Thứ Ba, 18 tháng 1, 2022

Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi

 

 SA SÚT TRÍ TUỆ Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Nhịp tim khi nghỉ ngơi cao hơn liên quan đến nguy cơ bị sa sút trí tuệ ở người cao tuổi

Theo HealthDay

Ngày 29 tháng Mười hai năm 2021 (HealthDay News) – Theo một nghiên cứu được công bố trực tuyến ngày 3 tháng Mười hai trên Alzheimer's & Dementia, nhịp tim khi nghỉ ngơi (resting heart rate, RHR) tăng cao có liên quan đến biến cố sa sút trí tuệ ở người cao tuổi.

Tiến sĩ Yume Imahori từ Karolinska Institutet ở Stockholm và các đồng nghiệp đã nghiên cứu mối quan hệ giữa RHR và suy giảm nhận thức trong số 2.147 người tham gia cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) không bị sa sút trí tuệ ở lần khám ban đầu và được theo dõi thường xuyên từ năm 2001-2004 đến 2013-2016.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng RHR ≥ 80 nhịp/phút có liên quan đến tăng nguy cơ bị sa sút trí tuệ (tỷ lệ nguy cơ đã điều chỉnh là 1,55) so với từ 60 nhịp đến 69 nhịp mỗi phút. Khi loại trừ những người tham gia mắc bệnh tim mạch (cardiovascular disease, CVD) phổ biến và biến cố tim mạch, mối liên quan vẫn có ý nghĩa. Mối liên quan tương tự cũng đã được quan sát thấy đối với RHR ≥ 80 nhịp/phút và điểm số Kiểm tra Trạng thái Tâm thần Tối thiểu.

“RHR cao hơn có liên quan đến tăng nguy cơ bị sa sút trí tuệ và suy giảm nhận thức nhanh hơn, không phụ thuộc vào CVD trong quần thể chung những người cao tuổi”, các tác giả viết. “Cần nghiên cứu thêm để xác nhận kết quả của chúng tôi và thăm dò các cơ chế hoạt động trong mối liên quan này. Cuối cùng, những bằng chứng như vậy sẽ dẫn đến các chiến lược phòng ngừa mới trong lĩnh vực lão hóa nhận thức.”

Những năm gần đây, trên thế giới có gần 50 triệu người mắc sa sút trí tuệ (SSTT), chiếm khoảng 5% tổng số người trên 60 tuổi. Ước tính số người mắc SSTT tăng lên gấp đôi sau mỗi 20 năm.

Bên cạnh dùng thuốc điều trị suy giảm nhận thức và các rối loạn tâm thần thì việc xây dựng các kế hoạch hỗ trợ bằng các phương pháp không dùng thuốc, thay đổi lối sống, tập nhận thức và trí nhớ, liệu pháp hồi tưởng, sử dụng búp bê, âm nhạc, tập thể dục và can thiệp giao tiếp…

Lượng cà phê uống theo thói quen ở mức nhiều hơn có thể làm chậm suy giảm nhận thức

Theo HealthDay

Ngày 8 tháng Mười hai năm 2021 (HealthDay News) – Theo một nghiên cứu được công bố trực tuyến ngày 19 tháng Mười một trên Frontiers in Aging Neuroscience, đối với người cao tuổi có nhận thức bình thường, tăng mức tiêu thụ cà phê có liên quan đến suy giảm nhận thức chậm hơn và ít khả năng chuyển sang tình trạng suy giảm nhận thức nhẹ hoặc bệnh Alzheimer (AD) hơn.

Tiến sĩ Samantha L. Gardener từ Edith Cowan University ở Joondalup, Úc và các đồng nghiệp đã xem xét mối liên quan giữa lượng cà phê uống theo thói quen tự báo cáo và mức độ suy giảm nhận thức được xem xét trong khoảng thời gian 126 tháng bằng cách sử dụng một loạt các bài kiểm tra tâm lý thần kinh trong số 227 người cao tuổi bình thường về mặt nhận thức từ nghiên cứu chẩn đoán hình ảnh, chất chỉ điểm sinh học và lối sống của Úc (Australian Imaging, Biomarkers, and Lifestyle, AIBL). Trong một phân nhóm những người tham gia, mối liên quan giữa lượng cà phê uống theo thói quen và mức độ tích tụ Aβ-amyloid trong não và khối lượng não đã được kiểm tra (lần lượt là 60 người và 51 người tham gia).

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mức tiêu thụ cà phê ở lần khám ban đầu cao hơn có liên quan đến chậm suy giảm nhận thức theo chức năng điều hành, sự chú ý và tổng hợp nhận thức AD tiền lâm sàng AIBL trong 126 tháng hơn và ít có khả năng chuyển sang tình trạng suy giảm nhận thức nhẹ hoặc AD hơn. Cũng có một mối liên quan được quan sát thấy khi mức tiêu thụ cà phê ở lần khám ban đầu cao hơn với mức tích lũy Aβ-amyloid chậm hơn trong suốt thời gian nghiên cứu và ít có nguy cơ tiến triển sang tình trạng gánh nặng Aβ-amyloid ở mức trung bình, cao hoặc rất cao hơn.

“[Nghiên cứu này] có thể đặc biệt hữu ích cho những người có nguy cơ bị suy giảm nhận thức nhưng không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào”, Gardener cho biết trong một bài phát biểu. “Chúng tôi có thể phát triển một số hướng dẫn rõ ràng mà mọi người có thể tuân theo ở độ tuổi trung niên và hy vọng rằng nó có thể có tác dụng lâu dài.”

Cách chống sa sút trí tuệ tốt nhất là phải vận động bộ não đều đặn, sống lành mạnh, lạc quan yêu đời, kết nối cộng đồng, đi bộ đúng cách...  

  

Sự phát triển bộ não ở trẻ 5 tuổi

 

SỰ PHÁT TRIỂN BỘ NÃO Ở TRẺ 5 TUỔI

Bài viết giới thiệu khoa học mới khám phá này dành cho các phụ huynh, các cô nuôi dạy trẻ và những ai quan tâm đến những đứa trẻ vượt trội trong tương lai.

.

Hầu hết hệ thống tế bào thần kinh của não (hay còn gọi là các nơ ron thần kinh) trẻ được hình thành trong khoảng vài năm đầu sau khi sinh. Sau đó về cơ bản là sẽ giảm dần cho đến cuối đời.

.

Khi mới ra đời, não trẻ chỉ bằng khoảng một phần tư kích thước của chính nó khi trẻ trưởng thành.

Đến 2 tuổi, kích thước não bộ của bé sẽ bằng khoảng ba phần tư kích thước não người trưởng thành.

Bộ não của trẻ 5 tuổi đã có thể tiệm cận não người lớn về cả kích thước cũng như khối lượng của chúng. Tất nhiên là điều này không đồng nghĩa với việc trẻ 5 tuổi có thể biết hết mọi thứ cũng như hiểu hết mọi điều mà người lớn có thể biết và hiểu. Yếu tố được đề cập ở đây để chỉ ra sự khác nhau này chính là kinh nghiệm sống.

.

Ý nghĩa của sự phát triển này là các cấu trúc của não liên quan đến học tập, trí nhớ, kiểm soát vận động và mọi chức năng khác của não đã được thiết lập ở trẻ khi bé vừa bước qua 5 tuổi. Những kết nối này được gọi là khớp thần kinh và chúng chính là cơ sở của tất cả các chuyển động, suy nghĩ, ý thức, ký ức và cảm xúc mà một người bình thường có thể có.

.

Trong năm đầu tiên của cuộc đời mỗi đứa trẻ, khi các thành phần cảm xúc quan trọng của não bộ đang được hình thành, một môi trường an toàn, ổn định và có thể đoán trước được là điều quan trọng nhất, bao gồm nhiều tác động và nhu cầu được đáp ứng kịp thời.

Chìa khóa cho sự phát triển của não bộ trong 3 năm đầu chính là được trò chuyện thường xuyên, được chơi cùng mọi người xung quanh và có một môi trường sống, sinh hoạt, học tập đa dạng, kích thích não bộ phát triển đi kèm với đó là những khoảng thời gian nghỉ ngơi được cân bằng một cách hợp lý để não có thể tự định hình và tổ chức lại. Những điều tưởng chừng như đơn giản này lại rất quan trọng trong việc tạo tiền đề cho việc học tập cũng như sự phát triển về mặt tư duy của bé sau này.

.

Một điều đáng ngạc nhiên là não của một đứa trẻ 2 tuổi có đến hàng nghìn tỷ kết nối, gấp đôi những gì mà một người trưởng thành có thể có. Bộ não phát triển các kết nối để đáp ứng với tất cả các loại thông tin mà chúng nhận được nhằm xử lý và có thể thích nghi cũng như tồn tại. Theo thời gian, một số kết nối nhất định được sử dụng lặp đi lặp lại trong khi những kết nối khác dần bị quên lãng và không bao giờ được não bộ chú ý tới thêm một lần nào nữa.

Quá trình này diễn ra theo cách hoàn toàn bình thường và được các nhà khoa học gọi là sự “cắt tỉa dây thần kinh”.

Điều này giải thích lý do tại sao một đứa trẻ có thể dễ dàng học chính xác giọng điệu và cách phát âm của một loại ngôn ngữ xác định từ khi còn rất nhỏ. Tuy nhiên, nếu não bộ không được tiếp xúc với loại ngôn ngữ đó thường xuyên, các khớp thần kinh nhất định sẽ không hoạt động và não không còn có thể nghe, hiểu hoặc hình thành phản xạ nhất định với loại ngôn ngữ này một cách dễ dàng nữa.

.

Mặc dù hầu hết sự phát triển của não bộ diễn ra trong khoảng 3 năm đầu sau khi sinh nhưng những năm tiếp theo đó, não bộ vẫn tiếp tục nuôi dưỡng khả năng hoạt động của các tế bào thần kinh một cách mạnh mẽ. Điều đó kích thích và khiến trẻ, đặc biệt là những trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 6 tuổi học rất nhanh, không chỉ là học những kiến thức cơ bản trong độ tuổi đó mà trẻ còn có thể hiểu về những quy tắc xã hội, tên gọi phức tạp của một số loại động vật hoặc thậm chí là những loại khủng long, cách chơi các môn thể thao và trò chơi, hướng dẫn thực hiện một số công việc, sự sáng tạo....

.

Trong những năm học, não bộ cùng với cơ thể hoạt động một cách nhịp nhàng để tập trung vào sự phát triển của một số loại hình học tập. Chẳng hạn như trong khi các khớp thần kinh liên quan đến ngôn ngữ trong não bộ phát triển chủ yếu trong 3 năm đầu tiên thì việc học nói và hiểu được các ngôn ngữ mới diễn ra liên tục trong suốt những năm trẻ đi học sau đó.

Trẻ từ 5 tuổi là giai đoạn mới bước vào quá trình học tập. Não bộ giai đoạn này đã chuẩn bị đủ nguyên liệu để giúp trẻ có khả năng tiếp thu và học tập một cách tốt nhất.

 

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Lê Thu Phương