Thứ Năm, 15 tháng 9, 2022

Điều gì quyết định sư thành công của bạn


ĐIỀU GÌ QUYẾT ĐỊNH SƯ THÀNH CÔNG CỦA BẠN

 

Cuộc sống là một cuốn sách to, dày. Kẻ dại thì lật quá nhanh. Người khôn thì đọc, suy nghĩ và ứng dụng. Ðáng sợ nhất là sự rỗng tuếch, nước chảy bèo trôi. Mái trường là nơi sản sinh ra những người chèo lái cuộc sống nhưng không nên coi là con đường duy nhất để có tương lai...

 

... Học ngoài nhà trường là công việc cả đời. Thất nghiệp cũng chỉ là chuyện thường gặp, đừng quan trọng hóa mà coi nó là quãng thời gian tiếp tục rèn luyện. Cuộc sống càng dễ con người càng yếu đuối".

 

Trong các yếu tố quyết định sự thành công của con người, kỹ năng sống đóng góp đến khoảng 85%. Theo UNESCO ba thành tố hợp thành năng lực của con người là: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Hai yếu tố sau thuộc về kỹ năng sống, có vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách, bản lĩnh, tính chuyên nghiệp…

 

Câu chuyện về sự thành công nhờ vào các kỹ năng sống của một người mà rất nhiều người thần tượng đó là Bill Gate. Ông đã chia sẻ như thế này:

 

Khi được hỏi ông có lời khuyên gì với tư cách là một người thành đạt nhất thế giới, Bill Gates nói:

 "Hãy bớt ngủ, tăng giờ làm việc và không bao giờ bỏ học giữa chừng như tôi!".

Rõ ràng Bill Gates cũng như nhiều người thành đạt khác có chung một phẩm chất là lao động không ngừng để đạt lấy đỉnh cao ước mơ.

 

Khi bạn không có nhiều phẩm chất trí tuệ, bạn chưa có tích lũy mà bạn lại còn bắt đầu từ con số 0 về vật chất hẳn bạn thấy mình nhỏ bé và khó có chỗ chen chân. Nhưng đó chỉ là mở đầu, rồi bạn sẽ có một công việc nào đó. Bạn thấy mình là lính mới giữa đám cựu binh lâu đời, lành nghề.

 

Ðôi khi ở công sở có những người sống lâu lên lão làng, che khuất mất vai trò của bạn. Có thể họ nhìn bạn là một người "đầu sai" chạy việc vặt như ngày xưa họ đã trải qua.

Có thể họ là đám bảo thủ, họ sẽ gây khó khăn cho bạn. Nhưng, ở họ là cả một kho kinh nghiệm, nếu bạn tự đắc thấy họ ít bằng cấp, bạn đừng vội cho mình mới đáng lên chức, làm lãnh đạo họ.

Dù sự thật là bạn có nhiều tiềm năng, bạn cũng phải sống và làm việc sao cho tài năng của bạn được công nhận và ứng dụng một cách rõ ràng qua công việc.

Có một số bạn trẻ quan niệm lầm lẫn về sự thành đạt. Phải đua chen, nếu cần thì rất ích kỷ, chỉ thấy mình là nhất, xem người khác là đối tượng để mình dẫm đạp lên. Có lẽ họ đã không đủ kiên nhẫn để chứng tỏ thực tài của mình.

 

Người khác giỏi hơn bạn, bạn đừng coi điều đó là điềm không may của mình. Cho nên bạn dễ cảm thấy ghét người giỏi hơn mình. Ðó là nọc độc ngấm dần, người ta nhìn thấy bạn rất rõ trong sự "vươn lên một cách điên cuồng và nóng vội" và đó là lý do để bạn thất bại.

Bạn có thể giành giật được một cái gì đó nhưng về con người, về các mối quan hệ xã hội, về sự thanh thản trong tâm hồn, bạn thất bại ê chề!

Romeo và Juliet”- chuyện tình của mọi thời đại


ROMEO VÀ JULIET”- CHUYỆN TÌNH CỦA MỌI THỜI ĐẠI

 

Cũng như Nguyễn Du với Truyện Kiều, câu chuyện truyền thuyết về Roméo và Juliet không phải do William Shakespeare sáng tạo ra.

 

Truyền thuyết về Roméo và Juliet đã được kể lại nhiều lần hơn 100 năm trước khi William Shakespeare viết thành kịch bản.

Từ hơn một thế kỷ trước, vào năm 1476, tác giả người Ý là Masuccio Salernitano đã kể trong cuốn sách nhan đề “Il Novellino” về một mối tình vụng trộm, những vụ giết người, việc đi đầy biệt xứ, việc một nhà tu hành sẵn lòng giúp đỡ cho đám cưới của đôi trẻ thuộc hai gia đình thù nghịch.

Năm 1530, Luigi da Porta cũng kể lại câu chuyện tình kết thúc bằng việc đôi tình nhân tự sát này với địa điểm diễn ra câu chuyện là thành phố Verona.

 

Tới năm 1562, nhà thơ Anh là Arthur Brooke đã dùng đề tài này trong tập thơ dài “The Tragical Historye of Romeus and Julius” (Câu chuyện bi thảm của Romeus và Julius), nói về một một tình yêu vụng trộm, không vâng lời cha mẹ và bất tuân luật pháp. Ngôn ngữ trong tập thơ khô khan và thiếu hấp dẫn dẫn dù cho tác giả có cảm tình với cặp uyên ương.

 

Tới vở kịch “Roméo và Juliet” của William Shakespeare, Juliet được miêu tả như một thiếu nữ đang trở thành phụ nữ. Theo cốt truyện Ý, Juliet 18 tuổi; trong tập thơ của Arthur Brooke, Juliet 16; nhưng đến vở kịch của Shakespeare, Juliet chỉ mới 13 tuổi. Juliet rất đẹp, cái đẹp thánh thiện, thơ ngây và nhiều hy vọng, khiến cho Roméo đã bị hớp mất hồn ngay lúc mới gặp nàng.

Rồi đến khi nằm trong nhà mồ, Roméo ngắm nhìn thi thể của Juliet đã phải than rằng: “Tử Thần đã hút đi mật ngọt trong hơi thở, nhưng bất lực trước sắc đẹp của em!”.

 

Juliet là một con người thực tế trong khi Roméo thuộc loại người lãng mạn. Trên ban-công thơ mộng, trong khi Roméo thốt ra các lời yêu đương thì Juliet nói tới hôn nhân, bàn về lần gặp nhau sắp tới và nghĩ cách thông tin cho nhau.

Lớn lên bên cạnh bà vú nuôi và mẹ, Juliet đã đã muốn chiều lòng gia đình trong cuộc hôn nhân, nhưng nàng đã suy nghĩ và hành động cho chính mình khi gặp Roméo. Nàng tin rằng tình yêu có thể giúp cho con người vượt qua được mọi trở ngại. Tình yêu đã khiến Juliet trở thành một phụ nữ trẻ dám chịu trách nhiệm về cuộc đời của chính mình.

 

Romeo là một thanh niên lương thiện, tốt bụng, lịch sự, đẹp trai. Không chỉ các bạn như Mercutio, Benvolio, mà nhiều người khác như bà vú nuôi của Juliet và ngay cả Hầu tước Capulet cũng đã gọi chàng là “chàng trai đức hạnh và biết kiềm chế”.

Cha Lawrence cũng rất yêu mến Roméo và cố gắng làm cho chàng hạnh phúc.

 

Tới khi gặp Juliet, Romeo đã khám phá ra chính mình, và tình yêu đích thực đã làm cho lời nói của Roméo trở thành thơ! Thật là bi thương khi tình yêu trở thành sâu đậm, khi người ta phải tự sát vì yêu.

 

“Roméo và Juliet” là vở kịch chứa đựng rất nhiều bài thơ lãng mạn cũng như các bài Sonnet. Trong “Romeo và Juliet”, mỗi nhân vật nói bằng một thứ ngôn ngữ riêng, thể hiện rõ địa vị xã hội của từng người. Shakespeare đã dùng những thể văn khác nhau để mô tả ngôn ngữ gặp gỡ, yêu đương của những người trẻ tuổi; ngôn ngữ vui vẻ của bạn bè; ngôn ngữ thô tục của những người hầu. Shakespeare còn dùng thể văn kiểu Ý khi nói về các bậc cha mẹ ngăn cản những kẻ mới biết yêu, về các người hầu bình luận về tình dục.

 

Đại Văn Hào William Shakespeare đã viết Bi kịch “Romeo và Juliet” vào năm 1596, vở kịch chính là một bức thông điệp về câu chuyện những hận thù, những xung đột xảy ra trong gia đình hoàng gia, từ Vua Henry-8, Nữ hoàng Mary Tudor, đến Nữ hoàng Elizabeth I, gây ra hàng ngàn vụ giết người, những cuộc chém giết đẫm máu giữa phái Cơ Đốc và phái Tin Lành.

 

Qua ngòi bút của W. Shakespeare, Romeo và Juliet không chỉ trở thành vở kịch xuất sắc và nổi tiếng nhất của tác giả, được dàn dựng trên nhiều sân khấu, mà còn trở thành một trong những câu chuyện tình yêu nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại.

 

Trích bài viết GS Trần Ngọc Thêm 

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2022

Tình yêu đồng hành. (companionate Love)

 

TÌNH YÊU ĐỒNG HÀNH. (COMPANIONATE LOVE)

Tuy tình yêu đam mê luôn có sức hút cháy bỏng, nhưng rồi tất cả cũng sẽ lắng xuống. Mối quan hệ kéo dài càng lâu, cảm xúc không còn trồi trụt nhiều như trước. Cao trào lãng mạn có thể duy trì được vài tháng, thậm chí là một vài năm. Nhưng không gì là mãi mãi. Sự mới lạ, sự say mê mãnh liệt, sự lãng mạn hồi hộp, cảm giác “lơ lửng trên mây”, tất cả rồi sẽ phai nhạt.

Sau hai năm kết hôn, các cặp đôi cũng thể hiện tình yêu chỉ bằng một nửa so với thời tân hôn. Sau khoảng 4 năm kết hôn, tỷ lệ ly hôn tăng cao ở tất cả các nền văn hóa trên thế giới. Nếu một mối quan hệ thân thiết kéo dài được lâu, hạnh phúc trở nên vững chắc hơn mà vẫn ấm áp. Hatfield gọi đó là loại Tình yêu đồng hành.

Không giống như các cảm xúc hoang dại cuồng nhiệt mà tình yêu đam mê mang lại, tình yêu đồng hành tồn tại ở một cung bậc trầm lắng hơn; nó là sự gắn bó, yêu thương sâu đậm qua thời gian. Khi hai người mới ở bên nhau, trái tim họ bùng cháy và niềm đam mê trong họ thật mãnh liệt.

Nhưng sau một thời gian, ngọn lửa nguội lạnh. Họ tiếp tục yêu thương nhau – nhưng theo một cách thức khác – ấm áp và nương tựa vào nhau hơn.

Sự lên xuống của tình yêu lãng mạn cũng giống như kiểu người ta nghiện cà phê, rượu bia và các loại ma túy khác. Đầu tiên, nó khiến bạn có được một cú hích lớn, có thể là cảm thấy sung sướng. Nhưng cứ lặp đi lặp lại, các cảm xúc đối nghịch sẽ thống trị và sự dung nạp tăng lên. Liều lượng sử dụng trước đó giờ đã không còn đủ để tạo nên cảm giác “phê”.

Tuy nhiên, ngưng sử dụng loại chất đó không khiến bạn trở về được như ban đầu. Thay vào đó, nó khiến bạn trải qua các triệu chứng cai – khó chịu, trầm uất, v.v… Những điều tương tự cũng xảy ra với tình yêu. Ngọn lửa tình yêu đam mê nguội dần chỉ còn âm ấm. Các mối quan hệ không còn lãng mạn, và người trong cuộc coi nó như là một điều hiển nhiên cho đến lúc nó chấm dứt.

Rồi thì những kẻ phụ tình, những góa phụ, những kẻ ly hôn ngạc nhiên với cuộc sống trống trải hiện tại khi không có sự tồn tại của những người mà trước đây họ từng gắn kết đam mê. Vì tập trung quá nhiều vào cái không thể tiếp tục, họ quên mất luôn đó là cái gì.

Sự nguội lạnh của tình yêu đam mê qua thời gian và vai trò lớn mạnh của các yếu tố khác như các giá trị mà cả hai hướng đến, có thể được nhìn thấy trong cảm xúc của những người chọn kết hôn sắp đặt so với những người kết hôn dựa trên tình yêu tại Ấn Độ.

Usha Gupta và Pushpa Singh đã phỏng vấn các cặp đôi tại Jaipur, Ấn Độ, để hoàn thành một thang đo tình yêu. Họ phát hiện ra rằng những người kết hôn dựa trên tình yêu cho biết cảm xúc yêu đương biến mất dần sau 5 năm kết hôn.

Ngược lại, những người kết hôn theo sắp đặt lại tiết lộ họ cảm thấy tình yêu sâu đậm hơn từ 5 năm sau kết hôn.

Sự nguội lạnh của tình yêu mãnh liệt thường tạo ra một khoảng thời gian vỡ mộng cho những người trong cuộc, đặc biệt là những người tin tưởng tình yêu lãng mạn là thiết yếu cho hôn nhân và tin rằng nó sẽ mãi tồn tại.

Các nhà nghiên cứu nghi ngờ “lượng ly hôn tăng đột biến trong hai thập kỷ trở lại đây là có liên quan, ít nhất là ở một mức độ nhất định, đến tầm quan trọng của các trải nghiệm cảm xúc tích cực ở mức mãnh liệt (ví dụ như tình cảm lãng mạn) trong đời sống con người, mà những trải nghiệm này đặc biệt khó duy trì theo thời gian.”

So với người Bắc Mỹ, người Châu Á có xu hướng ít tập trung vào cảm xúc cá nhân mà chú trọng hơn đến các khía cạnh thực tế trong các mối quan hệ gắn bó xã hội. Vì vậy, họ ít bị tổn thương khi vỡ mộng hơn. Người châu Á cũng ít thiên về lối chủ nghĩa cá nhân tập trung vào bản thân mà về lâu dài có thể làm xói mòn mối quan hệ và dẫn đến ly hôn.

Sự suy giảm quyến rũ mãnh liệt đôi bên có thể mang tính tự nhiên và thích nghi đối với sự tồn tại của giống nòi.

Tuy nhiên, đối với những người kết hôn từ 20 năm trở lên, một số cảm giác lãng mạn đã mất thường được làm mới lại khi mái ấm gia đình trở nên trống trải và cha mẹ sẽ một lần nữa có thể tập trung sự chú ý của mình cho nhau.

“Không có người đàn ông hay phụ nữ nào thực sự biết rõ tình yêu là gì cho đến khi họ kết hôn được ¼ thế kỷ.”

Mark Twain nói. Nếu mối quan hệ trở nên thân thiết, hai bên trân trọng và tưởng thưởng nhau, có gốc rễ từ một thời gian cũng nhau sống và chia sẻ, tình yêu đồng hành sẽ trở nên sâu đậm.

Nguồn: David G. Meyers – Social Psychology