cá nhân và tổ chức.”

 

Các nguyên tắc kinh tế học hành vi ảnh hưởng tới cách chúng ta sống cuộc sống của mình. Bằng cách hiểu tác động của chúng đối với hành vi của mình, chúng ta có thể hành động tích cực để sống tốt hơn.

 

Ví dụ về kinh tế học hành vi:

Ví dụ số 1: Chơi thể thao

Nguyên tắc: Ảo tưởng bàn tay may mắn

— niềm tin rằng một người trải qua thành công với một sự kiện ngẫu nhiên có xác suất thành công cao hơn trong những lần tiếp theo.

 

Ví dụ: Khi một vận động viên bóng rổ thực hiện nhiều cú ghi điểm liên tiếp và cảm thấy như thể họ đang có “bàn tay may mắn” và không thể ném trượt.

Liên quan đến kinh tế học hành vi: Nhận thức và phán đoán của con người có thể bị che khuất bởi các tín hiệu sai. Không có chuyện người vận động viên đó có “bàn tay may mắn”. Đấy chỉ đơn giản là sự ngẫu nhiên.

 

Ví dụ số 2: Làm bài kiểm tra

Nguyên tắc: Tự chấp

— một chiến lược nhận thức mà ở đó mọi người tránh nỗ lực để ngăn chặn sự thất bại tiềm ẩn làm tổn hại đến lòng tự trọng của họ.

 

Ví dụ: Khi một học sinh bị điểm thấp, cô ấy đã nói với bạn bè rằng mình không chuẩn bị kỹ cho kỳ thi này, mặc dù cô ấy đã học rất nhiều.

Liên quan đến kinh tế học hành vi: Mọi người đặt những trở ngại trên con đường của riêng họ (và tự gây khó khăn hơn cho chính họ) để quản lý những lời giải thích trong tương lai về lý do tại sao họ thành công hay thất bại.

Ví dụ 3: Chơi xèng

Nguyên tắc: Sự tự phụ của con bạc

— một niềm tin sai lầm rằng ai đó có thể dừng một hành động mạo hiểm trong khi vẫn đang tham gia vào nó.

 

Ví dụ: Khi một người chơi cờ bạc nói “Tôi có thể dừng trò chơi khi tôi thắng” hoặc “Tôi có thể bỏ cuộc khi tôi muốn” tại bàn roulette hoặc máy đánh bạc nhưng không dừng lại.

Liên quan đến kinh tế học hành vi: Người chơi được khuyến khích tiếp tục chơi trong khi chiến thắng để tiếp tục chuỗi trận của họ và tiếp tục chơi trong khi thua để họ có thể giành lại tiền. Người đánh bạc tiếp tục thực hiện hành vi rủi ro chống lại những gì có lợi nhất cho người này.

 

Ví dụ 4: Lấy vật dụng làm việc

Nguyên tắc: Gian lận được hợp lý hóa — khi các cá nhân hợp lý hóa việc gian lận để họ không nghĩ mình là kẻ gian lận hoặc là người xấu.

 

Ví dụ: Một người thường mang bút từ nơi làm việc về nhà hơn số tiền tương đương bằng tiền mặt.

Liên quan đến kinh tế học hành vi: Mọi người có xu hướng hợp lý hóa hành vi của mình bằng cách đóng khung hành vi đó là làm một việc gì đó (trong trường hợp này là lấy) hơn là đang thực hiện một hành vi xấu (trong trường hợp này là ăn cắp). Sự sẵn sàng gian lận tăng lên khi mọi người có khoảng cách tâm lý với hành động của họ.

Như tiến sĩ Dan Ariely đã nói trong cuốn sách “Phi lý trí có thể đoán trước: Lực lượng tiềm ẩn hình thành quyết định của chúng ta,”: “Chúng ta thường nghĩ mình đang ngồi ở ghế lái xe, có quyền kiểm soát tối cao đối với các quyết định mà chúng ta đưa ra và cách mà cuộc sống của chúng ta đang diễn ra.

Nhưng than ôi, nhận thức này liên quan nhiều hơn đến mong muốn của chúng ta hay cái cách mà chúng ta muốn nhìn nhận bản thân hơn là thực tế.”

 

Nhận thức về kinh tế học hành vi giúp chúng ta hiểu rõ hành động của mình để có thể đưa ra lựa chọn tốt hơn và thực sự là người quyết định cuộc sống của mình.