BẠN CÓ PHẢI NGƯỜI QUÁ GIỎI?
Thành công là điều ai
cũng mong mỏi, nhưng làm việc quá mức để đạt được mục tiêu thì sao? Những người
quá thành công là những người vốn đã đạt được những điều lớn lao nhưng vẫn nghĩ
mình cần phải đạt được thêm nữa. Thậm chí khi họ đạt được thành công nhiều hơn
đa số mọi người thì họ vẫn không bao giờ thỏa mãn và luôn cố để gặt hái được
thêm nhiều thành công hơn nữa.
Những người quá thành
công thường bỏ bê những nhu cầu của chính mình và gia đình cũng như bạn bè để
tập trung hướng tới chiến thắng.
Trong hầu hết mọi
trường hợp, thành tựu là một điều tốt. Sau cùng thì, có ai mà không muốn đạt
được mục tiêu của mình? Vấn đề với việc quá thành công là nó khiến bạn phải trả
giá, cái giá còn lớn hơn phần thưởng, để đạt được những mục tiêu đó. Người ta
thường hy sinh sức khỏe, hạnh phúc và những mối quan hệ để chạy theo một đích
đến luôn di chuyển nhanh hơn họ.
Quá thành công là sao?
Mặc dù không có một
định nghĩa rõ ràng nào được đặt ra, những hầu hết mọi người đều sẽ đồng ý rằng
vấn đề không nằm ở nhu cầu muốn thành công. Thay vào đó, chính phương cách ta
sử dụng để đạt được và duy trì mức thành công đó mới tồn tại vấn đề.
Nếu con người ta phán
đoán giá trị của bản thân chỉ đơn thuần dựa trên những thành công thì có một
dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy ở đây đang tồn tại một người “quá thành công”.
Có nhiều bối cảnh khác
nhau nơi những người quá thành công có thể xuất hiện các dạng hành vi có vấn
đề. Một số bao gồm:
Trường học và nơi làm
việc không phải là những địa điểm duy nhất hay bắt gặp những người quá giỏi.
Con người ta có thể xuất hiện dạng hành vi này trong nhiều bối cảnh khác. Cố
gắng hướng đến sự hoàn hảo trong nuôi dạy con cái, ôm đồm việc nhà và có quá
nhiều sở thích cũng có xuất hiện tình trạng này.
Ví dụ, một người quá
giỏi tham gia vào một giải đấu thể thao đồng đội hay tỏ ra nghiêm túc hơn rất
nhiều so với những người khác, tập luyện không ngừng nghỉ để đảm bảo màn thể
hiện của mình phải vượt xa hơn những người khác trong đội.
Người quá thành công
là người cực kỳ dể mất cân bằng trong cuộc sống. Nếu bạn cảm thấy mình là người
quá thành công, có một số việc bạn có thể làm để đảm bảo nhu cầu muốn thành công
không gây cản trở cho sức khỏe thể chất, đời sống tinh thần và các mối quan hệ
xã hội của bạn.
.
– Hãy lùi lại. Khi bạn bắt đầu theo đuổi một mục
tiêu, hãy dành ra chút ít thời gian cân nhắc lý do tại sao nó quan trọng với
bạn. Liệu đây có phải thứ bạn thực sự quan tâm? Bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu
không đạt được mục tiêu này? Mục tiêu này có đầu ra thực tế không?
Mặc dù điều này có thể
không làm bạn đổi ý theo đuổi mục tiêu này, nhưng lùi lại một bước để suy xét
động lực của bản thân có thể giúp bạn thu được góc nhìn đầy đủ hơn về lý do tại
sao mình lại theo đuổi mục tiêu này.
– Thực hành tự chăm
sóc bản thân.
+ Dù có đang làm việc
chăm chỉ để đạt được mục tiêu, bạn vẫn cần dành thời gian để tự chăm sóc bản
thân mình.
+ Không bỏ bê sức
khỏe, cả thể chất và tinh thần, từ đó bạn mới có thể tiếp tục theo đuổi mục
tiêu cuối cùng.
+ Cho bản thân nghỉ
ngơi, tự thưởng cho mình, và mỗi ngày làm những điều có lợi cho sức khỏe và
tinh thần mình.
– Kết nối với mọi
người.
Người quá thành công
thường bị coi là hay bỏ bê các mối quan hệ để chạy theo mục tiêu mình muốn.
Điều quan trọng ta cần nhớ là việc duy trì những kết nối xã hội lành mạnh thực
sự có thể hỗ trợ cho thành công về lâu dài. Tiếp xúc với mọi người, dành thời
gian cho người mình yêu thương và sẵn lòng để người khác hỗ trợ bạn.
Kết luận.
Là một người đạt nhiều
thành tựu là một điều tuyệt vời. Điều đó có nghĩa là bạn chú tâm đạt được thành
công đầy ý nghĩa – bạn muốn đạt được điều đó bằng quá trình làm việc nổi bật.
Tuy nhiên, quá thành
công có thể không tốt và góp phần gây căng thẳng, làm tệ đi những mối quan hệ
và tạo ra nỗi sợ. May mắn là, việc lùi lại một chút và tập trung hơn vào chất
lượng của thành công thay vì số lượng có thể giúp bạn có được góc nhìn tốt hơn
về thành tự cá nhân của mình.
Nguồn: verywellmind.com/are-you-an-overachiever