Thứ Hai, 19 tháng 7, 2021

Đại học Harvard chỉ nuôi dưỡng những người thay đổi thế giới

 

ĐẠI HỌC HARVARD KHÔNG CẦN MỌT SÁCH, CHỈ NUÔI DƯỠNG NHỮNG NGƯỜI THAY ĐỔI THẾ GIỚI


Danh tiếng của trường Đại học Harvard không chỉ là một "biểu tượng" mà nó được chứng minh bằng những thế hệ sinh viên tốt nghiệp ở nơi đây!

Trường đại nổi tiếng nhất nước Mỹ, Đại học Harvard yêu cầu ứng viên phải có những phẩm chất sau: Kiên trì, hành động, đổi mới, độc lập, kỹ năng giao tiếp và khả năng lãnh đạo.

Ở Harvard, mục đích cuối cùng có thể gói gọn trong một câu: Tạo nên sự khác biệt! Đây là "quy tắc ngầm" nhưng nó mang lại sự khác biệt của môi trường giáo dục nơi đây.

.

"Chúng tôi không cần mọt sách"

Có một bức ảnh được làn truyền trên mạng được chụp tại thư viện Đại học Harvard vào lúc 4 giờ sáng. Các sinh viên Harvard trong bức ảnh học tập chăm chỉ dưới ánh sáng chỉ đủ cho một người đọc sách.Tuy nhiên, bức ảnh này ngay sau đó đã được xác nhận là giả, các sinh viên trong trường cho biết hiếm khi được chứng kiến ​​một dịp "hoành tráng" như vậy.

.

Để có thể tồn tại ở Harvard, nơi có 22.727 sinh viên thì việc chúi đầu vào sách vở ngày đêm không thực sự hiệu quả. Những người ưu tú học trong trường đại học số 1 thế giới có diện tích 209 mẫu Anh và có lịch sử 382 năm cần nhiều kỹ năng hơn là việc đọc sách.

Áp lực học tập cao, nhịp độ nhanh, nếu sinh viên không có khả năng quản lý thời gian vững vàng, khả năng tự lập, tâm lý chống chọi với stress mà chỉ thức khuya học bài thì họ sẽ sớm bị bỏ lại bởi những người bạn đồng trang lứa.

.

Lấy lớp học làm ví dụ. Bài tập về nhà của Đại học Harvard thường được nộp trước khi đến lớp, nghĩa là khi sinh viên đang ôn lại bài cũ, họ đồng thời phải tìm hiểu trước những ý tưởng mới mà giảng viên chưa nói đến.

Để hoàn thành các bài tập đó, sinh viên phải tự tìm kiếm tài liệu và kiểm tra tài liệu. Trên giảng đường, việc của tất cả mọi người là khái quát lại những nội dung đã được tìm hiểu. Nhờ vậy, các buổi lên lớp đều mang lại hiệu quả cao.

Hình thức học tập này sẽ mang lại những thách thức lớn cho sinh viên và nhà trường khuyến khích sinh viên tự tìm ra phương thức học tập, học cách cân bằng và tìm ra phương pháp học tập dưới áp lực hiệu quả chứ không phải là những con mọt sách "chính hiệu".

.

Điều này có thể giải thích tại sao Đại học Harvard đã đào tạo ra 8 tổng thống Mỹ, một số nguyên thủ quốc gia, 62 tỷ phú còn sống, 359 người nhận học bổng Rhodes và 242 người nhận học bổng Marshall và 108 vận động viên có huy chương.

Harvard, người có đầy đủ các học giả và nắm giữ tất cả các lĩnh vực, nói rằng ngôi trường này sẽ không bao giờ đào tạo ra những kẻ mọt sách.

.

"Chúng tôi chỉ nuôi dưỡng những người thay đổi thế giới"

"Tạo sự khác biệt" là quy tắc bất thành văn của Đại học Harvard. Câu nói nổi tiếng này thậm chí đã trở thành bài học đầu tiên cho các tân sinh viên bởi các thầy cô luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của nó.

Một số người nói rằng khi tham dự một cuộc phỏng vấn tại Đại học Harvard, người phỏng vấn sẽ luôn hỏi một câu: "Bạn sẽ mang đến sự khác biệt nào cho thế giới?".

.

Khi tuyển chọn sinh viên, Harvard luôn ưu tiên cho những người có kiến ​​thức, tham vọng và muốn mang lại thay đổi cho một lĩnh vực nào đó. Các sinh viên tại trường cũng cố gắng sử dụng mọi cơ hội để tích lũy kiến ​​thức và thể hiện bản thân nhằm thực hiện lý tưởng "mang lại những thay đổi cho thế giới".

.

"Đại học Harvard có danh tiếng trên toàn thế giới, nhưng không phải vì bản thân trường đại học, mà vì sinh viên của nó. Harvard chỉ là một cái tên. Điều khiến Harvard trở thành một trong những trường đại học tốt nhất thế giới là bởi những người thành công được đào tạo từ nơi đây"


Nguồn: Abolouwang

Chủ Nhật, 18 tháng 7, 2021

Suy tư về tuổi trẻ của Đức Đạt-lai Lạt-ma

 

SUY TƯ VỀ TUỔI TRẺ của ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA


22. Tuổi ấu thơ là lúc mà trí thông minh đang phát triển, tâm thức tràn ngập bởi đủ mọi thứ thắc mắc. Sự khát khao mãnh liệt muốn được hiểu biết đó chính là nền tảng của sự nẩy nở. Nếu càng quan tâm đến thế giới và càng muốn tìm hiểu tại sao và bằng cách nào mọi sự vật lại là như thế, thì tri thức theo đó sẽ càng trở nên sáng suốt hơn, và khả năng sáng tạo cũng sẽ càng phát triển hơn.

.

23. Trong các xã hội tân tiến ngày nay, người ta có xu hướng không mấy quan tâm đến những gì mà tôi gọi là các phẩm tính tự nhiên của con người: sự tốt bụng, lòng từ bi, tinh thần hợp tác, khả năng tha thứ. Tuổi trẻ đến gần với nhau thật dễ dàng, mỗi khi gặp nhau thì cười nói và kết bạn với nhau, không hề thắc mắc về nghề nghiệp hay chủng tộc của nhau. Điều hệ trọng là kẻ khác cũng là con người như mình, và như thế cũng đủ để kết thân với nhau.

.

24. Càng lớn tuổi thì người ta càng xem nhẹ tầm quan trọng của lòng thương mến, tình bạn hữu và sự tương trợ. Người ta quan tâm nhiều hơn đến các yếu tố chủng tộc, tôn giáo, xứ sở gốc gác của kẻ khác trước khi đến đây. Người ta thường ngoảnh mặt trước những gì thiết yếu và chỉ nhìn vào những gì lố bịch.

.

25. Chính vì thế mà tôi kêu gọi những ai ở lứa tuổi mười lăm, mười sáu, không nên để mất đi tinh thần trong sáng đó của tuổi trẻ mà hãy trân quý nó. Hãy thường xuyên suy tư về các phẩm tính nội tâm của con người. Và từ sự suy tư đó hãy tạo ra cho mình một sự vững tin không lay chuyển về bản chất của chính mình, hầu tìm thấy một sự tự tin nơi chính mình. Thật hết sức quan trọng là phải kịp thời ý thức được rằng sự sống của con người không phải là chuyện dễ dàng (theo Phật giáo tái sinh dưới thể dạng con người đòi hỏi nhiều phẩm tính tốt lành). Nếu muốn cho sự sống đó được suông sẻ, không tuyệt vọng khi các khó khăn xảy đến thì cần nhất phải tạo được cho mình một sức mạnh nội tâm.

.

26. Ngày nay người ta tôn thờ quá đáng chủ nghĩa cá nhânquyền hạn của mỗi người được tự do suy nghĩ theo ý mình mà không cần biết là sự suy nghĩ đó có phù hợp với các giá trị quy định bởi xã hộitruyền thống hay không. Thật ra thì điều đó cũng tốt. Tuy nhiên, mặt khác nhiều người cũng chỉ biết duy nhất nuôi dưỡng mình bằng các thứ thông tin từ bên ngoài, tức là qua trung gian của các phương tiện truyền thông mang tính cách đại chúng, nhất là truyền hình. Các nguồn thông tin đó trở thành các chuẩn mực cho sự hiểu biết của chúng ta, là nguồn cảm ứng duy nhất của chúng ta. Sự lệ thuộc quá đáng đó sẽ khiến chúng ta không còn tự mình đứng vững trên đôi chân của chính mình, không còn biết dựa vào các phẩm tính của riêng mình, và tình trạng đó sẽ khiến mình không còn tự tin nơi bản chất đích thật của chính mình nữa.

.

SUY TƯ VỀ TUỔI TRẺ (điều 22-26)

của ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA

Top 10 công việc sẽ biến mất trong 10 năm tới và xu hướng mới của thị trường việc làm

 

TOP 10 CÔNG VIỆC SẼ BIẾN MẤT TRONG 10 NĂM TỚI VÀ XU HƯỚNG MỚI CỦA THỊ TRƯỜNG VIỆC LÀM

.

Dựa trên các báo cáo của bài khảo sát “Will Robots Take My Job?” được thực hiện trên website tên “Speaks for itself”, nghiên cứu này phân tích xác suất khả năng một công việc sẽ được thay thế bằng tự động hóa và tin học hóa – chủ yếu dựa trên mức độ phổ biến của công việc, đào tạo chuyên môn và trí thông minh xã hội cần thiết để hoàn thành nó. Đây không phải là một bản danh sách đầy đủ, nhưng nó sẽ là nguồn tư liệu tham khảo cho bạn tưởng tượng về sự thay đổi công việc sẽ diễn ra như thế nào trong một vài năm tới.

.

TOP 10 CÔNG VIỆC BỊ THAY THẾ BỞI CÔNG NGHỆ CAO

1. Tiếp thị qua điện thoại (Xác suất: 99%)

Hãy suy nghĩ về câu hỏi: Bạn có khả năng mua hàng từ một người bán hàng qua điện thoại không? bán hàng qua điện thoại trực tiếp hiện nay dưới 10%, khiến công việc này trở thành cơ hội chín muồi để được tự động hóa.

2. Thư ký kế toán (Xác suất: 98%)

Khi hầu hết các sổ sách kế toán đều trở nên tự động hóa. QuickBooks, FreshBooks và Microsoft Office đã cung cấp phần mềm thực hiện việc ghi chép sổ sách với giá cả phải chăng hơn nhiều so với mức lương của một người, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi công việc này có xác suất biến mất cao như vậy.

3. Quản lý lợi ích công (Xác suất: 96%)

Khi các công ty tăng trưởng về quy mô – đặc biệt là trên các thị trường đa quốc gia – một hệ thống dựa trên con người và trên giấy có thể gây ra nhiều rào cản về thời gian và chi phí. Các hệ thống lợi ích tự động có thể tiết kiệm thời gian và công sức để cung cấp lợi ích cho số lượng lớn nhân viên và các công ty con. Ví dụ điển hình là Ultipro và Workday đã được áp dụng rất rộng rãi.

4. Nhân viên lễ tân (Xác suất: 96%)

Nguyên nhân: Điện thoại tự động và hệ thống lập lịch có thể thay thế rất nhiều vai trò lễ tân truyền thống – đặc biệt là tại các công ty công nghệ hiện đại không có điện thoại toàn hệ thống văn phòng hoặc các tập đoàn đa quốc gia.

5. Chuyển phát nhanh (Xác suất: 94%)

Người chuyển phát và người giao hàng đã được thay thế bằng máy bay không người lái và robot, vì vậy vấn đề chỉ còn là thời gian cho đến khi công việc này bị chi phối hoàn toàn bởi tự động hoá.

6. Nhân viên hiệu đính (Proofreader) (Xác suất: 84%)

Phần mềm hiệu đính có ở khắp mọi nơi và mọi khía cạnh, từ kiểm tra chính tả và ngữ pháp đơn giản của Microsoft Word cho đến ứng dụng Grammarly và Hemingway, có rất nhiều công nghệ giúp bạn dễ dàng tự kiểm tra bài viết của mình.

7. Chuyên viên hỗ trợ qua máy tính (Xác suất: 65%)

Rất nhiều nội dung và hoạt động trên internet, không có gì ngạc nhiên khi các công ty sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào robot và tự động hóa để trả lời câu hỏi hỗ trợ từ nhân viên và khách hàng trong tương lai.

8. Chuyên viên phân tích và nghiên cứu thị trường (Xác suất: 61%)

AI và khảo sát tự động có thể biên dịch thông tin này ngày càng dễ dàng hơn. Chẳng hạn, GrowthBot có thể tiến hành nghiên cứu thị trường về các doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh bằng lệnh Slack đơn giản.

9. Nhân viên bán hàng và quảng cáo (Xác suất: 54%)

Nhiều nền tảng truyền thông xã hội đang giúp mọi người dễ dàng mua không gian quảng cáo thông qua giao diện chương trình ứng dụng miễn phí (API) và thị trường quảng cáo tự phục vụ để loại bỏ nhân viên bán hàng, giúp người dùng kiếm tiền nhanh hơn và dễ dàng hơn.

10. Nhân viên bán lẻ (Xác suất: 92%)

Các công ty đang “dân chủ hóa” trải nghiệm mua sắm cho khách hàng với các tính năng như tự kiểm tra, người mua hiện đại hiểu biết nhiều về internet và thực hiện nghiên cứu trên đó rồi tự đưa ra quyết định mua hàng.

.

TOP 10 CÔNG VIỆC BỀN VỮNG TRONG 10 NĂM TỚI

1. Quản lý nhân sự (Xác suất bị đào thải: 0,55%)

Bộ phận Nhân sự của công ty luôn cần một người lãnh đạo để quản lý xung đột giữa các cá nhân với sự trợ giúp của các kỹ năng mang tính nhận thức và lý luận. Lĩnh vực này được dự đoán sẽ tăng 9% vào năm 2024 khi các công ty phát triển và cần các cấu trúc mạnh mẽ hơn để hỗ trợ và giúp đỡ nhân viên.

2. Quản lý bán hàng (Xác suất bị đào thải: 1,3%)

Người quản lý bán hàng cần một trí tuệ cảm xúc cao để đạt được hạn ngạch mỗi tháng, kết nối và cộng tác với khách hàng, đồng thời thúc đẩy và khuyến khích đội ngũ bán hàng làm việc tốt hơn. Các nhà quản lý cũng phải phân tích dữ liệu và diễn giải các xu hướng. Mức độ thông minh trí tuệ cao cần có cộng với nhu cầu liên tục thích nghi với các tình huống mới làm cho vai trò này an toàn khỏi tự động hóa.

3. Quản lý tiếp thị (Xác suất bị đào thải: 1,4%)

Nguyên nhân: Các nhà quản lý tiếp thị phải giải thích dữ liệu, theo dõi xu hướng, giám sát các chiến dịch và tạo nội dung. Họ cũng phải nhanh chóng thích nghi và phản ứng với những thay đổi và phản hồi từ phần còn lại của công ty và khách hàng, khiến cho công nghệ AI tạm thời không hoàn toàn sẵn sàng để thâm nhập.

4. Quản lý quan hệ công chúng (Xác suất bị đào thải: 1,5%)

Nguyên nhân: Các nhà quản lý PR thành công dựa vào một mạng lưới các mối quan hệ và liên hệ để mua các vị trí báo chí và quảng cáo cho các công ty mà họ đại diện, làm cho vai trò này hoàn toàn an toàn. Các nhà quản lý PR, những người phải nâng cao nhận thức về một vấn đề hoặc nhiệm vụ cần sự tiếp xúc đặc biệt của con người để gây sự chú ý hoặc khiến mọi người tham gia vào một chiến dịch – và công việc dự kiến ​​sẽ tăng 7% vào năm 2024.

5. Giám đốc điều hành (Xác suất bị đào thải: 1,5%)

Gần như không thể tự động hóa khả năng lãnh đạo – xét cho cùng, thật khó để dạy nó cho một bộ máy. Giám đốc điều hành phải thông báo chiến lược rộng lớn, đại diện cho các nhiệm vụ và mục tiêu của các công ty và thúc đẩy các nhóm người làm việc cho họ. Các công ty có thể trả lời cho các bên liên quan và ban giám đốc, những người có khả năng sẽ không muốn robot đưa cho họ báo cáo thu nhập.

6. Nhà hoạch định sự kiện (Xác suất bị đào thải: 3,7%)

Các nhà hoạch định phải phối hợp và đàm phán với các nhà cung cấp, nhà thầu để kết nối các kỹ năng tổ chức và con người có liên quan với nhau. Điều này biến hoạch định sự kiện thành một vai trò gần như không thể tự động hóa.

7. Nhà văn (Xác suất bị đào thải: 3,8%)

Các nhà văn phải sáng tạo và sản xuất tài liệu gốc bằng văn bản. AI có thể thực hiện một số điều này với các đề xuất tiêu đề, viết lời nhắc và tin nhắn truyền thông xã hội tự động, nhưng bài đăng trên blog, sách, phim và vở kịch chỉ có thể được viết bởi con người, ít nhất trong tương lai gần.

8. Nhà phát triển phần mềm (Xác suất bị đào thải: 4.2%)

Các nhà phát triển cần thực hiện các bước thật hoàn hảo để tạo ra các sản phẩm tuyệt vời cho khách hàng. Lĩnh vực này dự kiến ​​sẽ tăng 19% vào năm 2024, vì vậy nếu bạn là nhà phát triển phần mềm, hiện tại bạn đang có chỗ ngồi rất đẹp.

9. Biên tập viên (Xác suất bị đào thải: 5,5%)

Mặc dù có một số phần mềm có thể kiểm tra sự rõ ràng và quét đạo văn, vai trò biên tập viên phải được thực hiện bởi một người để đọc và phân tích tác phẩm như một người khán giả.

10. Nhà thiết kế đồ họa (Xác suất bị thay thế: 8.2%)

Thiết kế đồ họa bao gồm cả nghệ thuật và kỹ thuật, làm cho con người trở thành nhân tố không thể thay thế bởi máy móc. Thiết kế đồ họa cần phải được tạo ra bởi nghệ sĩ và biên tập viên để hợp tất cả thành một.

.

Kết luận

Các ngành nghề tiềm năng trong 10 năm tới đều tương tác mật thiết với tự động hóa và trí tuệ nhân tạo. Để không bị đào thải khỏi thị trường, những thế hệ tiếp theo của lực lượng lao động cần phải học cách làm việc cùng máy móc và tận dụng hết năng lực từ sự hợp tác đó. Sẽ là quá muộn nếu ngay từ hôm nay chúng ta không bắt đầu hoàn thiện và phát triển các kỹ năng 4.0 cần có.