Thứ Năm, 22 tháng 12, 2022

“Ở đời khó nhất là buộc chọn lựa một quyết định”


“Ở ĐỜI KHÓ NHẤT LÀ CHỌN LỰA” NHƯNG ĐỨNG TRƯỚC MỘT NGÃ RẼ, BẠN NHẤT ĐỊNH PHẢI ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH THÔNG MINH. VẬY PHẢI LÀM SAO?

Khi bạn đứng trước ngã rẽ của cuộc đời, đây là một vấn đề lớn, bạn băn khoăn giữa các lựa chọn. Bạn sẽ rẽ bên nào? Nếu rẽ bên trái, cuộc đời bạn sẽ chuyển sang một hướng hoàn toàn khác, nhưng bạn lại không thể biết được cuộc đời mình sẽ ra sao khi rẽ bên phải.

Những lựa chọn trước một ngã rẽ giống như việc bạn băn khoăn: "Tôi có nên chuyển đến sống ở một thành phố mới? Có nên mua nhà? Nên đổi nghề? Bắt đầu học đại học hay đi làm? Nên có thêm con? Nên kết hôn hay ly hôn không?...".

Dù bạn chọn hướng nào thì một điều chắc chắn rằng bạn sẽ không thể đi theo những hướng còn lại.

 

Đôi khi, những ngã rẽ bất ngờ đến với bạn như một phần của cuộc sống, cũng có lúc, chúng đến từ những tình huống trớ trêu mà bạn không bao giờ kiểm soát được. Quan trọng không phải là vì sao bạn phải đứng trước những lựa chọn, mà là bạn sẽ rẽ hướng nào cho giai đoạn tiếp theo của cuộc đời. Lúc này, một quyết định thông minh là rất quan trọng.

 

Dưới đây là một số lời khuyên cho bạn trước ngã rẽ cuộc đời:

1. Tìm kiếm lời khuyên thông minh

Hãy tìm kiếm lời khuyên thông minh từ những người có thể đánh giá một cách khách quan mỗi lựa chọn. Đó có thể là những người thân trong gia đình, bạn đồng nghiệp, hay thậm chí là một tư vấn viên.

Bất kỳ ai bạn lựa chọn để chia sẻ, hãy nhớ rằng lời khuyên của họ chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn không muốn bản thân phải gánh thêm sự hỗn loạn từ quá nhiều lời tư vấn.

Chỉ một hoặc hai lời khuyên khách quan sẽ giúp bạn chọn được con đường bản thân muốn.

 

2. Tập trung vào những đam mê, tài năng và các kỹ năng của bạn

Bạn rất dễ đánh mất năng lực quan sát và niềm đam mê khi suy nghĩ của bạn bị xáo trộn bởi những điều không chắc chắn.

Khi cảm thấy bối rối và căng thẳng, bạn có thể dành thời gian xem xét lại bản thân mình. Nếu bạn không rõ bản thân nên đi theo con đường nào, hãy thể hiện những gì bạn đam mê trong cuộc sống thông qua tài năng và những kỹ năng của bạn. Điều đó cũng giúp bạn xác định lại được mình là ai và nên đi theo hướng nào.

 

3. Nắm bắt thay đổi

Ở mỗi giai đoạn phát triển của cuộc đời luôn tồn tại những sự thay đổi, vì vậy, cách duy nhất không phải là chống lại nó mà là bạn phải thuận theo nó.

Thông thường, mọi người cảm thấy sợ hãi trước sự thay đổi là bởi họ lo sợ đến những điều sẽ xảy ra mà họ không thể biết trước. Một khi bạn đã làm chủ được bản thân thì sự thay đổi không còn đáng sợ nữa.

 

Nắm rõ được sự thay đổi là bí quyết giúp bạn chiến thắng. Đôi khi, sự thay đổi yêu cầu bạn phải hạ thấp ‘cái tôi’. Nhận thức về bản thân và thế giới quan có thể cần phải thay đổi trước khi chúng ta vượt qua được ngã rẽ cuộc đời.

 

4. Đừng vội vàng đưa ra quyết định

Chúng ta đang sống trong ‘guồng quay’ bận rộn và hối hả của thế giới hiện đại. Hầu hết mọi người đều tự tạo áp lực cho bản thân khi buộc mình phải nhanh chóng đưa ra những lựa chọn quan trọng trong đời.

 

Tuy nhiên đừng cố gắng đưa ra quyết định một cách vội vàng. Nếu bạn không thể quyết định trong một thời gian ngắn, hãy cho bản thân mình thời gian cân nhắc những lựa chọn. Bạn có thể tiếp tục tìm kiếm những lời khuyên, tuy nhiên, trong lúc ấy, bạn phải thực sự bình tĩnh.

 

Và khi đến thời gian phù hợp cho việc đưa ra quyết định, bạn sẽ đưa ra được quyết định hợp lý nhất.

 

Sharonspano

Tình trạng thanh thiếu niên nghiện smartphone gia tăng đáng báo động

 

TÌNH TRẠNG THANH THIẾU NIÊN NGHIỆN ĐIỆN THOẠI GIA TĂNG ĐÁNG BÁO ĐỘNG

 

Tại Mỹ, vấn đề còn trầm trọng hơn khi số lượng trẻ em dưới 13 tuổi điều trị nghiện công nghệ số gia tăng mạnh trong thời gian gần đây.

Một trung tâm cai nghiện điện thoại thông minh ở Seattle (Mỹ) bắt đầu cung cấp các chương trình cai nghiện điện thoại thông minh chuyên sâu cho những thanh thiếu niên không thể kiểm soát việc sử dụng các thiết bị điện tử.

 

Một cuộc khảo sát trên 1.500 cha mẹ ở Anh gần đây cho thấy, trung bình, trẻ em Anh sở hữu điện thoại di động ở tuổi lên 7, sử dụng máy tính bảng ở tuổi lên 8 và sử dụng điện thoại thông minh ở tuổi lên 10.

Một cuộc thăm dò ý kiến của hơn 1.000 cha mẹ có con dưới 18 tuổi được công bố vào tháng 9/2015 cho thấy, 47% cha mẹ nghĩ rằng, con cái họ đã dành quá nhiều thời gian trước màn hình điện thoại thông minh, máy tính bảng hay máy tính.

 

Richard Graham, bác sĩ tại bệnh viện chăm sóc sức khoẻ tâm thần Nightingale ở London cho biết, phòng khám chuyên biệt về người nghiện công nghệ của ông luôn trong tình trạng quá tải. "Phụ huynh nên tìm hiểu xem liệu con cái của mình có nguy cơ nghiện điện thoại thông minh hay không.

Đó là khi không thể dừng việc sử dụng điện thoại thông minh có nghĩa là các cháu đang mất kiểm soát", bác sĩ Richard Graham nói với phóng viên tờ Metro.

 

Chuyên gia tâm lý trẻ em Julie Lynn Evans, người có thâm niên làm việc với các bệnh viện, trường học và gia đình trong 25 năm cho biết, khối lượng công việc của cô đã tăng lên đáng kể, kể từ khi việc sử dụng điện thoại thông minh trở nên phổ biến trong giới trẻ. "Tôi nghĩ rằng, sự bùng nổ điện thoại thông minh đã làm gia tăng bệnh tâm thần ở những người trẻ tuổi", cô Julie Lynn Evans nói với phóng viên tờ The Telegraph.

 

Trẻ nghiện điện thoại di động thường sẽ có thay đổi:

1. Khiến não trẻ bị suy thoái

Bác sĩ nhi khoa, Dimitri Alexander Christakis phát hiện ra rằng, bộ não bị nghiện có cấu trúc khác biệt so với bộ não khỏe mạnh. Bộ não khỏe mạnh sẽ có hình dạng đầy đặn và đường nét rõ ràng, còn bộ não bị nghiện thường teo tóp như quả óc chó khô.

 

Sự xuất hiện của điện thoại di động đã đơn giản hóa cách trẻ em trải nghiệm thế giới. Khi trẻ đã quen với loại thông tin được tóm tắt và đơn giản hóa như thế, chúng sẽ dần mất đi hứng thú với thế giới ba chiều ở hiện thực, lâu dần chúng sẽ không còn nhạy cảm với những thông tin phong phú bên ngoài nữa.

Não không nhận được đủ sự kích thích của các giác quan, từ đó những thay đổi tiêu cực về cấu trúc và chức năng cũng sẽ xảy ra. Kết quả là khả năng nhận thức, trí tưởng tượng, khả năng tư duy,… của trẻ bị nghiện điện thoại sẽ thua kém hơn một trẻ bình thường một cách đáng kể.

 

2. Khiến trẻ không thích tư duy

Tôi đã từng đọc được một bài đăng của ai đó rằng: "Trước đây tôi rất thích đọc sách và tôi có thể đọc được những cuốn sách mang tính chuyên môn cao. Cho đến khi các đoạn video ngắn bắt đầu trở nên phổ biến, tôi thậm chí ngay cả một cuốn tiểu thuyết đơn giản cũng không thể nuốt trôi".

 

Tính năng lớn nhất của các sản phẩm điện tử là phản hồi nhanh chóng, bấm vào điện thoại một cái, thì nội dung, hình ảnh, thông tin và âm thanh sẽ tự động được đưa vào não.

Một khi đứa trẻ được phục vụ "tận miệng" như thế, chúng sẽ quen với những tương tác đơn giản và dễ hiểu, dần dà, chúng sẽ không có năng lượng để suy nghĩ hay tư duy độc lập nữa.

 

Trong cuốn "giáo dục màn hình hạn chế", Elizabeth Kilby còn nói một điều đáng sợ hơn nữa. Khi trẻ lớn lên và cần giải quyết các vấn đề phức tạp, chúng ta sẽ thấy những đứa trẻ nghiện điện thoại di động, não bộ sẽ phản ứng chậm và thiếu nhanh nhạy hơn, vì những dây thần kinh ít được sử dụng đã bị não cắt tỉa rồi".

 

3. Khiến trẻ dễ nổi nóng

Tiếp xúc sớm với điện thoại di động sẽ khiến trẻ có nhận thức sai lầm rằng, mọi thứ đều có sẵn chỉ bằng một nút bấm. Nhận thức như vậy sẽ khiến trẻ khó chấp nhận những điều chậm chạp trong cuộc sống thực, về lâu dài chúng sẽ trở nên thiếu kiên nhẫn và nóng nảy.

Hàn Quốc và Trung Quốc và chính thức đưa chứng nghiện smartphone vào danh sách “những rối loạn tâm thần” tương tự như chứng nghiện tình dục và cờ bạc. Thomas Lee giải thích: “Cũng giống như nghiện ma túy, chứng nghiện smartphone cũng sẽ gây ra một số triệu chứng như bồn chồn, lo lắng và thậm chí giận dữ vô cớ”.

James Roberts, giáo sư khoa tiếp thị Viện Đại học Baylor ở Texas (Mỹ) và là tác giả một cuốn sách về chứng nghiện smartphone, nhấn mạnh: Chúng ta cần thừa nhận công nghệ đã khiến chúng ta giống như những con nghiện ma túy. 

Theo thống kê, năm 2015, 16% thanh niên 15 tuổi ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dành hơn sáu giờ trực tuyến ngoài giờ học mỗi ngày. Vào thời điểm cuối tuần, con số này tăng lên 26%.

Theo The Sun, một nghiên cứu cho thấy 15% thanh thiếu niên Ý dành hơn 10 giờ mỗi ngày để sử dụng điện thoại. Một nửa người dân ở độ tuổi 15-20 kiểm tra điện thoại ít nhất 75 lần một ngày và 62% thanh thiếu niên nhắn tin đến tận khuya, thiếu ngủ và không thể tập trung học tập ở trường vào hôm sau.

Các chuyên gia đổ lỗi cho phụ huynh vì thường xuyên sử dụng điện thoại trước mặt con cái và cho phép trẻ độ tuổi 11-13 sử dụng mạng xã hội.

Quốc hội Ý đang cân nhắc dự luật nhằm ngăn chặn hiện tượng gọi là “nomophobia” chỉ những người trẻ tuổi nghiện điện thoại, sống trong cảnh lo sợ lạc mất điện thoại và không có kết nối internet

 

Theo dự luật, 8 trong số 10 thanh thiếu niên của Ý đang mắc tật xấu liên quan đến công nghệ, đặc biệt với điện thoại, buộc giới chính khách phải hành động, thậm chí có biện pháp nặng là có thể bị đưa vào “trại cải tạo” ở các trung tâm y tế. người trẻ tuổi nghiện điện thoại đang ngày càng trở nên tệ hơn và cần phải được xem như là một dạng nghiện ngập.

 

Hàn Quốc và Trung Quốc và chính thức đưa chứng nghiện smartphone vào danh sách “những rối loạn tâm thần” tương tự như chứng nghiện tình dục và cờ bạc. Thomas Lee giải thích: “Cũng giống như nghiện ma túy, chứng nghiện smartphone cũng sẽ gây ra một số triệu chứng như bồn chồn, lo lắng và thậm chí giận dữ vô cớ”.

James Roberts, giáo sư khoa tiếp thị Viện Đại học Baylor ở Texas (Mỹ) và là tác giả một cuốn sách về chứng nghiện smartphone, nhấn mạnh: Chúng ta cần thừa nhận công nghệ đã khiến chúng ta giống như những con nghiện ma túy. 

Hàn Quốc là một trong những quốc gia có tỷ lệ người sử dụng smartphone cao nhất thế giới. Theo số liệu thống kê của Bộ Khoa học, Công nghệ thông tin và Truyền thông Hàn Quốc (MSIT) trong năm 2018, hơn 98% thiếu niên nước này dùng smartphone và nhiều em có dấu hiệu bị nghiện.

Khoảng 30% trẻ em từ 10 - 19 tuổi được xếp vào nhóm “dùng quá mức” điện thoại. Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học tập, sức khỏe tâm thần của các em thậm chí làm giảm khả năng tự kiểm soát bản thân.

Chương trình trại cai nghiện internet tại xứ sở kim chi được bắt đầu từ 2007. Đến năm 2015, nó được mở rộng và bao gồm cả cai nghiện điện thoại thông minh.

Nguyên nhân khá phổ biến theo Tiến sĩ Lee Jae-won, bác sĩ chuyên khoa tâm thần cho biết. Khi con người bị căng thẳng, nó làm giảm dopamine (một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng trong não bộ) khiến họ tìm kiếm các hình thức thỏa mãn khác. Bởi thanh thiếu niên không có nhiều lựa chọn để giảm căng thẳng nên họ tìm đến smartphone.

“Ban đầu, điện thoại thông minh giúp các em thư giãn nhưng cuối cùng chúng nghĩ rằng chỉ cần smartphone là đủ để vui vẻ và hạnh phúc. Điều này dẫn đến việc nhiều em bỏ bê việc học tập trên trường, lớp”, tiến sĩ Lee phân tích.

Kết quả một nghiên cứu mới công bố cho thấy, tình trạng gia tăng thanh thiếu niên nghiện smartphone là một trong những nguyên nhân làm giảm số người nghiện ma túy, hút thuốc, uống rượu. Theo đó, số thanh thiếu niên hút thuốc, uống rượu và sử dụng ma túy trong độ tuổi từ 11 đến 15 ở Anh đã giảm hơn một nửa trong thập kỷ qua.

 

Tương tự như vậy, ở Mỹ, tỷ lệ trẻ vị thành niên uống rượu và hút thuốc lá đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 40 năm. Theo nhận định của tờ New York Times, nguyên nhân của vấn đề này là do sự tác động của công nghệ hiện đại.

 

Việt Nam có 61.3 triệu người dùng smartphone, ở trong top 10 quốc gia có lượng người dùng smartphone đông nhất thế giới, nhưng tiếc là chưa có khảo sát nào về tình trạng nghiện smarphone của thanh thiếu niên như ở các nước.

Tuy nhiên ta có thể suy ra là các học sinh từ tiểu học đến THPT đều dùng các thiết bị số, smartphone … đê học online tất nhiên là đang sa đà vào từ giải trí dên các chiêu trò khác dẫn đến nghện ngày càng đáng báo động.

 

Các phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ về con em mình có thể nghiện điện thoại mà cho rằng chúng chỉ ham chơi như học trò thời trước mà thôi, chớ không coi đây là nguy cơ của bệnh nghiện thời hiện đại, nên chỉ sử dụng hình thức khuyên nhủ la rầy, thưởng phạt. nên ít có tác dụng. Ngược lại có thể làm cho con cái ngày càng xa lánh cha mẹ.