THÂN TÂM AN LẠC
Làm sao để có “thân tâm an lạc”? Câu hỏi này cũng được đặt ra từ lâu lắm rồi. Không phải đợi đến bây giờ, thời mà tiến bộ khoa học, trong đó có y học, phát triển như vũ bão và đạt được những thành quả đáng kinh ngạc, mới có những hướng dẫn về bảo vệ sức khỏe đáng tin cậy. Từ rất lâu, người xưa đã có những lời khuyên bảo về việc tạo ra, duy trì và tăng cường sức khỏe rất đáng suy ngẫm.
Vào năm 1946, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra định nghĩa về sức khỏe là “tình trạng hoàn toàn thư thái cả về thể
chất, tinh thần, lẫn các quan hệ xã hội, chứ không chỉ là tình trạng không có bệnh
hay không bị thương tật”. Định nghĩa này cho thấy thân và tâm
của con người dính liền với nhau như hình với bóng, và có sức khỏe có nghĩa “thân tâm an lạc”. Điều hết sức
thú vị nằm ở chỗ đối với những ai là con nhà Phật thì không phải đến bấy giờ, tức
thời điểm WHO đưa ra định nghĩa, mà từ rất lâu rồi các Phật tử vẫn thường chúc
nhau và chúc mọi người: “thân
tâm thường an lạc”.
.
Làm sao để có “thân tâm an lạc”?
Câu hỏi này cũng được đặt ra từ lâu lắm rồi. Không phải đợi đến bây giờ, thời
mà tiến bộ khoa học, trong đó có y học, phát triển như vũ bão và đạt được những
thành quả đáng kinh ngạc, mới có những hướng dẫn về bảo vệ sức khỏe đáng tin cậy.
Từ rất lâu, người xưa đã có những lời khuyên bảo về việc tạo ra, duy trì và
tăng cường sức khỏe rất đáng suy ngẫm.
Thật vậy, từ hơn vài ngàn năm trước, Trang Tử, trong Nam Hoa kinh, đã đưa ra lời
bàn giúp nuôi dưỡng cuộc sống khỏe mạnh: “Kỳ
tẩm bất mộng, kỳ giác vô ưu, kỳ thực bất cam, kỳ tức thâm thâm”.
Nói nôm na, lời bàn ấy có nghĩa: “Ngủ
không mộng mị, thức chẳng lo âu, ăn không cầu kỳ, thở thật thâm sâu”.
Lời bàn của Trang Tử vẫn còn giá trị trong thời đại ngày nay, và nó là chỉ dẫn cách nuôi dưỡng thân tâm để có một sức khoẻ viên mãn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét