Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2023

Carl Jung nói về các phong cách học tập


CARL JUNG NÓI VỀ CÁC PHONG CÁCH HỌC TẬP

Có một học thuyết về phong cách học tập của nhà tâm lý học Carl Jung dùng để phân loại con người dựa trên những dạng tính cách khác nhau.

 

Học thuyết của Jung về tính cách.

Học thuyết của Jung tập trung vào bốn chức năng tâm lý cơ bản:

- Hướng ngoại và Hướng nội.

- Cảm giác và Trực giác.

- Lý trí và Cảm xúc.

- Nguyên tắc và Linh hoạt.

 

Phong cách học tập hướng ngoại.

Người học hướng ngoại thích kiến tạo năng lượng và ý tưởng từ người khác. Họ thích hòa nhập và làm việc theo nhóm.

Nếu bạn thích dạy cho người khác, tham gia vào đội nhóm, và học tập bằng trải nghiệm, thì bạn có lẽ là một người học hướng ngoại. Có khoảng 60% người học thuộc nhóm hướng ngoại.

 

Đặc điểm của người học hướng ngoại:

– Học tốt nhất qua trải nghiệm trực tiếp.

– Thích làm việc với mọi người trong nhóm.

– Thường thu thập ý kiến từ các nguồn bên ngoài.

– Sẵn sàng dẫn dắt, tham gia và đưa ra ý kiến.

– Nhảy ngay vào làm mà không cần người khác hướng dẫn.

 

Phong cách học tâp hướng nội.

Mặc dù người hướng nội vẫn khá hòa đồng nhưng họ lại thích tự mình giải quyết vấn đề hơn. Người học hướng nội thích kiến tạo năng lượng và ý tưởng từ những nguồn lực nội tại, như lên ý tưởng trong đầu, tự kiểm điểm bản thân và khám phá những nội dung lý thuyết.

 

Nếu bạn thích học một mình, làm việc theo cá nhân, và những ý tưởng trừu tượng, thì có lẽ bạn thuộc nhóm người học hướng nội. Có khoảng 40% người học thuộc nhóm hướng nội.

 

Đặc điểm của người học hướng nội.

– Thích làm việc một mình.

– Thích công việc yên tĩnh, độc lập.

– Thường nghĩ ra ý tưởng từ những nguồn lực nội tại.

– Thích lắng nghe, quan sát và suy ngẫm.

– Thích quan sát người khác trước khi thử thực hành một kỹ năng mới.

 

Phương pháp học tập dựa theo cảm giác.

Những người học theo cảm giác dồn tập trung vào môi trường xung quanh. Họ có xu hướng thực tế và thiết thực, thích dựa vào thông tin thu thập được từ trải nghiệm.

 

Mặc dù người theo phong cách học tập này cũng thích sự trật tự và mọi thứ theo thường lệ nhưng họ cũng có xu hướng nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi từ tình huống và môi trường. Có khoảng 65% người học thuộc nhóm này.

 

Đặc điểm của người học dựa theo cảm giác:

– Tập trung vào hiện tại.

– Thực tế và hợp lý.

– Sử dụng kinh nghiệm và hiểu biết thông thường để giải quyết vấn đề.

– Nhiệt tình quan sát thế giới xung quanh.

 

Phong cách học tập theo trực giác.

Người học theo trực giác có xu hướng tập trung vào những điều có thể xảy ra. Không giống như những người học theo cảm giác luôn tập trung vào nơi chốn và thời điểm hiện tại,

Những người học theo phong cách này thích những luồng tư duy trừu tượng, hay mơ mộng và tưởng tượng về tương lai. Có khoảng 35% người học thuộc nhóm này.

 

Đặc điểm của phong cách học tập theo trực giác:

– Thích làm việc theo từng phiên ngắn, thay vì làm tất cả mọi việc cùng lúc.

– Thích những thử thách, trải nghiệm và tình huống mới mẻ.

– Hay nhìn vào bức tranh tổng thể hơn là từng chi tiết.

– Thích lý thuyết và những ý tưởng trừu tượng.

 

Phong cách học tập lý trí.

Những người có phong cách học tập thiên lý trí co xu hướng tập trung nhiều hơn vào cấu trúc và chức năng của thông tin và mọi sự vật sự việc. Người học thiên lý trí sử dụng lý lẽ và logic khi xử lý vấn đề và ra quyết định.

Những người học nhóm này thường ra quyết định dựa trên quan điểm cá nhân về cái đúng, sai, công bằng và công lý. Có khoảng 55% nam giới và 35% nữ giới có phong cách học tập này.

 

Đặc điểm của người học tập thiên lý trí:

– Quan tâm đến logic và các dạng thức.

– Không thích ra quyết định dựa theo cảm xúc.

– Ra quyết định dựa trên lý lẽ và logic.

 

Phong cách học tập theo cảm xúc.

Những người theo phong cách học tập này quản lý thông tin dựa trên cảm xúc ban đầu mà thông tin đó mang lại cho họ. Nếu bạn ra quyết định dựa trên cảm xúc và không thích xung đột thì bạn có lẽ thuộc nhóm học tập theo cảm xúc. Có khoảng 45% nam giới và 65% nữ giới thuộc nhóm này.

 

Đặc điểm của người học theo cảm xúc:

– Quan tâm đến con người và cảm xúc của họ.

– Hiểu rõ cảm xúc của chính mình và người khác.

– Ra quyết định dựa trên những cảm xúc nhất thời.

– Tạo ra sự hào hứng và nhiệt huyết trong nhóm.

 

Phong cách học tập theo nguyên tắc.

Người học theo nguyên tắc thường rất quyết đoán. Trong một số trường hợp, những người này có thể ra quyết định quá nhanh, trước khi biết được tất cả mọi thứ. Những người này thích sự trật tự và cấu trúc, cũng là lý do họ hay lên kế hoạch cho những hoạt động và lịch trình rất cẩn thận.

 

Nếu bạn có đầu óc tổ chức cao, chú tâm vào chi tiết, và có ý kiến mạnh mẽ dứt khoát, bạn có thể là một người học theo nguyên tắc. Có khoảng 45% người có phong cách học tập này.

 

Đặc điểm của người học theo nguyên tắc:

– Không thích sự mập mờ hay bí ẩn.

– Thường rất kiên định với quyết định của mình.

– Rất có óc tổ chức và cơ trúc rõ ràng.

– Có ý kiến mạnh mẽ.

– Thường tuân thủ luật.

 

Phong cách học tập linh hoạt.

Người học linh hoạt thưởng đưa ra quyết định khá bốc đồng như một cách để phản ứng lại với những thông tin mới xuất hiện và sự thay đổi của tình huống. Tuy nhiên, những người học thuộc nhóm này thường tập trung nhiều hơn vào việc chiều theo thói tò mò của mình hơn là đưa ra quyết định.

Không giống như những người học có nguyên tắc không hay thay đổi ý định, người học linh hoạt thích rộng mở các lựa chọn.

 

Nếu bạn thường né tránh kế hoạch quá sát sao, và nhảy vào làm mà không lên kế hoạch thì bạn có thể là một người học thuộc nhóm linh hoạt. Có khoảng 55% người thuộc nhóm này.

 

Đặc điểm của người học tập linh hoạt:

– Thường đưa ra những quyết định hấp tấp.

– Thay đổi quyết định dựa trên những thông tin mới.

– Không thích cấu trúc và tổ chức.

– Có xu hướng rất linh hoạt và thích nghi cao.

– Đôi khi gặp khó khăn trong việc ra quyết định.

 

Kết luận.

Phong cách học tập phát triển theo học thuyết của Jung về Tính cách chỉ đại diện cho một cách tư duy về cách học tập của con người.

Nhưng các phong cách học tập có thể vẫn giúp ta cân nhắc về những cách thức khiến ta tận hưởng việc học.

Như bạn nhìn thấy ở mỗi phong cách, hãy suy nghĩ về các chiến lược có sức hút nhất với bạn. Khả năng rất cao là bạn sẽ tìm thấy sở thích học tập riêng rút ra từ nhiều phong cách đã đề cập ở trên này.

 

Chúc bạn thành công

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2023

Giáo dục trí thông minh thực sự cho trẻ

GIÁO DỤC TRÍ THÔNG MINH THỰC SỰ CHO TRẺ

Nhiều người cho rằng, một đứa trẻ thông minh sẽ sở hữu IQ cao và có thành tích học tập tốt. Tuy nhiên, trẻ thông minh không phải lúc nào cũng đạt điểm cao. Thông thường, trẻ sẽ thuộc hai kiểu "thông minh bề ngoài" và "thông minh thực sự". Kiểu trẻ thông minh đầu tiên nhìn có vẻ vượt trội hơn về mọi mặt, nhưng thực tế cũng dễ bị vượt mặt.

Các chuyên gia tại Đại học Harvard đã đề xuất ra: "Lý thuyết về trí thông minh thực sự". Theo đó, một đứa trẻ thực sự thông minh sẽ sở hữu 3 loại trí tuệ. Chỉ số IQ không có nghĩa là trí thông minh. Nói một cách chính xác, phạm trù trí thông minh rộng hơn chỉ số IQ nhiều.

 

Giáo sư Harvard David Perkins từng đề xuất một công thức như sau: Trí tuệ thực nghiệm + Trí tuệ thần kinh + Trí tuệ nội tâm = Trí thông minh thực sự.

 

Giáo sư Ngụy Khôn Lâm, công tác tại khoa Tâm lý, Đại học Bắc Kinh, giám khảo chương trình Siêu trí tuệ Trung Quốc cũng từng đề cập đến công thức tính trí thông minh này và giải thích rằng "trí tuệ nội tâm" của trẻ trước hết là biết rõ bản thân, có khả năng tự chủ tốt, biết nhìn sự vật, sự việc một cách khách quan, không thành kiến. Trẻ có "trí tuệ nội tâm" thường mạnh mẽ, biết khuyết điểm của mình ở đâu và đặt mục tiêu hợp lý.

 

Trong học tập, "trí tuệ nội tâm" cho phép trẻ tập trung vào việc học, tuân thủ các quy tắc. Tại nơi làm việc, "trí tuệ nội tâm" giúp trẻ không chỉ có thể làm tốt công việc hiện tại mà còn có thể phân tích những thành tựu và sai lầm trước đây để nâng cao hiệu quả làm việc.

Còn trong cuộc sống, "trí tuệ nội tâm" khiến trẻ tự giác hơn, biết sắp xếp lịch trình, lên kế hoạch cho bản thân.

 

Còn "trí tuệ thần kinh" của trẻ thường được thừa kế một phần từ cha mẹ. Hoặc một số trẻ em khác sinh ra đã có loại trí tuệ này, nó có thể hiểu nôm na là thông minh bẩm sinh.

Thông minh bẩm sinh tuy là món quà sẵn có nhưng vẫn có thể bị ảnh hưởng, bị chậm lại bởi những phương pháp giáo dục sai lầm. Trong khi đó, những đứa trẻ có trí thông minh bình thường có thể bắt kịp hoặc thậm chí trở nên vượt trội ngày này qua ngày khác.

 

"Trí tuệ thực nghiệm" cũng là một dạng "của cải" khác của trẻ em. Với một người, thông minh thôi chưa đủ mà cần phải có kiến thức và kinh nghiệm. Bằng cách này, trẻ không chỉ hứng thú với những điều mới mà còn có khả năng tiếp nhận mạnh mẽ, biết xử lý những việc khó bằng kiến thức của riêng mình.

Dùng chuyên môn, kinh nghiệm,... để hoàn thành nhiệm vụ. "Trí tuệ thực nghiệm" giúp trẻ dễ dàng đối phó với các kỳ thi, các hoạt động ngoại khóa,...

 

Tất nhiên, cha mẹ nào cũng muốn con mình có được "trí thông minh thực sự". Nếu muốn vậy, trong quá trình nuôi dạy con cái, cha mẹ cần chú ý rèn luyện 3 loại trí tuệ trên thông qua những việc như phân biệt rõ hành động của trẻ, cái nào là khôn vặt, cái nào là thông minh.

Khi đứa trẻ lợi dụng những việc vặt vãnh, cơ hội, trốn tránh trách nhiệm thì dù còn rất nhỏ cũng phải sửa chữa kịp thời, hành vi và tâm lý như vậy sẽ chỉ làm khổ con về sau.

 

Thứ hai, cha mẹ cần làm phong phú cuộc sống của con. Lớp học và sách không phải là thế giới của trẻ em. Hãy cho con trải nghiệm các kỳ nghỉ, hòa mình vào thiên nhiên. Cuối cùng, hãy để cho con được sống tự chủ.

 

Làm sao để tạo dựng lòng tin trong các mối quan hệ?

 

LÀM SAO ĐỂ TẠO DỰNG LÒNG TIN TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ?

Có được sự tin tưởng trong một mối quan hệ nghĩ là bạn cảm thấy được sự an toàn và chung thủy với người bạn đời, theo quan điểm của TS. Sabrina Romanoff, một nhà tâm lý học lâm sàng và giáo sư tại Đại học Yeshiva.

 

Theo TS. Romanoff, “Tin tưởng nghĩa là bạn “dựa vào”, “tin vào” đối phương vì bạn cảm thấy an toàn khi ở bên họ và tự tin rằng họ sẽ không làm hại hay xúc phạm bạn.

Tin tưởng là nền tảng của mọi mối quan hệ vì nó cho phép bạn được yếu đuối với người kia và mở lòng mình ra với họ mà không cần phải cảnh giác bảo bọc bản thân.”

 

Tầm quan trọng của niềm tin trong các mối quan hệ.

Niềm tin là thành tố sống còn trong một mối quan hệ thành công và hạnh phúc. TS. Romanoff giải thích lý do tại sao niềm tin lại quan trọng đối với các mối quan hệ như sau:

 

– Thúc đẩy thái độ tích cực.

Niềm tin là quan trọng đối với các mối quan hệ vì nó giúp bạn mở lòng và sẵn sàng trao đi hơn. Nếu bạn tin tưởng đối phương, bạn sẽ dễ bao dung hơn với những thiếu sót hoặc hành vi của nửa kia làm bạn khó chịu vì nói gì thì nói, bạn tin tưởng họ và biết họ sẽ luôn ủng hộ bạn.

 

– Làm giảm xung đột.

Tin tưởng cũng cho phép bạn định hướng xung đột. Khi bạn tin tưởng người kia, bạn sẽ sẵn sàng bỏ qua những vấn đề hoặc cam kết cùng nhau tìm kiếm hướng giải quyết cho chúng vì bạn cảm thấy mình có đồng minh trong những khía cạnh quan trọng nhất trong đời sống.

Thậm chí ngay cả khi người kia làm điều gì đó khiến bạn thất vọng, bạn cũng sẽ dành cho họ sự nghi ngờ đặc biệt chỉ họ mới có và nhìn ra được điều tốt đẹp ở họ khi bạn tin tưởng họ.

 

Hệ lụy từ việc thiều niềm tin.

Niềm tin cần thời gian để gầy dựng, và nếu người kia liên tục thất hứa hoặc không làm tròn những gì mình cam kết thì bạn sẽ bắt đầu chẳng còn nhiều mong đợi nơi họ, theo chia sẻ của TS. Romanoff.

 

Khi hành động của người kia không khớp với những gì họ nói thì bạn bắt đầu nhận ra họ không còn đáng tin nữa. Liên tục vi phạm hoặc liên tục có những hành vi gây tổn thương sẽ làm xói mòn niềm tin trong bạn.

Thiếu niềm tin có thể ảnh hưởng lên mối quan hệ của bạn với rất nhiều vấn đề có thể xuất hiện. Thiếu niềm tin cũng có thể ảnh hưởng lên sức khỏe tinh thần của bạn.

 

TS. Romanoff liệt kê một số ảnh hưởng cụ thể như sau:

– Thiếu tiếp xúc thân mật: Khi trong một mối quan hệ, người ta bớt hoặc không còn tin tưởng nhau nữa thì sự tiếp xúc thân thật thường sẽ giảm đi. Khi đối phương lừa dối bạn, bạn thường sẽ muốn tách mình, cả thể chất lẫn tinh thần, ra xa họ.

 

– Thái độ tiêu cực: Khi bạn cảm thấy người kia không phải với bạn, bạn có thể sẽ “cắm chốt” vào cảm xúc này, điều này không chỉ khiến bạn xa rời khỏi họ mà nó còn khiến bạn lúc nào cũng cảm thấy tức giận với họ. Điều này có thể dập tắt sự kết nối và cảm giác thân mật.

 

– Bất an: Thiếu tin tưởng thường đưa đến sự bất an trong mối quan hệ. Tương tự, bạn cũng sẽ liên tục nghi ngờ không biết những gì đối phương nói với bạn có thật hay không và có thể hành xử theo hướng kiếm soát đối phương hơn.

Oái ăm ở chỗ là, những hành vi này làm ra với mục đích để kiểm soát thường lại đẩy đối phương ra xa bạn hơn. Ví dụ, liên tục gọi hoặc nhắn tin để giám sát có thể khiến họ càng né tránh rời xa bạn hơn.

 

– Trầm cảm và lo âu: Nếu hai bạn chưa thực sự tin tưởng nhau, bạn có thể sẽ xuất hiện tình trạng trầm cảm hoặc lo âu mức độ cao vì bạn sẽ liên tục hoài nghi không biết người khia có đang nói dối hoặc lừa gạt bạn.

Remanoff chia sẻ một số cách giúp bạn và nửa kia xây dựng niềm tin trong mối quan hệ giữa hai bên.

 

Xây dựng niềm tin trong một mối quan hệ.

– Sửa chữa sai lầm.

Một bước quan trọng khác để xây dựng niềm tin là phải thành thật và hướng về tương lai khi bạn đã lỡ phá hủy mong đợi của người khác hoặc làm tổn thương họ.

Ai cũng phạm sai lầm. Điều quan trọng là bạn có thể có được bài học và cả hai cảm thấy gần gũi hơn với nhau sau khi bạn sửa chữa bất kể hậu quả do sai lầm của mình gây ra có như thế nào chăng nữa. Cách tốt nhất để làm điều này chính là nhận trách nhiệm và cho đối phương thấy bạn sẽ làm tốt hơn như thế nào trong tương lai.

 

– Giao tiếp.

Một bước khác để gây dựng niềm tin là thực hiện giao tiếp cởi mở. Cái gì cũng giấu giếm sẽ làm xói mòn niềm tin, vậy nên khi người kia tương tác một cách rõ ràng và tạo cơ hội để có thể tìm hiểu thêm những đề tài vốn có thể khiến bạn mất niềm tin, bạn sẽ cảm thấy nhẹ lòng hơn và từ đó buông bỏ sự đề phòng xuống.

Các bạn càng cùng nhau thẳng thắn về một vấn đề, thì bạn sẽ càng cảm thấy gần gũi hơn với người kia. Giao tiếp cởi mở sẽ giúp bạn dễ dàng trao đổi về những mối bận tâm liên quan đến mối quan hệ hơn. Khi bạn giao tiếp cởi mở, bạn sẽ cảm thấy gần gũi với nửa kia hơn.

 

Kết luận.

Niềm tin là một trụ cột quan trọng trong các mối quan hệ, và thiếu niềm tin có thể đưa đến những điều tiêu cực, xung đột, bất an, trầm cảm, và lo âu. Nếu mối quan hệ thiếu niềm tin, bạn cần cùng với nửa kia vun đắp nó, từ đó bạn mới có thể buông bỏ sự đề phòng xuống và thực sự mở lòng cùng nhau.