Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2022

Học cách buông bò

 

HỌC CÁCH BUÔNG BỎ

Một bữa nọ, hai thầy trò cao tăng ngồi nói chuyện với nhau:

Đệ tử: Thưa thầy, đạo Phật khuyên người ta buông bỏ mọi thứ đúng không?

Sư phụ: Không đúng!

Đệ tử: Rõ ràng có câu “buông bỏ tất cả” như không màng danh lợi, không tham sân si đấy thôi?

Sư phụ: “Buông bỏ tất cả” để làm gì?

Đệ tử: Đúng thế, đệ tử cũng thấy rất nghi ngờ! Đệ tử thấy Phật giáo luôn nhìn vấn đề tiêu cực. Nhiều người hỏi đệ tử: “Nếu mọi sự đều buông bỏ như danh lợi thì lấy đâu ra tiền để chi trả cho cuộc sống? Nhà cửa, thức ăn, quần áo, tiền học cho con cái... Mọi người đều không làm việc thì thế giới này sao có thể tồn tại? Mọi người chấp nhận cái mình đang có thì làm sao thế giới có tiến bộ?”

Sư phụ: Mọi sự buông bỏ thì dẫn đến sụp đổ, cái gì cũng ôm giữ không buông bỏ thì cũng dẫn đến sụp đổ.

Đệ tử: Như vậy phải làm thế nào?

Sư phụ: Thay thế và hoán chuyển

Đệ tử: Nhờ thầy chỉ rõ cho con!

Sư phụ: Con có thể kêu một người ăn mày cam tâm cho con số tiền đang nắm chặt trong tay họ không?

Đệ tử: Không thể được.

Sư phụ: Con có thể dùng hòn sỏi đổi lấy số tiền trong tay người ăn mày không?

Đệ tử: Con nghĩ không được.

Sư phụ: Tại sao?

Đệ tử: Vì tiền đáng giá hơn.

Sư phụ: Vậy nếu dùng vàng để đổi thì sao?

Đệ tử: Vậy thì được.

Sư phụ: Tại sao?

Đệ tử: Vì vàng đáng giá hơn.

Sư phụ: Vì thế, cách buông bỏ đơn giản nhất chính là hoán chuyển. Nguyên nhân khiến người ta không buông bỏ là vì không giành được thứ tốt hơn

-----

Trong đời sống thực tế

Một ngày chỉ có 24 giờ và lúc nào cũng lấp đầy với những hoạt động trong đó có những hoạt động cá nhân cần thiết như ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân... Nếu bạn muốn bỏ thời gian quan tâm đến một vấn đề hay cho một người nhiều hơn, hay bỏ thời gian làm một hoạt động mới thì bạn phải lấy phần thời gian ấy từ những hoạt động khác mà bạn đang làm.

Khi bạn muốn mở lòng để đón nhận một tình yêu mới và muốn có cuộc sống hạnh phúc thì phải biết gói lại cuộc tình dang dở không thành đã qua.

Cái khó trong quy trình hoán chuyển này ở chỗ không phải mọi thứ đều có thể cân đo đong đếm.

Làm sao so sánh giữa những giá trị vô hình với hữu hình? Làm sao so sánh giữa giá trị tinh thần với vật chất?

Làm sao so sánh tình yêu chân thật với ba tấm và bốn bánh?

Làm sao so sánh sự tự chủ trong khởi nghiệp với lương cao khi làm thuê?

Làm sao so sánh an toàn hiện tại và cơ hội tương lai?

Quyết định hoán chuyển tùy thuộc vào tư duy của mỗi người.

Đó chính là những vấn đề mà mỗi chúng ta đều phải trăn trở vì kết quả của sự hoán chuyển có thể tốt hơn mà cũng có thể tệ hơn. Thành ngữ ‘Cái gì nâng lên được thì bỏ xuống được’ chính là lời nhắc nhở và động viên giúp ta có nghị lực để buông bỏ.

Phương pháp trị liệu tâm lý học về nhận thức hành vi và trong đó bao gồm phương pháp thay đổi góc nhìn giúp người ta có thể nhìn thấy được những giá trị chưa từng thấy trước đó và từ đó có những quyết định hoán chuyển để có cuộc sống tốt hơn.

Học ăn, học nói, học gói, học mở


 HỌC ĂN, HỌC NÓI, HỌC GÓI, HỌC MỞ

Học ăn, học nói, học gói, học mở là câu tục ngữ nói về những điều căn bản trong cuộc sống mà người ta phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế làm sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh.
.
Trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam có một truyện vui nhiều ý nghĩa. Truyện kể, có một ông khách đột ngột thăm nhà bạn vào lúc đúng bữa cơm. Vị khách đi đường xa hết tiền lộ phí, lại đói bụng. Chủ nhà cũng thuộc diện nghèo khó không đủ điều kiện tiếp đãi đầy đủ, chỉ tiện mời bữa ăn. Khách ăn không đủ no, muốn ăn tiếp lại ngại vì không biết nồi cơm gia chủ có còn không, nên rất tế nhị đưa bát (chén) về phía chủ, nói vui: "Nhà tôi năm ngoái có cây ổi ra trái to bằng cái bát này". Chủ nhà cũng rất tế nhị đưa cái nồi hết sạch cơm cho khách xem và nói: "Năm ngoái nhà tôi có cây cam, trái to bằng cái nồi". Cả khách và chủ đều vui vẻ chấp nhận sự đạm bạc thiếu thốn của mình.
Từ truyện vui kể trên, người viết nhớ tới câu tục ngữ: "Học ăn, học nói, học gói, học mở". Thiết nghĩ, truyện vui kể trên cũng đã nói lên phần nào giá trị của việc "Học ăn, học nói, học gói, học mở" này.
.
Ăn là vấn đề sinh tồn và phát triển. Học ăn cũng là học cách để tồn tại và phát triển. Người ta học ăn để biết và thấu hiểu 3 vấn đề sau: Tại sao ăn, ăn gì và ăn như thế nào?

* Ăn như thế nào? Vấn đề này xem ra tuy đơn giản nhưng lại rất nhiều phức tạp và phong phú. Không chỉ là vấn đề ăn nhanh, ăn chậm hay lịch lãm tinh tế trong khi ăn. Tình cảm và thái độ sống góp phần quyết định trong việc ăn như thế nào. Nhìn người khác để ăn. Ăn vừa đủ, ăn có văn hóa có lẽ là những yêu cầu căn bản trong vấn đề ăn như thế nào.
.
Nói là bản năng của con người. Học nói cũng thuộc về bản năng. Trong cuộc sống, người ta phải thường xuyên đối diện với 3 vấn đề sau: Tại sao nói, nói điều gì và nói như thế nào?

* "Nói như thế nào", thiết nghĩ thuộc về tri thức, kỹ năng. Mục đích chính của việc nói là thuyết phục. Cái "tâm" của người nói luôn là một nền tảng, cơ sở cho sức thuyết phục. Cái "tâm" ấy cũng rất cần đến sự hỗ trợ của tri thức, kỹ năng. Tri thức cần phải được chọn lọc theo yêu cầu phù hợp, hiệu quả. Kỹ năng truyền tải cần phải sinh động, phong phú. Thực tế cho thấy, kỹ năng nói luôn có được những ưu thế trong các cuộc tranh luận, trong giao tiếp và công việc hàng ngày.

GÓI, MỞ

"học gói, học mở", theo cách nghĩ của người viết, tổ tiên cha ông chúng ta không có chia, tách chuyện "học gói, mở" này. Có gói ắt phải có mở, âu cũng là một lẽ thường tình trong đời sống. Hoàn toàn không phải do tiện miệng mà nói theo vần, việc "học gói, học mở" được xếp ngang với việc học ăn, học nói. Vấn đề không phải chỉ dừng lại ở chuyện gói, mở hàng hóa bình thường. Phạm trù "gói", "mở" này rất sâu rộng, bao hàm hầu hết các vấn đề trong đời sống, công việc; là một vấn đề triết học sâu sắc luôn tồn tại trong đời sống con người, đời sống xã hội, vũ trụ vô hạn. Tuy rằng đời sống mỗi con người chỉ có hạn.
.
Trong vô hạn có hữu hạn. Việc học gói, học mở chính là học cách nhận biết cái hữu hạn trong vô hạn, cái vô hạn trong hữu hạn. Nói một cách nôm na, trong đời sống con người, đời sống xã hội, chúng ta luôn phải đối mặt tới những vấn đề "quên đi", "nhớ lại", "đóng vào", "mở ra". Sự phức tạp trong đời sống tình cảm, trong xã hội luôn cần có những giải pháp để hóa giải. Hóa giải các mâu thuẫn, xung đột để tồn tại, để phát triển. Cổ nhân nhắc người đời sau phải "học gói, học mở" để khép lại cái củ lổi thời, củ kỹ, mở ra cái mới lý thú, tốt đẹp hơn, để cho cuộc sống tinh thần mỗi người, cuộc sống xã hội ổn định tốt hơn.
.
Việc "học gói, học mở" chính là để mối quan hệ giữa người với người tốt đẹp hơn, để việc làm có hiệu quả hơn, để mỗi người sống vui vẻ hơn.

Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2022

Một chữ An


 MỘT CHỮ AN


- Khi tâm không còn lo lắng muộn phiền và cảm thấy vui vẻ gọi là An Lạc.
- Khi tâm mình không bị lay động bởi sóng gió cuộc đời gọi là An Bình.
- Khi mình nỡ được nụ cười trên môi gọi là An Vui.
- Khi mình chú tâm vào một pháp môn tu tập gọi là An Trú.
- Khi tâm mình không còn một chút giao động gọi là An Tâm.
- Khi mình cảm thấy thanh thãn không còn vướng bận gọi lả An Nhàn.
 

- Khi mình cảm nhận được sự mát mẽ trong lành gọi là An Nhiên
- Khi tâm không còn lo nghĩ chuyện quá khứ, hiện tại, tương lai gọi là An Yên.
- Khi mình cảm thấy không còn một chút lo sợ gọi là An Ổn.
- Khi mình biết bằng lòng với những gì mình đang có gọi là An Phận.
- Khi mình cảm thấy có được sự bao bọc chở che gọi là An Toàn.
- Khi mình sống đoàn kết hòa hợp với mọi người gọi là An Hòa.
- Khi nơi mình sống cảm thấy được yên ổn gọi là An Cư.


'' Nghìn thu đời vẫn ngược xuôi
Ta về chốn cũ mà vui với mình
Tìm gì giữa cuộc nhân sinh?
Thưa, tìm hai chữ An Bình, thế thôi! ''

 

Như Nhiên – Thích Tánh Huệ

Câu chuyện đi viếng chùa đầu năm của các cặp đôi trẻ


 CÂU CHUYỆN ĐI VIẾNG CHÙA ĐẦU NĂM CỦA CÁC CẶP ĐÔI TRẺ

Khi đặt chân đến chùa tất cả mọi người cảm nhận rõ sự bình yên trong tâm hồn. Từ đó, họ tin vào điều mình nguyện cầu sẽ thành sự thực.

Trong đời sống tâm linh của người Việt, chùa là một địa danh rất linh thiêng và tôn kính. Có những đôi trẻ đi lễ, tâm trạng chung của họ có khi là niềm vui được trong tay nhau đi lễ chùa, có khi là nỗi lo lắng, khổ sở…vì “lận đận” tình duyên.

Khi đi Chùa cầu duyên là khi các bạn đã có tâm hướng phật thì cách giải bày từ chân tâm điều mong ước sẽ đến. Lời khấn đúng theo ý của bạn như:

Cuộc sống con nơi trần thế, chữ duyên con đã có, chữ phận con đã về. Nhưng chữ hoà vẫn còn thiếu, chữ hợp vẫn còn vơi.

Nay mong ơn trên cho con và ý trung nhân / lang quân / thê tử của mình có thêm trí tuệ, có thêm giác ngộ, có thêm thấu hiểu, có thêm bao dung.

Thay tâm đổi tính mà dung hoà cái tôi, thêm yêu thương, thêm tâm đầu ý hợp, viên mãn tròn đầy, Vẫn biết khắc khẩu hay cãi vã, nhường nhịn hay thông cảm là do bản thân. Nhưng vẫn xin ơn trên cho chúng con điều khiển được cảm xúc của bản thân, không để giận hờn làm lu mờ đi lí trí, không để tự ái che đi sự nhận thức, không để cố chấp làm nguồn cơn của sự lục đục.

Mong ơn trên cho chữ duyên của chúng con 1 đường êm ả, yên bình, sâu lắng. Có gặp nạn thì tiền hung hậu cát. Có gặp chuyện thì chuyện lớn hoá chuyện nhỏ, chuyện nhỏ hoá hư vô.

Cho chúng con biết đâu là đúng, biết đâu là sai . Không sa đoạ vào những tệ nạn, không si mê lầm lạc vào cám dỗ.

Cho chuyện tình của chúng con tâm đầu ý hợp, viên mãn viên dung, thuỷ chung 1 lòng, không xô không đẩy không đâm chọc.

---

Khấn xong đi về, tự vấn mà thay đổi bản thân. Nếu là người nóng nảy thì tự rèn cho bản thân bớt nóng. Nếu là người cố chấp không thích nhận sai thì phải tự vấn xem như vậy có đáng hay không.

Cần hiểu trong tình yêu không ai sinh ra đã 100% hoà hợp. Những người hoà hợp là những người luôn không ngừng sửa đổi bản thân mình để bao dung thương cảm với người mình yêu.

Cũng đừng quên, tại sao chúng ta lại yêu nhau, tại sao chúng ta lại đến với nhau, tại sao giữa biển người rộng lớn chúng ta lại lựa chọn nhau. Vậy nên khi gặp được nhau, hãy luôn trân trọng, hãy luôn hài lòng, hãy luôn nhớ tại sao ta lại đến với nhau.

Nhớ để đủ yêu. Đủ yêu sẽ đủ thương. Đủ yêu sẽ đủ bao dung. Đủ yêu sẽ đủ nỗ lực đủ phấn đấu để hoà hợp. Cho 1 cuộc tình cảm hoàn mỹ và viên dung.

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2022

Thân tâm an lạc

 

THÂN TÂM AN LẠC

Làm sao để có “thân tâm an lạc”? Câu hỏi này cũng được đặt ra từ lâu lắm rồi. Không phải đợi đến bây giờ, thời mà tiến bộ khoa học, trong đó có y học, phát triển như vũ bão và đạt được những thành quả đáng kinh ngạc, mới có những hướng dẫn về bảo vệ sức khỏe đáng tin cậy. Từ rất lâu, người xưa đã có những lời khuyên bảo về việc tạo ra, duy trì và tăng cường sức khỏe rất đáng suy ngẫm.

Vào năm 1946, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra định nghĩa về sức khỏe là “tình trạng hoàn toàn thư thái cả về thể chất, tinh thần, lẫn các quan hệ xã hội, chứ không chỉ là tình trạng không có bệnh hay không bị thương tật”. Định nghĩa này cho thấy thân và tâm của con người dính liền với nhau như hình với bóng, và có sức khỏe có nghĩa “thân tâm an lạc”. Điều hết sức thú vị nằm ở chỗ đối với những ai là con nhà Phật thì không phải đến bấy giờ, tức thời điểm WHO đưa ra định nghĩa, mà từ rất lâu rồi các Phật tử vẫn thường chúc nhau và chúc mọi người: “thân tâm thường an lạc”.
.
Làm sao để có “thân tâm an lạc”? Câu hỏi này cũng được đặt ra từ lâu lắm rồi. Không phải đợi đến bây giờ, thời mà tiến bộ khoa học, trong đó có y học, phát triển như vũ bão và đạt được những thành quả đáng kinh ngạc, mới có những hướng dẫn về bảo vệ sức khỏe đáng tin cậy. Từ rất lâu, người xưa đã có những lời khuyên bảo về việc tạo ra, duy trì và tăng cường sức khỏe rất đáng suy ngẫm. 

Thật vậy, từ hơn vài ngàn năm trước, Trang Tử, trong Nam Hoa kinh, đã đưa ra lời bàn giúp nuôi dưỡng cuộc sống khỏe mạnh: “Kỳ tẩm bất mộng, kỳ giác vô ưu, kỳ thực bất cam, kỳ tức thâm thâm”. Nói nôm na, lời bàn ấy có nghĩa: “Ngủ không mộng mị, thức chẳng lo âu, ăn không cầu kỳ, thở thật thâm sâu”.

Lời bàn của Trang Tử vẫn còn giá trị trong thời đại ngày nay, và nó là chỉ dẫn cách nuôi dưỡng thân tâm để có một sức khoẻ viên mãn.