ĐÔNG LỰC CHÈO LÁI HÀNH VI
Động lực bên ngoài có thể
phá hủy động lực bên trong của hoạt động của con người.
Trẻ thường thể hiện sự chú ý đặc biệt để hoàn thành những mục
tiêu nhỏ: chúng nô đùa bằng sự hiếu kỳ và thử mọi thứ có thể để cố gắng hiểu
thế giới. Chính niềm vui lớn lao khiến chúng dùng tay, miệng, mắt, tai để học
về mọi thứ, cho dù đó là quan sát những chú bướm hay cách chồng các lon thiếc.
Chúng bị thúc đẩy từ bên trong ở cấp độ cao.
Tuy nhiên, khi lớn chúng dần thay đổi: mong muốn tìm kiếm những
thách thức và sự mới lạ giảm dần. Từng chút một, chúng ngừng tôi luyện kĩ năng
của mình. Vậy điều gì đã xảy ra với động lực trước đây của chúng?
.
Động lực nội tại dần dần mất đi khi con người phải sống trong
một thế giới mà cái gì cũng phụ thuộc vào động lực ngoại lai – như được diễn tả
trong thí nghiệm nhà trẻ mà lũ trẻ được dặn vẽ một bức tranh.
.
Một số trẻ được hứa sẽ nhận được chứng chỉ khi hoàn thành bức
vẽ, trong khi những đứa khác thì không. Khi cả hai nhóm được yêu cầu tập vẽ lần
nữa (lần này thì không nhóm nào được hứa sẽ có thưởng), những đứa trước đây
được nhận giấy chứng nhận không còn muốn vẽ nữa, trong khi đó những đứa không
nhận được bất cứ sự ghi nhận nào thì vẫn tiếp tục vẽ chơi.
Tấm giấy chứng nhận được hứa trước khi vẽ đã phá hủy động lực
nội tại của chúng: lũ trẻ chỉ muốn vẽ vì phần thưởng. Đi theo mẫu hình này,
phần thưởng kiểu nào cũng dần dần xóa bỏ động lực làm việc bên trong của chúng.
.
Khi còn nhỏ, chúng ta bị thúc đẩy bởi ham muốn học hỏi, khám
phá, giúp đỡ người khác từ bên trong. Nhưng khi lớn, ta bị chính xã hội của
mình lập trình để cần các động lực ngoại lai (phương pháp Củ cà rốt và
cây gậy) : nếu muốn ta đổ rác, học
hành chăm chỉ, và làm việc không mệt mỏi, ta cần phải được khen ngợi, điểm cao
hay lương nhiều. Dần dần, ta mất ngày càng nhiều động lực nội tại của mình.
Trên con đường trở thành người lớn, lòng hiếu kì của ta ngày càng giảm dần.
Có một cách khuyến khích:
Động lực nội tại
Cho tới năm 1949, người ta vẫn nghĩ rằng hành vi con người và
động vật được điều khiển bởi những động lực bên trong và thúc đẩy bên ngoài.
Sau đó phát hiện của giáo sư tâm lý Harry Harlowe đã bác bỏ lý thuyết này:
.
Thí nghiệm luật chơi không có thưởng cho các chú khỉ vàng chơi,
khi chúng hiểu được cách cỗ máy hoạt động, và tuy không có khích lệ bên ngoài
nào, chúng vẫn chơi hiệu quả với sự vui sướng to lớn. Những hành vi này cũng
thường xuất hiện ở con người.
.
Ví dụ, sự phát triển của cuốn từ điển bách khoa trên mạng
Wikipedia cũng là một câu chuyện thú vị không kém. Hàng nghìn người viết và
biên tập các bài báo trên Wikipedia hoàn toàn tự nguyện, chỉ đơn thuần vì sở
thích. Họ đầu tư khoảng thời gian làm việc quý giá của mình vào dự án này và
không nhận lại thậm chí chỉ một chút xíu phần thưởng vật chất. Mặc dù sự tăng
trưởng của Wikpedia phụ thuộc vào những người viết tự nguyện, dự án vẫn đạt
được sự thành công to lớn.
Trái lại, sản phẩm đối thủ của nó, Từ điển Encarta của
Microsoft, trong tay của các tác giả và nhà biên tập chuyên nghiệp, trả lương
cao, đã phải đóng cửa năm 2009.
.
Trong cả ví dụ về các con khỉ vàng và Wikipedia, động lực không
bị chèo lái bởi những nhu cầu căn bản, phần thưởng hay trừng phạt. Vậy, ta phải
giải thích chúng như thế nào?
Có một nội lực khác cũng điều khiển chúng ta: Động lực nội tại.
Khi một người tìm thấy một công việc ưa thích, không cần quá nhiều phần thưởng
để kích thích anh ta làm việc. Chỉ đơn thuần lập trình một ứng dụng như trình
duyệt Firefox hay đăng 1 công thức nấu ăn lên trên mạng mang lại lợi ích cho
người khác là đủ với họ.
.
Những người có động lực nội tại muốn quyết định khi nào nên làm,
làm gì và chịu trách nhiệm cho điều gì. Họ không cần phải dẫn lối hay trao
thưởng, bởi vì họ thích làm việc và sẵn sàng làm tự nguyện mà không cần đòi hỏi
gì.