SỰ THẬT VỀ GIẤC NGỦ VÀ SỞ HỮU ‘GIẤC NGỦ THÔNG MINH’
Ngủ là một nhu cầu cơ bản giúp cơ thể người phục hồi sức khỏe. Nếu bạn ngủ không đủ giấc, cơ thể bạn sẽ ngày càng cạn kiệt và suy giảm. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp dành nhiều thời gian để ngủ nhưng tình trạng tinh thần và sức khỏe vẫn không được cải thiện bao nhiêu.
Mệt mỏi do thiếu ngủ là kết quả của nhiều yếu tố, thiếu ngủ đơn thuần chỉ là một trong nhiều nguyên nhân đó. Mệt mỏi vì thiếu ngủ sẽ khiến chất lượng cuộc sống, năng suất lao động của bạn bị giảm sút.
Hiệp hội An toàn Giao thông Đường cao tốc Hoa Kỳ (National Highway Traffic Safety Association) ước tính 7% số vụ tai nạn có nguyên nhân là do mệt mỏi vì thiếu ngủ khi lái xe. 1 trong số 5 người Mỹ bị giảm năng suất lao động, làm thiệt hại hơn 100 tỷ USD mỗi năm.
Thiếu ngủ khiến bạn trở nên cáu kỉnh và giảm chất lượng cuộc sống. May mắn thay, bạn có thể làm nhiều điều để cải thiện chất lượng giấc ngủ, kiểm soát được sự mệt mỏi và tăng chất lượng cuộc sống của mình.
Chúng ta thường tin rằng, chỉ cần ngủ đủ 8 giờ một ngày là đủ. Điều này đúng với đa số mọi người tuy nhiên nó vẫn có một số ngoại lệ dù ngủ đủ và hơn 8 giờ vẫn cảm thấy mệt mỏi. Có thể họ đã ngủ không đúng với chu kỳ giấc ngủ của mình. Trong khi ngủ, con người trải qua hai chu kỳ cơ bản là non-REM (gồm ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu, ngủ rất sâu) và REM (Rapid Eye Movement – Chuyển động mắt nhanh) hay ngủ mơ.
Chu kỳ non-REM
Giai đoạn 1: Ru ngủ
Trung bình chúng ta mất khoảng 14 phút cho giai đoạn này tính từ thời điểm bạn
nhắm mắt để bắt đầu ngủ. Trong giai đoạn này, chúng ta rất dễ bị đánh thức và
có hiện tượng co giật.
Giai đoạn 2: Ngủ nông
Giai đoạn ngủ nông bắt đầu khi mắt ngưng hoạt động, nó chiếm 50% tổng thời gian ngủ.
Giai đoạn 3: Ngủ sâu
Giai đoạn này chỉ chiếm dưới 10% tổng thời gian ngủ, sóng não diễn ra rất chậm,
nhiệt độ, nhịp tim, nhịp thở, huyết áp của cơ thể giảm, hệ thống cơ xương khớp
giãn ra.
Giai đoạn 4: Ngủ rất sâu
Giai đoạn 4 này chiếm 20% tổng thời gian ngủ và đây là lúc khó đánh thức nhất.
Nhiệt độ của cơ thể, nhịp tim, nhịp thở và huyết áp đều giảm xuống mức thấp
nhất. Nếu chúng ta thức dậy vào giai đoạn 4, ta sẽ cảm thấy bơ vơ, loạng
choạng, cực kỳ mệt mỏi và đau đầu.
Chu kỳ REM (Rapid Eye Movement - ngủ mơ)
Ngủ mơ chiếm khoảng 20% tổng thời gian ngủ và nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, nhịp
thở và huyết áp đều tăng. Ở giai đoạn này thường xuất hiện những giấc mơ đẹp
hoặc ác mộng. Ở cuối giai đoạn này, cơ thể có thể thức giấc tạm thời một vài
phút rồi nhanh chóng lặp lại chu kỳ giấc ngủ cho tới sáng.
Vì thế nên khi bạn ngủ sớm, rất nhiều khả năng ta sẽ phải thức dậy đúng vào
giai đoạn 4. Điều này giải thích lý do vì sao ngủ sớm không phải là điều kiện
giúp ta có một tinh thần tỉnh táo, quan trọng hơn là phải thức dậy đúng lúc.