Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2022

Vì sao ta dễ mắc chứng mệt mỏi, kiệt sức?

 

VÌ SAO TA DỄ MẮC CHỨNG MỆT MỎI, KIỆT SỨC?

Vài năm trước, Anna Katharina Schaffner trở thành một trong những bệnh nhân mới nhất của căn bệnh kiệt sức.

Schaffner nói: "Sự giận dữ khi kiệt sức thường không biến thành chuyện quay sang tự tấn công bản thân mà là chống lại tổ chức nơi họ làm việc, chống lại khách hàng mà họ đang cộng tác, hoặc rộng hơn là chống lại hệ thống xã hội chính trị hay kinh tế."

 

Một nghiên cứu của các bác sĩ tại Đức phát hiện ra 50% bác sĩ có vẻ như đang trải qua tình trạng "kiệt sức". Những người này cảm thấy mỏi mệt trong từng giờ làm việc trong ngày và chỉ một ý nghĩ về công việc buổi sáng cũng khiến họ cảm thấy kiệt quệ.

"Các lý thuyết gia cho rằng trầm cảm bao gồm sự mất tự tin, thậm chí tự khinh bỉ hay căm ghét bản thân, và không liên quan đến kiệt sức. Trong khi với kiệt sức, hình ảnh về bản thân vẫn nguyên vẹn,"

 

Mệt thể xác hay mệt tinh thần?

Sự đòi hỏi ngày càng gia tăng với năng suất làm việc và và nhu cầu cảm xúc để chứng minh giá trị của bản thân qua công việc khiến nhân viên luôn ở trong tình trạng "căng như dây đàn".

Đối mặt với kiểu áp lực đó từ ngày này qua ngày khác, cơ thể liên tục hứng chịu các đợt dâng trào hormone gây căng thẳng, buộc cơ thể con người phải chiến đấu không ngừng.

Các thành phố (và thiết bị công nghệ) luôn luôn vận hành trong đời sống, và thứ văn hoá không ngừng "24/7" này có thể khiến ta rất khó nghỉ ngơi bất cứ giờ nào dù là ngày hay đêm.

Không có cơ hội để nạp năng lượng cho não bộ và cơ thể, nguồn năng lượng dự trữ của ta lập tức rơi vào tình trạng thấp đến mức nguy hiểm. Ít nhất, đó cũng là về mặt lý thuyết.

 

Các nhà trí thức từ Oscar Wilde cho đến Charles Darwin, Thomas Mann và Virginia Woolf đều bị chẩn đoán suy nhược thần kinh, vào thập niên 1970 họ cho là sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản hung hãn đã bóc lột không thương tiếc người lao động.

 

Bác sĩ đổ lỗi căn bệnh là do sự thay đổi xã hội trong thời cách mạng công nghiệp, mặc dù những sợi thần kinh mỏng manh cũng được xem như biểu tượng tri thức và tinh hoa; thậm chí một số bệnh nhân thấy thích thú tự hào về tình trạng bệnh của mình.

Mặc dù ít quốc gia có xu hướng chẩn đoán bệnh suy nhược thần kinh ngày nay, các bác sĩ Trung Quốc và Nhật Bản thường xuyên sử dụng cụm từ này - và một lần nữa, với cáo buộc quen thuộc rằng đây là một triệu chứng tương tự như sự trầm cảm nhưng được gọi bằng cái tên không mang tính kỳ thị.

 

Bí ẩn năng lượng?

Trong thực tế, chúng ta vẫn chưa thực sự hiểu điều gì đem lại cho mình cảm giác về "năng lượng" và vì sao nó có thể tiêu tan nhanh chóng mà chẳng cần phải làm việc đến kiệt sức về thể chất.

Ta vẫn không biết liệu hội chứng này bắt nguồn từ cơ thể hay tâm trí, liệu chúng có phải là hệ quả của xã hội hay nó xuất hiện dựa trên hành vi của mỗi chúng ta.

Có lẽ sự thật là hỗn hợp của tất cả những thứ trên, mỗi thứ một chút: một sự hiểu biết ngày càng gia tăng về sự gắn bó giữa tâm trí và cơ thể cho thấy cảm xúc và niềm tin của ta có tác động sâu sắc lên thể chất.

 

Mệt vì quá tự chủ?

Schaffner không bác bỏ áp lực của đời sống hiện đại. Bà nghĩ chuyện này xảy ra một phần, vì sự tự chủ của ta ngày càng lớn, vì ngày càng có nhiều nghề nghiệp cho ta cơ hội có thể tự do kiểm soát hoạt động của mình.

Khi không xác định được ranh giới rõ ràng, nhiều người tự gây cảm giác căng thẳng cho bản thân.

"Nó thường thể hiện dưới dạng lo lắng, sợ rằng mình không làm tốt công việc, sợ rằng mình chưa đạt, mình chưa đáp ứng được kỳ vọng,"

"Bằng rất nhiều cách, công nghệ có nghĩa là tiết kiệm năng lượng nhưng chính chúng đã trở thành nhân tố gây căng thẳng," bà nói. Ngày nay, mọi người càng khó khăn hơn nếu muốn chỉ làm việc khi có mặt ở sở làm.

"Cách chữa trị kiệt sức thường đòi hỏi rất cụ thể. Bạn phải biết chính bản thân mình, biết điều gì khiến bạn mất năng lượng và thứ gì giúp bạn hồi phục," Schaffner nói.

Một số người cần sự kích thích từ thể thao mạo hiểm, trong khi người khác lại thích đọc sách hơn. "Quan trọng là vẽ ra lằn ranh rõ ràng giữa công việc và nghỉ ngơi," bà nói. "Những thứ đó đang bị đe doạ."

 

Bản thận Schaffner nhận thấy sự hiểu biết rộng hơn đã giúp bà qua được những cơn thăng trầm về sức khoẻ tâm lý của mình.

"Điều đó khiến tôi được trấn an khi biết mọi người không cô đơn trong cảm xúc của họ, bởi cũng có những người khác cảm thấy giống như vậy - dù trong những hoàn cảnh khác nhau."

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2022

Người xưa sống trong quá khứ mà tỉnh, người nay sống trong hiện thực mà mê

 

NGƯỜI XƯA SỐNG TRONG QUÁ KHỨ MÀ TỈNH, NGƯỜI NAY SỐNG TRONG HIỆN THỰC MÀ MÊ

Đương nhiên thời cổ xưa cũng không phải đều là thịnh thế mà còn có rất nhiều binh biến loạn lạc, tuy nhiên trong cái loạn đó vẫn có rất nhiều người không bị sóng dữ cuốn trôi hay nhấn chìm, mà ngược lại vẫn giữ được tâm thái cần có. Và cũng có rất nhiều người có thể lội ngược dòng để tiến lên, cái gọi là “gian nguy mới biết ai trung thành”, chính là nói những người như vậy.

Người cổ xưa không chỉ sống trong thời họ đang sống, thực ra họ đang sống trong lịch sử, chỉ có điều phạm trù lịch sử này không giống nhau nên cũng quyết định đến sự lựa chọn và cấp độ cuộc sống của họ.

Người xưa là sống trong lịch sử của gia tộc

Phổ biến nhất là người cổ xưa thường rất coi trọng việc làm rạng danh tổ tiên, lễ tết cúng bái đều phải cúng tổ tiên. Đạt được thành tích gì đều bẩm báo với người đã khuất, làm việc xấu thì không còn mặt mũi nào gặp tổ tiên dưới suối vàng. 

Người Trung Quốc cổ xưa cũng dựa vào việc này để giáo dục đời sau, không được làm chuyện có lỗi với tổ tiên. Cho dù là dân thường hay thiên tử cũng đều như nhau. Thiên tử phạm lỗi thì còn nghiêm trọng hơn cả thứ dân, đầu tiên là có lỗi với trời đất, sau đó là có lỗi với liệt tổ liệt tông. 

Vì vậy có thể nói, người Trung Quốc cổ xưa đại đa số là sống trong lịch sử gia tộc của họ. Hoặc nói cách khác họ sống là vì muốn làm rạng danh tổ tiên, tạo phúc cho con cháu. Đương nhiên nói rạng danh đây không phải là công danh lợi lộc hay quyền thế, mà là rạng danh về đạo đức.

Người xưa là sống để tiếp diễn một nền văn minh

Còn có một kiểu người, họ thậm chí vượt qua cả thế tục, có thể nói họ chính là người ở một thế giới khác. Họ có thể là người tu đạo, hoặc có thể là người tu Phật, cũng có thể là cao nhân ẩn dật nào đó, cũng có thể là những người viết sách, vẽ tranh, chơi nhạc bị chôn vùi trong thời loạn thế. 

Những gì họ bộc lộ, thể hiện là một loại cảnh giới tinh thần khác, phạm trù lịch sử mà họ chất chứa trong lòng là vô cùng to lớn, vượt qua cả gia tộc, Họ tồn tại là vì chúng sinh, hoặc là để kéo dài nền văn minh. 

Ví dụ như Khổng Tử chính là người như vậy, ông là người thời Xuân Thu, nhưng ông sống trong lịch sử của ba triều đại, ông tồn tại là để tiếp diễn nền văn minh đó. Nếu không có tấm lòng và khí phách cao thượng, thì làm sao ông vẫn có thể bình thản đàn ca múa hát trong khi bị người Khuông giam cầm.


 Nếu không có tấm lòng và khí phách cao thượng, thì làm sao Khổng Tử vẫn có thể bình thản đàn ca múa hát trong khi bị người Khuông giam cầm. (Ảnh qua ixigua)

Còn bây giờ hầu hết những người hiện đại sống thế nào? 

Người hiện đại chính là sống trong cái gọi là “hiện thực”, thậm chí là “hiện thực” của một khoảnh khắc mà thôi. Họ không sẵn sàng sống cho nhiều hơn dù chỉ thêm 1 bước. Vì thế mới có người can tâm tình nguyện sống một cuộc đời mơ mơ màng màng như một kẻ say. 

Con người ngày nay phần lớn đều đang sống trong một xã hội mà ai ai cũng hẹp hòi ích kỷ, vậy thì xã hội đó sẽ trở nên vô cùng đáng sợ. Vậy đáng sợ thế nào? Hãy nhìn Trung Quốc đại lục ngày này, hàng nông sản ngậm đầy chất độc, giả dối ranh ma, tranh giành lẫn nhau, đâu đâu cũng là đáng sợ như vậy đó. 

Mặc dù hiện thực có đôi lúc u tối, thậm chí là hung ác, nhưng trong cái ‘hiện thực’ đáng buồn này, cũng có một vài người vẫn kiên trì giữ được chính nghĩa và sự lương tri trong sự bức hại tàn khốc. Họ đã hy sinh thân mình để làm trụ đá giữa dòng nước lũ cuồn cuộn. Họ đương nhiên không phải sống vì một triều đại, và cũng sớm đã vượt qua cả phạm vi về gia đình, quê hương. Họ là những người sống vì hạnh phúc của chúng sinh và để tiếp nối nền văn minh mới, họ sống trong cả quá khứ và tương lai. Đó chính là một loại cảnh giới. 

Theo chuaphonghanh.vn

Thấu hiểu bản thân

 

THẤU HIỂU BẢN THÂN

Thalès đã nói, thấu hiểu bản thân không phải là một nhiệm vụ đơn giản, vì chúng ta luôn chối bỏ chính bản thân mình. Khả năng thấu hiểu nội tâm không đến một cách tự nhiên như những gì chúng ta vẫn làm với thế giới quan bên ngoài. Nhưng chúng ta có thể học được nó.

Vấn đề nằm ở chỗ, chúng ta có xu hướng tự dối lòng, tự che lấp đi sự thật.  

Nói cách khác, chúng ta chẳng thể tin vào chính mình, vì bản chất tư duy của chúng ta không muốn nhìn vào sự thật trần trụi, nhất là khi nó mang tính tiêu cực. Ta thường chôn chặt chúng trong lòng, lảng tránh chúng trong vô thức.

Tự dối lòng và thói quen "đổ lỗi" chính là 2 nguyên nhân lớn nhất dẫn việc ta không thể thấu hiểu ta. Bộ đôi này như một thế lực ngầm, khiến cho bản chất thật của chúng ta bị chôn giấu.

Sự thật thường mất lòng - thế nên đa số không muốn đối mặt với nó. Với một sự thật trần trụi, chúng ta thường chối bỏ, hoặc tìm lấy một lý do để đổ lỗi hòng giảm bớt đi cảm giác "sai trái" đó. 

Thấu hiểu bản thân mặt khác còn giúp chúng ta thấu hiểu những người xung quanh. Bạn sẽ nắm rất rõ cách người ta nhìn vào điểm mạnh và điểm yếu của bạn, cũng như cho phép bạn có những đánh giá rõ ràng hơn về điểm tương tự của họ. 

Hiểu sâu hơn về bản thân từ đó bộc lộ chúng ra bên ngoài, cuối cùng bạn sẽ hiểu hơn về thế giới xung quanh.

Warren Bennis – chuyên gia về lãnh đạo quản lý

Tức là, ta cần thấu hiểu bản thân, để rồi có thể nhìn thế giới một cách rõ ràng với một tâm thế và niềm đam mê hoàn toàn khác biệt. 

* Thalès (624 TCN –546 TCN), ông là một triết gia, một nhà toán học người Hy Lạp