NHÌN ĐÔI MẮT ĐOÁN TÍNH CÁCH CON NGƯỜI THEO QUAN NIỆM CỔ NHÂN
Bạn có tin rằng, chính những lúc vay – mượn tiền giúp bạn nhìn thấu người xung quanh mình?
Tiền là thứ không thể thiếu trong xã hội này. Khi vay tiền, người ta nhìn thấu lòng người, khi trả tiền, người ta có thể nhìn thấu nhân phẩm.
Đời người, sẽ không thể tránh khỏi những lúc cần kíp phải vay mượn tiền. Mỗi khi vay tiền, hãy nhớ kỹ 10 điều này:
1. Một đời người, thế nào cũng có lúc cần kíp phải dùng tiền gấp: Người có thể sẵn lòng cho bạn vay tiền vô điều kiện vào lúc ấy, đó chính là quý nhân trong đời bạn. Hãy nhớ cho kỹ, chớ có làm tổn ɫhương người đã giúp đỡ bạn khi bạn thiếu tiền!
2. Nhưng nếu thứ mà bạn muốn vay và sau đó được cho vay một cách vô điều kiện: Thì đó không chỉ là tiền, mà còn là sự tin tưởng, sự động viên, cổ vũ.
3. Thời buổi này con người ta đều sợ: Khi cho vay tiền thì đứng, khi đòi nợ thì phải quỳ. Tiền, lúc cho vay là ɫìпh cảm, khi đòi lại là kẻ thù!
4. Thời đại này, khi bạn rơi vào cảnh túng thiếu, việc khó nhất là gì? Chẳng phải là vay tiền khó nhất đó sao! Người bằng lòng cho bạn vay tiền, nhất định là quý nhân của bạn; thời nay, quý nhân như vậy không nhiều, gặp được rồi, nhất định phải trân trọng cả đời.
5. Không phải cả đời không tiêu hết tiền: Người giúp bạn, mục đích chỉ có một, đó là mong bạn có thể sống tốt hơn. Hãy trân trọng những người chịu cho bạn vay tiền, bất kể đó là người thân, người ɫhương, tri kỷ, hay bạn bè, bởi vì với ai cũng thế thôi, tiền bao giờ cũng không đủ tiêu…
6. Người sẵn sàng cho bạn vay tiền: Không phải vì họ có nhiều tiền, cũng không phải vì họ ngu, mà bởi vì thời khắc đó họ cảm thấy bạn quan trọng hơn tiền…
Bạn bè không cần nhiều, quý ở chỗ cùng đi qua mưa gió.
Tình nghĩa không quan trọng quen biết bao lâu mà quan trọng ở chỗ sẵn lòng giúp nhau khi hoạn nạn.
Cái gọi là chân ɫìпh: Chỉ cần anh cần, chỉ cần tôi có; chỉ cần anh nhờ, chỉ cần tôi làm được.
Cái gọi là trọng nghĩa: Không phải là lời nói hoa mỹ khi đắc ý, mà là cánh tay kéo bạn lên lúc quan trọng.
7. Đừng khoe khoang tiền của bạn. Chết rồi nó cũng chỉ là giấy vụn. Đừng khoe khoang nhà cửa. Bạn đi rồi, đó sẽ là nhà của người khác. Đừng khoe khoang xe, bạn đi rồi, chìa khóa xe cũng nằm trong tay người khác.
8. Tiền, mãi mãi kiếm không bao giờ là đủ; nhưng sinh mệnh lại có hạn. Liều mạng có thể kiếm ra tiền, nhưng dồn hết tiền lại chưa chắc kiếm được mạng.
Sai lầm lớn nhất đời người, là dùng sức khỏe để đổi lấy vật ngoài thân.
9. Cuộc đời một con người phải biết đủ: Có người sẵn sàng vì bạn mà bỏ tiền của họ ra, đó là hạnh phúc, nhất định cần biết đủ! Có người ɫìпh nguyện cho bạn vay tiền, đó là giúp đỡ, nhất định phải nhớ kỹ!
10. Tiền tự mình kiếm được: Đó là khổ cực, nhất định phải biết hài lòng khi cầm thành quả lao động đó trên tay.
Mọi sai lầm đều là tài sản. Vì sao?
Vì không mắc sai lầm, bạn sẽ không bao giờ hành động đúng
“Sai” và “đúng” là do con người và xã hội mặc định. Chúng ta biết rất nhiều điều đúng và làm theo nó. Nhưng điều sai thì chưa ai chỉ dạy chúng ta bao giờ.
Chính vì vậy, có đôi khi chúng ta sẽ vô ý mắc phải sai lầm mà không hề hay biết. Chúng ta chỉ làm vì mình thích, mình muốn và cho rằng “chỉ cần không ảnh hưởng đến ai là đủ”.
Nhưng khi điều đó ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của bạn, bạn bắt đầu ân hận: “Giá như mình đừng nông nổi đến vậy”. Nhưng, nếu không mắc phải những sai lầm đó, liệu bạn có trưởng thành như hiện tại? Nếu không mắc phải sai lầm đó, liệu bạn có chững chạc, chín chắn và luôn hành động đúng như bây giờ?
Sai lầm để ta trở nên tốt hơn
Lỗi lầm cũng có thể coi như là một loại tài sản. Càng va chạm nhiều với cuộc sống, bạn sẽ càng nhận ra nhiều khiếm khuyết, sai lầm. Từ việc nhận thức được những khiếm khuyết, sai lầm đó chúng ta có cơ hội để tự điều chỉnh mình, hoàn thiện bản thân và có cơ hội trở thành một người hoàn hảo hơn.
Trong thực tế, số lần bạn mắc sai lầm sẽ nhiều hơn số lần đúng. Có người đã từng nói: “Cuộc sống là một chuỗi mắc lỗi và sửa sai”, ngẫm lại cũng có phần đúng. Bởi vì phía sau những lần mắc lỗi luôn có những điều đúng đắn chờ đợi chúng ta, những điều lớn lao hơn, tốt đẹp hơn.
Tuổi trẻ là để trải nghiệm
Bạn chọn sai ngành học, bạn trao tình yêu nhầm người, bạn làm một công việc không như ý muốn… Tất cả không thành vấn đề. Bạn còn trẻ và bạn luôn có quyền lựa chọn lại, quyết định lại. Tuổi trẻ là để trải nghiệm và lựa chọn. Vì khi đó bạn còn tự do, còn thời gian, và còn sức khỏe.
Bạn có quyền tự chọn lựa cuộc sống cho mình, tự thay đổi, tự đứng dậy sau mỗi thất bại.
Riêng với tuổi trẻ, sai lầm đôi khi còn là một lợi thế. Điều nghịch lý ấy được tỷ phú Jack Ma nhấn mạnh: “Nếu bạn đang 25 tuổi, hãy cứ sai lầm. Mọi sai lầm đều là tài sản, đều là bài học quý báu cho bạn”. Tuổi trẻ có quyền được thử nghiệm, trải nghiệm, được phép sai và sửa sai.
Và thước đo bản lĩnh của con người cũng nằm ở phần phía sau đó - có rút ra được bài học hay không? Có nhận thức sâu sắc những gì mình vừa trải qua không? Và nếu sai lầm lặp lại, bạn sẽ biết cách giải quyết nó tốt hơn chứ?
Sẽ không có thành công nếu chưa từng trải qua sai lầm
Những người thành công nhất thường là những người từng trải qua nhiều thất bại nhất. Thế nên đừng vội nản chí vì “khi một cánh cửa khép lại, sẽ có một cánh cửa khác mở ra”. Thất bại rèn được cho họ sự bền bỉ, ý chí. Hãy thật bình tĩnh và lạc quan để sẵn sàng tận dụng cơ hội mới đang chào đón mình.
Chẳng ai có thể phán xét cuộc đời của bạn chỉ vì những sai sót mà bạn mắc phải, kết quả của quá trình dài mới thể hiện tất cả. Điều quan trọng là sau khi mắc sai lầm, bạn có sống tốt hơn hay không?
Sai lầm là món quà của tuổi trẻ nhưng bạn chỉ có quyền mắc sai lầm một lần
Vì khi bạn mắc sai lầm lần 2, có nghĩa là bạn quá dễ dãi với bản thân mình. Nếu biết sai lầm nhưng vẫn lặp lại, bạn đã thiếu tôn trọng bản thân, và làm cho người khác thất vọng.
Sai lầm để lớn lên, để trải nghiệm, để cuộc sống thêm ý nghĩa, nhưng bạn chỉ được mắc một lần và rút kinh nghiệm. Bạn không thể bao biện cho sự yếu kém của bản thân bằng cách đổ lỗi cho hoàn cảnh và xem việc mắc sai lầm như một điều vốn dĩ.