Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2022

Người tư duy làm thuê thời nay nhiều vô kể

NGƯỜI TƯ DUY LÀM THUÊ THỜI NAY NHIỀU VÔ KỂ 

Nông dân sẽ bảo tá điền đi nhổ cỏ trên cánh đồng để lúa tươi tốt, và tá điền sẽ đi và làm việc cả ngày. Nhưng nếu người nông dân đi thăm ruộng vào ngày hôm sau, người đó sẽ vẫn thấy cỏ. Ông ấy có thể cử tá điền đi hết lần này đến lần khác, nhưng vẫn sẽ luôn có cỏ mọc cho tới khi người nông dân phải đích thân ra và nhổ cỏ.

Tại sao lại như vậy? Bởi vì người nông dân, vốn là chủ ruộng lúa, rất quan tâm đến đất đai của mình. Nhưng người tá điền thì không có mối quan tâm đó vì đó không phải là đất của anh ta.

Vì người nông dân là chủ, ông ấy chủ động làm mọi cách để chăm chút cho đất đai của mình. Ông ấy biết mình phải làm gì mà không cần ai nói với ông ấy. Tuy nhiên, người tá điền thì không tìm việc để làm. Nếu không ai bảo anh ta phải làm gì thì anh ta không làm gì cả.

Cho nên các bạn thấy sự khác biệt trong suy nghĩ của một chủ ruộng và một tá điền. Nếu nghiên cứu kỹ sự suy tàn của các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ngày nay, chúng ta có thể thấy rằng có rất nhiều điều liên quan đến những suy nghĩ mà tôi đang nói đến: Hầu hết mọi người đều là tá điền.

Nếu nhìn ra xung quanh, các bạn sẽ thấy rằng có những người không chỉ làm những gì họ phải làm mà còn làm cho người khác mà không cần phải bảo.

Mặt khác, các bạn cũng sẽ thấy rằng có những người không làm công việc của mình trừ khi được bảo, nói gì đến làm công việc của người khác. Một lần nữa, có thể thấy sự khác biệt trong tư duy người làm chủ và tư duy tá điền.

Các bạn cần phải luôn làm việc và sống với tư duy của một người chủ. Người có tư duy như vậy không ngại hoàn cảnh. Những nhân viên làm việc với tư duy làm chủ này giúp cho công ty thành công.

Nhưng có những người có tư duy tá điền, tự thấy kiếm đồng lương mỗi tháng bằng việc chỉ làm những gì được cấp trên bảo đã là đủ. Nhưng công ty sẽ chẳng bao giờ thành công, và thái độ như thế ảnh hưởng không chỉ tới cuộc sống gia đình mà còn tới sự phát triển của quốc gia nữa.

Các bạn phải nghĩ rằng mình là người duy nhất có thể làm công việc của mình, rằng các bạn rất cần cho công việc của mình. Có như vậy, các bạn mới trở nên hạnh phúc và đồng thời cải thiện được năng lực của mình. Nếu không làm được như vậy, các bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc và năng lực của các bạn sẽ không thể tăng lên.

Chẳng hạn, các bạn sẽ thấy rằng những sinh viên đứng đầu không chỉ thực hành nhiều, lặp lại nhiều mà họ còn sử dụng tất cả thời gian dư thừa của mình để học tập. Và vì họ làm việc đó cho chính họ nên họ thấy hạnh phúc hơn khi học hành và năng lực của họ tự động tăng lên.

Tuy nhiên, điều này không đúng với những sinh viên kém. Họ không ngồi yên học hành cho bản thân. Họ phải ép mình làm bài tập, và một số sinh viên thậm chí còn không hề làm bài tập. Chắc chắn, không có sinh viên nào thích thú học hành nếu bị ép phải làm việc đó. Những sinh viên bị ép phải học đều không học tốt và kết quả là không thể nâng cao năng lực của mình.

Không ai có thể sống cuộc sống thay cho bạn – tất cả là chính bạn. Cuộc sống của các bạn tùy thuộc vào chính bạn, bởi vì các bạn không thể trao gửi nó cho bất kỳ ai khác.

Tôi hy vọng rằng các bạn sẽ không dại dột đánh mất ý thức làm chủ của mình và trở thành những “tá điền.” Hãy trở thành chủ nhân của chính mình, ông chủ của chính mình, và hãy sống theo cách đó.

* Trích từ cuốn tự truyện “Thế Giới Quả Là Rộng Lớn Và Có Rất Nhiều Việc Phải Làm” của tác giả Kim Woo Choong, nhà sáng lập tập đoàn Daewoo

 

 

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2022

Khoa học chứng minh: Đôi nào càng hay cãi nhau lại càng hạnh phúc


KHOA HỌC CHỨNG MINH: ĐÔI NÀO CÀNG HAY CÃI NHAU LẠI CÀNG HẠNH PHÚC

 

Nghe thì có vẻ hơi ngược ngược, nhưng đây lại là sự thật, và sự thật này cũng đã được các nhà khoa học chứng minh.

Đừng bao giờ nghĩ giữ im lặng để mối quan hệ được êm đềm là hạnh phúc. Đôi khi chính hành động đó lại trở thành nguyên nhân "giết chết" tình yêu của bạn. Bạn có biết, khoa học khuyến khích các cặp đôi thường xuyên thảo luận, hoặc tranh luận về bất cứ vấn đề nào trong mối quan hệ của họ?

 

Những cuộc khảo sát đã được thực hiện…

Gần đây, một cuộc khảo sát đã được thực hiện tại Ấn Độ đối với các cặp vợ chồng đã kết hôn, về việc những cuộc tranh luận có ảnh hưởng như thế nào tới mối quan hệ của họ. Và kết quả, 44% những người tham gia cuộc khảo sát cho rằng thành công trong hôn nhân phụ thuộc vào mức độ tranh luận giữa hai vợ chồng. Họ nói rằng tranh luận nhiều hơn một lần một tuần sẽ giúp cho sự giao tiếp cởi mở hơn giữa hai người.

Một nghiên cứu khác được thực hiện hơn 14 năm, phát hiện ra rằng những cặp vợ chồng tranh luận thường xuyên trong hòa bình có nhiều khả năng không thể tách rời. Nghiên cứu này được thực hiện đối với 79 cặp vợ chồng trên toàn vùng Trung Tây Hoa Kỳ.

Theo FamilyShare, điểm chung giữa các cặp vợ chồng hạnh phúc là thường xuyên dành thời gian để tranh luận về những chủ đề phổ biến trong cuộc sống. Và điều dễ hiểu là giữa họ dường như chẳng có bất kỳ khoảng cách nào, bởi thông qua những cuộc tranh luận, họ có thể trò chuyện với nhau một cách cởi mở và trung thực.

 

Đừng nhầm lẫn tranh luận và tranh cãi…

Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn giữa việc tranh luận và tranh cãi. Tranh luận là đưa ra những lý lẽ để thuyết phục đối phương, theo một chiều hướng tích cực và lành mạnh. Trong khi đó, tranh cãi là việc làm mang xu hướng tiêu cực nhiều hơn, khi người nói không có kẻ nghe và một trong hai luôn thích "nhảy bổ" vào miệng người khác.

Ngoài ra, trên thực tế, kẻ thù giết chết một mối quan hệ chính là sự im lặng. Nếu bạn cứ tích tụ những điều không hài lòng, khó hiểu, hoài nghi… chúng sẽ dồn nén thành một quả bom và chờ ngày phát nổ.

Bên cạnh đó, việc bạn thường xuyên tranh luận sẽ đem đến cho mối quan hệ của bạn có những sự thay đổi cảm xúc, trở thành chất xúc tác kỳ diệu trong công cuộc "kết dính" giữa hai người.

 

Những cuộc tranh luận đúng đắn sẽ lợi đôi đường

Hãy nhớ, tranh luận là một phần cần thiết để giúp cho một mối quan hệ không trở nên nhàm chán. Trên thực tế, Sandy Burris - người đã lập gia đình gần 60 năm, cho biết:

"Chúng tôi tranh luận tất cả các thời gian khi có thể. Bởi sẽ tồn tại rất nhiều điều chúng ta không đồng ý hoặc không vừa lòng. Nếu chúng ta luôn dễ dàng đồng ý hoặc cho qua, mối quan hệ đó sẽ cực kỳ nhàm chán."

 

Không chỉ thế, nếu bạn thường xuyên tranh luận cùng nửa kia của mình, cả hai bạn đều sẽ nhận được ba lợi ích bất ngờ: thứ nhất, bạn sẽ không phải giữ trong lòng những cảm xúc tiêu cực quá lâu. Thứ hai, việc thường xuyên tranh luận thể hiện vai trò cả hai bạn là bình đẳng trong mối quan hệ, và điều này là cần thiết. Thứ ba, tranh luận sẽ giúp nhau cùng phát triển, nhìn nhận ra điểm yếu của bản thân và vượt qua được các thách thức một cách dễ dàng hơn.

 

Do vậy, nếu bạn muốn có một mối quan hệ lành mạnh, bạn không nên né tránh các cuộc tranh luận. Ý nghĩa to lớn được đề cập ở đây là tất cả mọi người đều cần tranh luận, và cách bạn tranh luận mới thực sự quan trọng.

 

Hãy nhớ lấy một điều quan trọng rằng, tranh luận không phải là một cuộc chiến để đối đầu, mà đơn giản là một cách để hai người vốn ở thế đối đầu có thể cùng nhìn về một hướng, và đứng chung trên một chiến tuyến.

Và đương nhiên, để có những cuộc tranh luận lành mạnh dựa trên nền tảng của sự hòa bình, thì bạn sẽ cần phải thực tập kỹ năng lắng nghe để có thể thấu hiểu hơn đối tác của mình.

 

Chịu ρhạt thay – Một cách giáo dục không ngờ mà hiệu quả


CHỊU ΡHẠT THAY – MỘT CÁCH GIÁO DỤC KHÔNG NGỜ MÀ HIỆU QUẢ

 

Tại một lớρ học tɾong ngôi lὰng nhỏ ở Nαm Phi. Nhiều giάo viên dα tɾắng tình nguyện ᵭến dα̣y ᵭều không chịu ᵭựng nổi những học sinh bản xứ ngỗ nghịch còn mαn ɾợ. Chỉ tɾong ít tuần, họ ᵭα̃ bỏ dα̣y vὰ ɾα ᵭi, lớρ học giα̉i tάn. Ngὰy nọ, cô giάo Sαndinα tình nguyện ᵭến ᵭây.

Cô thᾰm hết cάc giα ᵭình tɾong lὰng tɾước khi khαi giα̉ng lớρ học. Có ɾất ᵭông học sinh ᵭến lớρ, chúng yêu mến cô vì cô có vẻ dễ chịu hơn những thầy giάo tɾước ᵭây.

 

Ngὰy ᵭầu tiên, cô viết tɾên bảng những tội thường xα̉y ɾα vὰ quy ᵭịnh hình ρhα̣t kèm theo như: Chọc bα̣n: 10 ɾoi khẽ tαy; Đάnh nhαu: 15 ɾoi; Ăn cắρ: 20 ɾoi, v.v… Rồi bảo học sinh cαm kết ρhα̉i lὰm ᵭúng cάc quy ᵭịnh ấy. Cα̉ lớρ ᵭồng tình.

Ngαy ngὰy ᵭầu, cάc tɾò tố giάc một bạn ᾰn cắρ bánh mì. Khi bị gọi lên, Jαstun nghênh ngαng không sợ αi cả. Nó ᵭưα tαy ɾα sẵn sὰng chịu 20 ɾoi. Lúc ấy, thαy vì cầm ɾoi ᵭάnh nó, Sαndinα ᵭưα ɾoi cho nó vὰ bảo: “Vì cô lὰ cô giάo mὰ không dα̣y ᵭược cάc em, cô sẽ chịu hình ρhα̣t thαy em.” – Jαstun hoὰn toὰn bất ngờ, thάi ᵭộ nó thαy ᵭổi lập tức, cả lớρ xầm xì kinh ngα̣c. Cô giάo ᵭưα tαy ngửα ɾα tɾên bὰn vὰ bắt buộc nó ρhα̉i ᵭάnh. Jαstun quất thật nhẹ, cô bắt ρhải quất mα̣nh lên, ᵭược vὰi ɾoi, nó oὰ khóc ɾồi chα̣y ɾα khỏi lớρ, cα̉ lớρ ᵭều khóc, cô Sαndinα cũng khóc.

 

Ngὰy hôm sαu, Jαstun tɾở lα̣i lớρ, xin lỗi cô. Một không khí hoὰn toὰn khάc với những lớρ học tɾước ᵭó. Mọi người yêu thương nhαu. Những kẻ cứng ᵭầu nhất cũng ᵭã sửα ᵭổi.

Một ᵭứα tɾẻ chỉ thấy sự tɾừng ρhα̣t mὰ không thấy tình thương tɾong cάch giάo dục, sẽ tɾở nên ngαng ngược hơn.

 

Có tình thương thì con người mới tư giác chấp nhận sữa lỗi lầm.

 

ST