Thứ Tư, 23 tháng 6, 2021

Nghệ thuật Lựa chọn

 

NGHỆ THUẬT LỰA CHỌN


Sheena Iyengar là nhà tâm lí học phụ trách các thí nghiệm về mứt nổi tiếng. Có thể bạn đã nghe về nó: Trong một cửa hàng thực phẩm cao cấp ở Menlo Park, những nhà nghiên cứu dựng lên một cái bàn trưng bày các mẫu mứt khác nhau. Có lúc trên bàn có khoảng 6 loại, đôi khi con số là 24 (trong cả hai trường hợp, các vị mứt thông thường như dâu tây đều bị loại bỏ).

Những người mua hàng thường dừng lại xem hàng khi trên bàn trưng bày có nhiều hơn, đa dạng hơn các loại mứt. Nhưng sau khi đã nếm thử, những người phải đối mặt với ít loại mứt sẽ thật sự mua hàng nhiều hơn 10 lần so với những người ở trường hợp còn lại: 30% và 3%. (khách hàng ghé qua) Dường như có quá nhiều lựa chọn làm cho chúng ta khó khăn hơn để đứng tại một lựa chọn duy nhất.


“Nghiên cứu này được quá nhiều sự chú ý và được mô tả theo nhiều cách khác nhau’’, Iyengar, giáo sư trường Kinh doanh Columbia, viết trong “Nghệ thuật lựa chọn” như vậy. “Trong các phiên bản khác nhau người ta đã nghe và lưu truyền, nổi lên một điệp khúc: nhiều hơn là ít hơn, có nghĩa là có nhiều lựa chọn hơn dẫn đến sự hài lòng, mãn nguyện hay hạnh phúc ít hơn.


Như vậy, Iyengar đã có phát ngôn của riêng mình về thí nghiệm mứt đó, cũng như nhiều bài toán đố khác và về nghịch lý của sự lựa chọn. Nhiều lựa chọn hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn, nhưng ít hơn cũng không tốt như vậy. Số lượng tối ưu của sự lựa chọn nằm đâu đó giữa sự vô tận và sự khan hiếm, và nó cũng phụ thuộc vào hoàn cảnh và văn hóa. 

Kinh tế học Phật giáo

KINH TẾ HỌC PHẬT GIÁO

 

Những đặc tr­ưng chính của Kinh tế học Phật giáo

.

1. Kinh tế học Trung đạo: hiện thực hoá phúc lạc chân chính

Trong Kinh Phật, hiểu biết về sự điều độ đ­ược gọi làmattannutaMattannuta là sự xác định đặc tr­ưng của kinh tế học Phật giáo. Hiểu biết sự điều độ có nghĩa là hiểu biết một l­ượng tối ư­u, biết đư­ợc bao nhiêu thì “vừa đủ”. Đó là một nhận thức về điểm tối ­ưu mà trong đó việc làm tăng tiến phúc lạc chân chính trùng hợp với kinh nghiệm mãn nguyện. Điểm tối ­ưu hoặc điểm cân bằng đạt đư­ợc khi chúng ta trải qua sự thoả mãn đáp ứng đ­ược nhu cầu chất lư­ợng sống hoặc phúc lạc. 

.

Chẳng hạn việc tiêu thụ hoà hợp với Trung đạo, phải đ­ược cân bằng với một số lư­ợng phù hợp để đạt đư­ợc hạnh phúc chứ không phải là thoả mãn các dục vọng. Nó trái ngư­ợc với ph­ương trình kinh tế học cổ điển về việc tiêu thụ tối đa dẫn đến thoả mãn tối đa, chúng ta có phư­ơng trình tiêu thụ khôn ngoan dẫn đến phúc lạc thực sự.

.

2. Kinh tế học Trung đạo: không làm hại mình và sinh linh khác

Một ý nghĩa khác của thuật ngữ “Độ l­ượng” là không làm hại mình và ng­ười khác. Đây là một nguyên tắc quan trọng khác và đ­ược sử dụng trong Phật giáo như­ là một tiêu chuẩn cơ bản của hành động nhân tính, mà không chỉ liên quan đến tiêu thụ, mà là đến toàn bộ hành vi của con ng­ười.

Về vấn đề này có thể lư­u ý rằng trong Phật giáo “không làm hại ng­ười khác” không chỉ áp dụng cho con ng­ười mà cho tất cả mọi sinh linh.

.

Từ quan điểm Phật giáo, các nguyên tắc kinh tế liên quan đến ba khía cạnh tư­ơng hỗ của tồn tại con ngư­ời: con ngư­ời, xã hội và môi tr­ường tự nhiên. Kinh tế học Phật giáo phải hoà hợp với toàn bộ quá trình nhân quả, và để làm đ­ược điều đó nó phải có một mối quan hệ chính xác với tất cả ba lĩnh vực đó, và đến lư­ợt mình, chúng phải hài hoà và tư­ơng hỗ lẫn nhau.

Hành vi kinh tế phải xảy ra theo cái cách là nó không làm hại mình (bằng việc làm suy thoái chất lư­ợng sống) và không làm hại sinh linh (bằng cách gây ra những vấn đề xã hội hoặc mất cân bằng môi tr­ường sinh thái).

.

Thời đại ngày nay đang nổi lên vấn đề môi trư­ờng tại các n­ước đang phát triển. Ng­ười ta đang lo lắng về các họat động kinh tế bắt buộc phải sử dụng các hoá chất độc hại và các nhiên liệu hoá thạch. Những hành vi như­ vậy làm hại đến sức khoẻ các cá nhân và đến phúc lợi xã hội và môi trường. Chúng có thể bao gồm trong đoạn sau: “hại mình, hại sinh linh” và đã trở thành một vấn nạn đối với loài ngư­ời.

.

Nguồn: Buddhist Economics

Thứ Hai, 21 tháng 6, 2021

Những hệ luỵ khi quá bận rộn hay quá nghèo

 

QUÁ BẬN RỘN HAY QUÁ NGHÈO TRONG THỜI GIAN DÀI LÀM NGƯỜI TA THIỂN CẬN

Người quá bận rộn hoặc quá nghèo trong thời gian dài có một điểm chung, họ sẽ tập trung quá mức vào việc đuổi theo cái mà mình đang thiếu thốn, từ đó dẫn đến việc suy giảm khả năng nhận thức và khả năng phán đoán.
Giáo sư Sendhil Mullainathan của Đại học Harvard cùng với cộng sự là giáo sư Eldar Shafir từ Đại học Princeton đã đưa ra kết luận trên. Nghiên cứu từng được đăng trên tạp chí Khoa học của Mỹ. Bài nghiên cứu cũng được xuất bản trong quyển “Scarcity: Why Having Too Little Means So Much”.
 
Trong tình trạng thiếu thốn tài nguyên (tiền, thời gian, thông tin) lâu dài, sự tìm kiếm những cái mình thiếu thốn đã chiếm hết sự tập trung của những người này, dẫn đến việc khiến họ quên đi những nhân tố có giá trị quan trọng hơn, khiến họ có tâm lý lo ngại và khó khăn trong việc quản lý quỹ thời gian, tiền bạc.
Cũng có nghĩa là khi bạn quá nghèo hoặc quá bận rộn, khả năng suy nghĩ và phán đoán đều sẽ suy giảm, dẫn đến sự thất bại.
Sự thiếu thốn lâu dài sẽ gây nên “tư duy khao khát”, dẫn đến việc mất đi khả năng quyết định cần thiết. 
 
Một người nghèo sẽ phải luôn tính toán để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, cuối cùng không còn đủ “khoảng trống” để suy nghĩ đến việc đầu tư và phát triển; một người quá mức bận rộn sẽ luôn chạy theo những nhiệm vụ mệt mỏi gấp gáp nhất và phải nhanh chóng hoàn thành trong thời hạn được giao, nên cũng không còn “khoảng trống” để suy nghĩ đến sự phát triển lâu dài hơn. Đối với những người này, dù cho có thoát khỏi tình trạng thiếu thốn này thì cũng sẽ bị vướng vào “tư duy khao khát” rất lâu.
.
Nghiên cứu của ông Mullainathan là một gợi ý quan trọng đối với các vấn đề lý luận giai cấp xã hội và chính sách quốc gia, hình thức phát triển kỹ thuật cũng như quản lý quỹ thời gian cá nhân v.v…
Chính sách an sinh xã hội
Đảng Cộng hòa Mỹ cho rằng người nghèo là do không cố gắng. Đảng Dân chủ cho rằng nguồn gốc của cái nghèo là do xã hội không bình đẳng, quốc gia nên sắp xếp nguồn tài nguyên để giúp đỡ người nghèo.
Ông Mullainathan lại chứng minh rằng cả hai đảng đều sai. Không phải là người nghèo không cố gắng mà là bởi vì nghèo quá lâu, họ đã mất đi khả năng suy nghĩ và phán đoán về việc thoát khỏi cái nghèo. Nếu không thay đổi tình trạng này thì dù có cố gắng cũng vô ích; mà nếu như chỉ đơn giản là phân phát tiền cho người nghèo thì “tư duy khao khát” của họ cũng sẽ dẫn đến việc họ không thể vận dụng phúc lợi được cấp cho để thoát khỏi cái nghèo.
 
Do đó, nên xây dựng một hệ thống phúc lợi xã hội cơ bản nhất, đồng thời duy trì những hình thức cạnh tranh trong xã hội, tài nguyên mở ra cho toàn xã hội để con người có thể bảo trì được tư duy bình thường, cạnh tranh công bằng.
 
Làm sao khi không có đủ thời gian?
Nguyên tắc quản lý thời gian theo cách truyền thống là chia nhỏ từng khoảng thời gian, đồng thời xử lý nhiều nhiệm vụ hơn.
Còn nghiên cứu của ông Mullainathan lại nhận ra rằng lý do không hoàn thành được nhiệm vụ không phải là không đủ thời gian, mà là không đủ tập trung khi xử lý vấn đề. Cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề này là giảm bớt những nhiệm vụ không cần thiết, nhờ sự giúp đỡ từ bên ngoài, chia nhỏ các vấn đề, từ đó hóa giải sự lo lắng khi xử lý vấn đề.
 
Chúng ta đang bị “oanh tạc” bởi thông tin?
Mỗi ngày chúng ta phải nhận lượng tin tức quá tải, có rất nhiều người cứ luôn bị những tin tức trên mạng xã hội làm phiền, vì thế vài người bắt đầu dùng cách “cắt mạng” để thoát khỏi tình trạng tin tức quá tải.
Trên thực tế không phải là do tin tức quá tải mà là hậu quả của việc “thiếu thốn tin tức hữu ích”. Vấn đề này tốt nhất nên giải quyết bằng cách thiết lập cơ chế chọn lọc tin tức để giúp bản thân chọn ra những tin tức quan trọng.
.
Tóm lại, khi bạn thấy bản thân đang phải vật lộn với tiền bạc, thời gian… hãy dành cho mình 1 chút thư giãn để nhìn lại và đặt ra mục tiêu. Và khi nhìn những người nghèo, hãy dành cho họ nhiều sự cảm thông hơn nữa vì gánh nặng cả về vật chất và tinh thần mà họ mang trên vai.


Động lực chèo lái hành vi

 

ĐÔNG LỰC CHÈO LÁI HÀNH VI

 

Động lực bên ngoài có thể phá hủy động lực bên trong của hoạt động của con người.

Trẻ thường thể hiện sự chú ý đặc biệt để hoàn thành những mục tiêu nhỏ: chúng nô đùa bằng sự hiếu kỳ và thử mọi thứ có thể để cố gắng hiểu thế giới. Chính niềm vui lớn lao khiến chúng dùng tay, miệng, mắt, tai để học về mọi thứ, cho dù đó là quan sát những chú bướm hay cách chồng các lon thiếc. Chúng bị thúc đẩy từ bên trong ở cấp độ cao.

Tuy nhiên, khi lớn chúng dần thay đổi: mong muốn tìm kiếm những thách thức và sự mới lạ giảm dần. Từng chút một, chúng ngừng tôi luyện kĩ năng của mình. Vậy điều gì đã xảy ra với động lực trước đây của chúng?

.

Động lực nội tại dần dần mất đi khi con người phải sống trong một thế giới mà cái gì cũng phụ thuộc vào động lực ngoại lai – như được diễn tả trong thí nghiệm nhà trẻ mà lũ trẻ được dặn vẽ một bức tranh.

.

Một số trẻ được hứa sẽ nhận được chứng chỉ khi hoàn thành bức vẽ, trong khi những đứa khác thì không. Khi cả hai nhóm được yêu cầu tập vẽ lần nữa (lần này thì không nhóm nào được hứa sẽ có thưởng), những đứa trước đây được nhận giấy chứng nhận không còn muốn vẽ nữa, trong khi đó những đứa không nhận được bất cứ sự ghi nhận nào thì vẫn tiếp tục vẽ chơi.

Tấm giấy chứng nhận được hứa trước khi vẽ đã phá hủy động lực nội tại của chúng: lũ trẻ chỉ muốn vẽ vì phần thưởng. Đi theo mẫu hình này, phần thưởng kiểu nào cũng dần dần xóa bỏ động lực làm việc bên trong của chúng.

.

Khi còn nhỏ, chúng ta bị thúc đẩy bởi ham muốn học hỏi, khám phá, giúp đỡ người khác từ bên trong. Nhưng khi lớn, ta bị chính xã hội của mình lập trình để cần các động lực ngoại lai (phương pháp Củ cà rốt và cây gậy) : nếu muốn ta đổ rác, học hành chăm chỉ, và làm việc không mệt mỏi, ta cần phải được khen ngợi, điểm cao hay lương nhiều. Dần dần, ta mất ngày càng nhiều động lực nội tại của mình. Trên con đường trở thành người lớn, lòng hiếu kì của ta ngày càng giảm dần.

 

Có một cách khuyến khích: Động lực nội tại

Cho tới năm 1949, người ta vẫn nghĩ rằng hành vi con người và động vật được điều khiển bởi những động lực bên trong và thúc đẩy bên ngoài. Sau đó phát hiện của giáo sư tâm lý Harry Harlowe đã bác bỏ lý thuyết này:

.

Thí nghiệm luật chơi không có thưởng cho các chú khỉ vàng chơi, khi chúng hiểu được cách cỗ máy hoạt động, và tuy không có khích lệ bên ngoài nào, chúng vẫn chơi hiệu quả với sự vui sướng to lớn. Những hành vi này cũng thường xuất hiện ở con người.

.

Ví dụ, sự phát triển của cuốn từ điển bách khoa trên mạng Wikipedia cũng là một câu chuyện thú vị không kém. Hàng nghìn người viết và biên tập các bài báo trên Wikipedia hoàn toàn tự nguyện, chỉ đơn thuần vì sở thích. Họ đầu tư khoảng thời gian làm việc quý giá của mình vào dự án này và không nhận lại thậm chí chỉ một chút xíu phần thưởng vật chất. Mặc dù sự tăng trưởng của Wikpedia phụ thuộc vào những người viết tự nguyện, dự án vẫn đạt được sự thành công to lớn.

Trái lại, sản phẩm đối thủ của nó, Từ điển Encarta của Microsoft, trong tay của các tác giả và nhà biên tập chuyên nghiệp, trả lương cao, đã phải đóng cửa năm 2009.

.

Trong cả ví dụ về các con khỉ vàng và Wikipedia, động lực không bị chèo lái bởi những nhu cầu căn bản, phần thưởng hay trừng phạt. Vậy, ta phải giải thích chúng như thế nào?

Có một nội lực khác cũng điều khiển chúng ta: Động lực nội tại. Khi một người tìm thấy một công việc ưa thích, không cần quá nhiều phần thưởng để kích thích anh ta làm việc. Chỉ đơn thuần lập trình một ứng dụng như trình duyệt Firefox hay đăng 1 công thức nấu ăn lên trên mạng mang lại lợi ích cho người khác là đủ với họ.

.

Những người có động lực nội tại muốn quyết định khi nào nên làm, làm gì và chịu trách nhiệm cho điều gì. Họ không cần phải dẫn lối hay trao thưởng, bởi vì họ thích làm việc và sẵn sàng làm tự nguyện mà không cần đòi hỏi gì.