Thứ Ba, 15 tháng 11, 2022

Cái chết của vị bác sĩ thẩm mỹ, và bài học cuộc sống


CÁI CHẾT CỦA VỊ BÁC SĨ THẨM MỸ, VÀ BÀI HỌC CUỘC SỐNG

 

Khi đương ở độ tuổi sung sức nhất và đang ở trên đỉnh cao của sự nghiệp bác sĩ Richard Teo bất ngờ mắc phải căn bệnh quái ác mà thời điểm này nó gần như vô phương cứu chữa đó là căn bệnh ung thư phổi. 

Anh qua đời vào ngày 18 tháng 10 năm 2012 trong sự tiếc thương của nhiều người. Tuy nhiên, điều mà bác sĩ khiến họ nhớ đến nhất lại chính là bài học lớn về chính ngành nghề của mình - câu chuyện đằng sau việc phẫu thuật thẩm mỹ.

 

Anh từng có ý định trở thành một bác sĩ về mắt vì lúc đó đây là ngành được ưa chuộng nhất. Thế nhưng vì thấy một người bạn ra ngoài mở phòng khám tư và kiếm được rất nhiều tiền nên anh trở nên thiếu kiên nhẫn, nóng vội làm giàu. Richard bỏ dở việc nghiên cứu chuyên y khoa, ra ngoài làm việc cho công ty tư nhân để kiếm nhiều tiền hơn. 

 

Vào thời điểm đó, công nghệ phát triển, nhu cầu làm đẹp tăng nhanh chưa từng thấy, các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ kiếm bộn tiền. Chính ham muốn đồng tiền đã chi phối và đưa anh rẽ ngang sự nghiệp của mình như thế.

Anh đã nhận ra một điều, người dân thường không hài lòng và tiếc tiền khi phải trả 20 USD để khám một bác sĩ tổng quát. Nhưng cùng bệnh nhân ấy, họ không ngần ngại trả 10.000 USD để đi hút mỡ bụng, 15.000 USD nâng ngực và những phẫu thuật thẩm mỹ tương tự.

 

Cũng chính vì giàu lên quá nhanh, Richard ngày càng trở nên mê muội. Anh cũng không ngờ mình thành công tới mức choáng váng đến thế. Vì phẫu thật thẩm mỹ sẽ mang đến cho anh một nguồn lợi lớn nên anh bắt đầu mở rộng thị trường để kiếm bộn tiền.

 

"Khi bắt đầu viện thẩm mỹ, bệnh nhân của tôi đợi mỗi tuần, rồi sau đó họ phải đợi 2 tháng, rồi 3 tháng. Sắc đẹp hư ảo bằng thẩm mỹ là một công nghệ dị thường. Lúc đầu, tôi thuê một bác sĩ phụ giúp, rồi người thứ hai, thứ ba, thứ tư. Trong vòng một năm đầu, lợi tức tôi lên đến bạc triệu.

Nhưng cuộc đời không bao giờ gọi là đủ cả, tôi vẫn chưa hài lòng lắm. Tôi bắt đầu bành trướng sang thị trường Indonesia để phẫu thuật cho những người giàu ở đó. Họ nhắm mắt sẵn sàng phung phí tiền bạc một cách dễ dàng. Làm tiền ở đấy quá dễ...", anh tâm sự.

 

Khi đã có quá nhiều tiền dư thừa, anh giải trí bằng cách tham gia vào câu lạc bộ đua xe hơi, tự thưởng cho mình một chiếc Ferrari màu bạc, nhà cửa, đất đai… và anh cũng sống rất "kiêu ngạo" với số tài sản do mình kiếm được.

Richard nghĩ rằng anh đã đạt đến cực điểm của cuộc sống mà mọi người hằng mơ tưởng. Thế nhưng anh đã nhầm...

 

Rồi một ngày, bệnh viện kết luận anh đang ở giai đoạn thứ 4 của căn bệnh ung thư phổi. Khối u đã di căn tới não, cột sống và nội tạng. Lúc này, anh chợt hiểu ra những thứ phù phiếm đều chẳng còn giá trị khi bạn sắp rời xa trần thế. 

 

“Nhà cửa, xe cộ và những thứ vật chất xa hoa chỉ có ý nghĩa khi con người ta còn khỏe mạnh, còn đủ sức để ham mê, đua tranh, còn khi đã cận kề với cái chết, tất cả những thứ đó đều trở nên vô nghĩa. Điều thật sự mang lại cho tôi niềm vui trong những ngày cuối cùng này là được trò truyện với người thân, bạn bè, những người chân thành chăm sóc tôi, cười và khóc cùng tôi. Họ có thể nhìn thấy sự đau đớn, chịu đựng mà tôi phải trải qua."

 

"Tôi được huấn luyện để trở thành một bác sĩ, để có lòng từ bi và cảm thông nhưng tôi lại không có được những thứ ấy... Mỗi khi vào viện tiêm thuốc, rút máu và đưa thuốc cho bệnh nhân, tôi nghĩ bệnh nhân là bệnh nhân, tôi vẫn là tôi. Khi xong việc, tôi chỉ muốn chạy ngay về nhà vì nghĩ là đã hoàn tất công việc hằng ngày.

Khi bệnh nhân mắc bệnh, bị giày vò bởi cơn đau, tôi nghĩ đó là cơn đau của người khác chứ không phải của mình... Tôi thực sự không hiểu họ đau đớn như thế nào cho đến khi tôi là nạn nhân.

 

...Và có ai hỏi rằng nếu cho tôi làm lại từ đầu như một bác sĩ, tôi sẽ khác không, tôi có thể trả lời các bạn rằng: Vâng, tôi sẽ đổi khác. Vì đã trải qua cơn đau đớn mà bệnh nhân vấp phải nên tôi hiểu rõ việc họ chịu đựng sự giày vò thế nào", đó là những lời trăn trối đầy chân thành của bác sĩ 40 tuổi trước cái chết.

 

Anh khuyên các bạn sinh viên hãy trở thành những người bác sĩ nhân đạo, đừng đi vào vết xe đổ của anh. Và điều mà Richard thấu hiểu nhất, đó chính là nỗi đau khi là một bệnh nhân, tuy nhiên điều đáng buồn là chỉ đến khi sắp chết, anh mới nhận ra điều đó.

 

"Chúng ta được đào tạo để trở thành những lương y nhưng không ai dạy các bác sĩ cách cảm nhận nỗi đau của người bệnh. Tôi không yêu cầu các em phải xúc động, phải rơi nước mắt mà chỉ khuyên các em hãy cố gắng thấu hiểu nỗi khổ của các bệnh nhân bằng cả trái tim mình. Hãy luôn đặt mình vào vị trí của những người đứng giữa lằn ranh mong manh của sự sống.”

 

Điều trớ trêu nữa là nhiều khi biết mình sắp chết, chúng ta mới học cách sống. Đừng để môi trường dạy bạn cách sống như thế nào là hợp lý – như tôi. Tôi hy vọng bạn sẽ suy nghĩ kỹ để có một hướng cho chính mình. Đừng nghe lời xúi giục của xã hội mà hãy nghĩ đến những gì bạn muốn thực hiện và làm tốt cho người khác. Vì sự hạnh phúc thực sự không phải là phục vụ cho chính bạn".

 

Với những lời chia sẻ đầy sâu sắc và chân thành của Richard, người ta như hiểu hơn về cuộc sống, và cũng thấu cảm cho các sinh mệnh, những người bệnh đang ngày đêm chiến đấu trên giường bệnh để giành giật từng giây từng phút tồn tại trên cõi đời này!

Theo Thể Thao & Văn Hoá

Soi chiếu 4 tiến trình Sinh, Lão, Bệnh, Tử sẽ ngộ ra nhiều điều


SOI CHIẾU 4 TIẾN TRÌNH SINH, LÃO, BỆNH, TỬ SẼ NGỘ RA NHIỀU ĐIỀU

 

Con người sinh ra đều phải trải qua 4 tiến trình: Sinh, Lão, Bệnh, Tử.
Trong 4 giai đoạn này từ lúc sinh ra cho đến lúc chết, đời sống con người kéo dài tuổi thọ được trên 80 đến 100 tuổi là tiến trình lão hóa toàn phần chậm, gọi là bình thường.

Ngược lại tiến trình lão hóa sớm, chia hai loại, loại lão hóa toàn phần nhanh, phải chết sớm dưới 60 tuổi, còn những người chết trên 60 tuổi gọi là lão hóa sớm khi vừa bước vào tuổi thọ.

Nguyên nhân của lão hóa từ tế bào do thiếu đường trong qúa trình phân giải, chuyển hóa

Cơ thể chúng ta có khoảng 10-40 ngàn tỷ tế bào, là những viên gạch cấu tạo nên sự sống. Mỗi tế bào là một hệ thống tự duy trì và tự sản xuất, thu nhận chất dinh dưỡng và chuyển hóa thành năng lượng, trong cơ thể con người có khoảng 220 loại tế bào và các mô khác nhau chứa một bản mật mã riêng như các phân tử DNA tùy theo những chức năng hoạt động chuyên biệt và tự sản sinh ra thế hệ tế bào mới để thay thế tế bào cũ.


Trong các qúa trình dị hóa và đồng hóa thu nhận các chất hữư cơ từ thức ăn chuyển hóa thành năng lượng và làm nhiệm vụ duy trì sự sống và sinh trường, phân bào cần phải có glucose tham gia trong qúa trình phân giải,

Chúng ta thử nghĩ xem 10-40 ngàn tỷ tế bào trong cơ thể của chúng ta cần phải bao nhiêu đường glucose mỗi ngày. Ngược lại chúng ta “kiêng đường” không cung cấp đủ đường thì sự sống của tế bào sẽ ra sao.


Trên thực tế, chúng ta có thể đã có kinh nghiệm nhìn một người dư thừa cân béo phì, chúng ta biết ngay người này dư thừa đường, và một người tự nhiên gầy ốm sụt cân là người thiếu đường, còn người trọng lượng vừa đúng đủ theo (theo quy định của WHO quy định năm 1979) có đầy đủ không thừa, không thiếu đường,


Nếu cơ thể không đủ số lượng đường cần thiết mỗi ngày để cung cấp cho tế bào hoạt động thì tế bào bị lão hóa.

(Tiêu chuẩn khi đói đường huyết từ 100-140mg/dl, khi no sau khi ăn từ 140-200mg/dl)


Những dấu hiệu lão hóa sớm, trước tuổi

Mọi người thường chú ý lão hóa ở những vết nám, vết nhăn ở da, mà không để ý đến những dấu hiệu lão hóa khác trong cơ thể như tóc bạc sớm, răng lung lay, da nhăn mặt xấu, má hóp, thân hình gầy gộc, sụt cân, lưng gù, teo cơ, tay chân cong queo, thoái hóa xương khớp, mắt mũi lèm nhèm, tai nghe không rõ, trí nhớ kém, nước dãi chảy liên tục, hơi thở khò khè, thân thể đen đúa, đầu tay run rẩy, thân thể lắc lư, các chất nhơ bẩn trong thân tự bài tiết ra.

Còn người già là tuổi cao, cơ thể đã cằn cỗi. Hình dáng suy vi và biến đổi, khí lực khô kiệt, ăn uống khó tiêu, gân cốt rã rời, ngồi nằm phải có người dìu đỡ, mắt mờ tai điếc.


Những ai có dấu hiệu này trước 60 tuổi gọi là lão hóa sớm, còn ai đến 70 tuổi mới bị là lão hóa chậm, còn ai trên 80 tuổi chưa có những hiện tượng này là người khỏe sống thọ và chết già chứ không phải chết vì bệnh.


1. Quá trình trao đổi chất diễn ra chậm.

Sự hấp thụ chuyển hóa là quá trình diễn ra bên trong mỗi tế bào, thúc đẩy chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cung cấp cho cơ thể. Khi quá trình này diễn ra thuận lợi, cơ thể sẽ nhanh chóng chuyển hóa lượng đường và mỡ dư thừa, giải phóng các gốc tự do và tạo ra lipid để tái tạo lớp màng bảo vệ trên da, muốn chuyển hóa nhanh lượng đường và mỡ cần phải tập thể dục khí công, chỉ có ai không vận động thì bị dư thừa đường và mỡ thì sẽ bị lão hóa sớm, là do lười tập chứ không phải do ăn uống nhiều đường làm lão hóa, tuy nhiên rượu, thuốc lá làm qúa trình trao đổi chất chậm cũng bị lão hóa sớm.


2. Dấu hiệu lão hóa của từng tạng phủ

a-Dưới 60 tuổi bị sụt cân nhanh từ 10-20kg là lão hóa nội tạng nhanh là dấu hiệu ung thư.

b-Teo cơ bắp, má hóp mất thịt, nước dãi chảy liên tục, ăn không tiêu, chán ăn ...là tế bào tỳ vị bị lão hóa.

c-Da khô, nhăn nheo, thở khò khè....là tế bào phổi bị lão hóa

d-Tóc bạc sớm, xương răng khô, tiểu đêm, kém trí nhớ, tai điếc, lưng gù hay thoái hóa cột sống, tuyến tiền liệt phì đại... là tế bào thận bị lão hóa.

e-Móng tay chân khô cứng, mắt mờ, gân co quắp, vết nám da, thân thể đen đúa chân tay cong queo, đi đứng lắc lư đầu cổ chân tay.... là tế bào gan bị lão hóa.

f-Mạch máu nổi gân xanh, nhịp tim chậm, người lạnh.... là tế bào tim bị lão hóa
g-Các chất nhơ bẩn trong thân tự bài tiết ra...là tế bào cơ quan bài tiết bị lão hóa .

4 chất cần thiết nuôi tế bào là protein, glucose, lipid, oxy, như vậy 10-40 ngàn tỷ tế bào phải cần nhiều đường glucose mỗi ngày cho hợp lý để tế bào không bị những dấu hiệu lão hóa như trên.

Làm thế nào biết cơ thể chúng ta đủ đường hay thiếu đường.

Mọi người chỉ biết ai tăng cân béo phì thì dư đường là người có bệnh tiểu đường, thì ngược lại những người gầy ốm sụt cân phải là người thiếu đường, khi ăn uống đường nhiều trở lại thì tăng cân. 

Nhưng mọi người không dám ăn uống đường vì thắc mắc tại sao người gầy ốm lại vẫn bị bệnh tiểu đường cao.

Từ khi có máy đo đường huyết và có ngành nội tiết, chúng ta lại càng mắc bệnh tiểu đường nhiều hơn, làm rối loạn áp huyết tăng cao nhiều hơn, làm tế bào bao tử lão hóa trước không còn khả năng hấp thụ và chuyển hóa thức ăn thành máu và đường glucose nuôi tế bào, vì cơ thể không đủ đường glucose thật để tạo vỏ bọc tế bào bền vững, tạo máu, tạo mỡ. Về kháng thể chống bệnh thì protein và lipid không thể kết hợp vợi đường giả từ rau củ qủa để trở thành kháng thể glycoprotein và glycolipid để có kháng thể chống bệnh được.

Đường giả như rau củ qủa, bánh, kẹo...không phải đường glucose thật khi đo máy thử glucose-meter cũng tăng theo kết qủa đo của máy, nhưng đường này không phải glucose, chúng ta tạm gọi là đường thay thế hay đường giả, không chuyển đổi thành năng lượng được, vì những chất lipid, protein khi kết hợp với đường giả tạo vỏ bọc tế bào không bền vững để bảo vệ tế bào, và protein, lipid không thể kết hợp với đường giả để trở thành kháng thể chống bệnh lão hóa trong nội tạng và bệnh ngoại xâm như vi trùng, virus...

Vì máy đo đường không phải là máy đo đường glucose, nên tiêm insulin, đường huyết không xuống mà càng ngày càng tăng, đến nỗi đã kiêng ăn nhiều cơm và tinh bột, kiêng luôn cả rau củ qủa, thì insulin lại rút đường dự trữ trong mỡ, cơ bắp, cholesterol tốt trong não, mới làm cho tế bào các cơ quan nội tạng có dấu hiệu lão hóa sớm.

Làm sao biết đường nào thật, đường nào giả

Khi đang mệt, chóng mặt, hoa mắt, đi lảo đảo, tay chân run lạnh, đổ mồ hôi, mệt tim, chúng ta thử nghiệm 5 loại nước uống, loại nào uống vào thấy khỏe ngay, các dấu hiệu trên biến mất ngay, đó là đường glucose thật.

a-Uống 1 ly nước ép trái cây rau củ qủa.
b-Uống 1 ly nước pha mật ong
c-Uống 1 ly nước mía
d-Uống 1 lon coca hay pepsi
e-Uống 1 ly nước ấm pha 4 thìa cà phê đường cát vàng

Kết qủa cho thấy uống nước pha đường cát vàng có kết qủa các dấu hiệu thiếu đường biến mất 100%, và lại làm hạ áp huyết tâm thu, tâm trương và làm tăng nhịp tim thấp thành cao, hết mệt tim tay chân ấm.

Uống đường bao nhiêu mỗi ngày là đủ

Theo Hội Tim Mạch Hoa Kỳ khuyến cáo chúng ta phải cung cấp đường glucose (đường cát vàng), cho tim hoạt động trong 24 giờ phải đủ tiêu chuẩn sau :

How much is too much?

The American Heart Association (Hội Tim Mạch Hoa Kỳ) has made the following recommendations about sugar limits:

Children = Limit to 3-4 teaspoons per day (trẻ em 3-4 thìa cà phê đường mỗi ngày)
Adult women/teens= Limit to 5-6 teaspoons per day (phụ nữ 5-6 thìa cà phê đường mỗi ngày)

Adult men/teens= Limit to 8-9 teaspoons per day (nam từ 8-9 thìa đường cà phê mỗi ngày)

Những chứng bệnh do hàng ngàn bệnh nhân khai dưới đây được thống kê trong hơn 10 năm của bệnh đường-huyết thấp hypoglycemia ( đường dưới 6.2mmoml/l = 104mg/dL) gây ra nhiều bệnh vô duyên nan y mãn tính và cuối cùng tế bào sẽ trở thành ung thư, gồm các bệnh như sau :

Thoái hóa xương cổ, thoát vị đĩa đệm, vẹo cột sống, cứng cổ gáy vai, tê đau nhức tay vai, đau lưng, chân, đầu gối, gót chân, đi khó khăn, parkinson (run tay chân), bệnh cholesterol, gout, thần kinh tọa, giảm trí nhớ, lồi điã cột sống, liệt đường ruột,

hư thận phải lọc thận 3 ngày/tuần, nhức nửa đầu, dị ứng, đau lưng xuống thận qua bụng ra sau lưng dấu hiệu của sạn thận. nhức đầu, đau đầu chóng mặt, ho suyễn kinh niên, khó thở, yếu bao tử, bao tử ăn không tiêu, ợ hơi, trào ngược thực quản, bướu cổ, ung thư bao tử, đi cầu ra phân sống,

bệnh tâm thần, mất ngủ, đau nhức mỏi toàn thân, bị chóng mặt mệt tim. bệnh tiểu nhiều, rối loạn tiền đình, rối loạn thần kinh, bụng căng cứng to, yếu sức, đi đứng chậm chạp, người xanh xao, đi hay lảo đảo, khi đi đau bàn chân, đầu cổ cứng không quay trái phải hay cúi ngửa được, ù tai, mắt sụp, nhìn không có thần,

bệnh trầm cảm, tâm thần, dễ bị vong nhập, liệt mặt méo miệng, hoăc mắt bị chói, thấy xung quanh tối sầm thoáng qua,

u xơ tử cung ,(xơ hóa sợi cơ, u lành tính tái phát tại chỗ, ung thư vú, ung thư tử cung, viêm gan, suy thận độ 2, mắt mù dần, bại xuội chân tay vô lực do áp huyết thấp và đường thấp khác với stroke tai biến gây liệt cứng, động kinh co giật, thiếu đường sẽ bị loãng xương, chân yếu đi hay bị té ngã gẫy xương, và bệnh thường gặp khi bỗng nhiên tụt thấp đường-huyết mà không biết, bị ớn lạnh xuất mồ hôi, chóng mặt xây xẩm có dấu hiệu như trúng gió muốn té xỉu, phải uống đường ngay tức khắc chứ không phải cạo gió bệnh nhân sẽ chết ngay nếu không cứu kịp bằng đường. ...

Nếu đường dư phải làm sao
Công thức chống lão hóa:
Mỗi ngày 6-9 thìa đường cát vàng + Tập thể dục khí công chuyển hóa đường thành năng lượng

- Phân biệt đường dư thật và đường dư giả

a-Đường dư thật
Bất cứ lúc nào đo đường huyết cao trên 200mg/dl hay 11.1mmol/l, mà nhịp tim cao trên 90, nhiệt kế đo trên trán, và bàn tay nóng 37-38 độ C..
Kết hợp với các bài tập Khí công sẽ tái lập cân bằng đường huyết

b-Đường dư giả là đường không pha cà phê hay pha trà được

Bất cứ lúc nào đo đường huyết cao trên 200-500mg/dl hay 11.1-27,8mmol/l, có nhịp tim thấp dưới 60-65, nhiệt kế chỉ low, hay dưới 32 độ C, chân tay lạnh. 

Bổ sung gluco (đường cát vàng) + tập các bài tập khí công tái lập cân bằng đường huyết.

Theo KCYĐ