Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2020

Người Phần Lan nói thật mọi lúc mọi nơi

 Khi sự trung thực, thành tín, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật của một quốc gia thì đó phải là một xã hội hài hòa, ấm áp và đẹp đẽ. (Ảnh qua Pinterest)


Người Phần Lan nói thật mọi lúc mọi nơi
Thành thật là một đặc điểm của văn hóa Phần Lan - ít nhất là nếu chúng ta so sánh với các nền văn hóa khác," Johannes Kananen, giảng viên tại Khoa Khoa học Thụy Điển, Đại học Helsinki, nói. "Trong tiếng Anh có một thành ngữ rằng sự thật có giá trị đến nỗi nó nên được sử dụng nhỏ giọt. Nhưng ở Phần Lan, mọi người nói thật mọi lúc."
Ở Phần Lan tài sản bị mất dường như luôn tìm đường trở về với chủ sở hữu.
"Đó là một thói quen rất lạ lùng ở xung quanh đây, việc đem treo những đôi găng tay bị thất lạc lên cành cây," Natalie Gaudet, làm việc tại Đại học Aalto, giải thích rằng việc này giúp người ta dễ dàng nhìn thấy chúng từ xa. Trong một xã hội nơi sự trung thực được hiểu ngầm, mọi người hiểu rằng chỉ có chủ sở hữu đến nhận đồ bị mất.
Một vài năm trước, tạp chí Reader's Digest đã làm 'Thử nghiệm mất ví', theo đó các phóng viên của họ 'đánh mất' 192 chiếc ví ở các thành phố trên khắp thế giới.
Trong mỗi ví có 50 đô la Mỹ cùng với thông tin liên lạc, ảnh gia đình và danh thiếp. 11 trong số 12 chiếc ví đánh mất ở thủ đô Phần Lan đã được trả lại cho chủ sở hữu, khiến Helsinki trở thành Thành phố 'trung thực' nhất trong số những nơi được thử nghiệm.
Nữ Thủ tướng 34 tuổi Phần Lan đề xuất cả nước đi làm 6 ngày tuần, ngày 6 tiếng.
Trên thực tế, xã hội Phần Lan được xây dựng dựa trên rất nhiều lòng tin. Đối với người dân, chính phủ Phần Lan là những người bạn chứ chẳng phải tầng lớp thống trị, các quan chức làm việc dựa trên quyền lợi chung chứ chẳng vì lợi ích cá nhấn. Người dân Phần Lan vui vẻ trả mức thuế cao ngất ngưởng vì họ tin tưởng rằng chúng tạo nên một hệ thống phúc lợi thuộc hàng tốt nhất thế giới.
"Người dân biết rằng chẳng ai lừa họ khi thu thuế cao cả", Chuyên gia Kananen nhấn mạnh.
Người Phần Lan rất ít khi nói chuyện phiếm nhưng một khi họ đã hứa điều gì thì sẽ thực hiện chúng nghiêm túc. Họ rất coi trọng lời nói đi đôi với việc làm chứ không thích những cuộc trò chuyện vô bổ và chém gió.
Nhà khởi nghiệp Gokul Srinivasan sống tại thủ đô Helsinki cho biết người Phần Lan không có thói quen nói xấu sau lưng người khác Tuy nhiên nếu có người hỏi thăm về độ đáng tin của người nào đó thì đó sẽ là vấn đề.
Không phải ngẫu nhiên mà Phần Lan được bình chọn là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới 3 năm liền liên tiếp. Việc mọi người tin tưởng lẫn nhau, chính phủ và người dân đồng thuận khiến cuộc sống dễ thở hơn rất nhiều trong bối cảnh tuyết rơi, bầu trời xám xịt cùng những rừng cây buồn tẻ.
 
Phần Lan đất nước của băng giá

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

Chơi game không phải là thư giãn



Cơ chế thư giãn của trò chơi điện tử là một cơ chế nghịch, tức là sau khi não bộ bị đưa vào một trạng thái căng thẳng khác rồi thả lỏng, thì bạn thấy thư giãn...
Chơi game có nhiều tác hại, một trong những tác hại đầu tiên là nó tốn thời gian. Nhiều người hẳn sẽ nói chơi game đâu có tốn thời gian, chơi game để thư giãn thôi mà, tuy nhiên cách nghĩ này không chính xác.
.
Thế nào là thư giãn
Thư giãn là buông lỏng, thả lỏng để tâm trí được nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Những món đánh cờ, luyện quyền mà ngày nay coi là thể thao cũng chú trọng thả lỏng. 
Môn cờ cổ xưa nhất là cờ vây. Khi chơi, hai người tâm sự qua những con cờ, đỉnh cao cũng là hoà cờ. Các môn vận động cũng thế, thả lỏng để cơ thể thông suốt, lúc tập cũng tránh suy nghĩ căng thẳng, nhập tĩnh là tốt nhất. 
Những môn như vậy ngày nay được thể thao hóa, đặt nặng thắng thua hơn, khác về cơ bản với truyền thống - dù là trong nhà hay ngoài trời. Điều này càng thể hiện rõ hơn ở thể thao điện tử.
.
Cơ chế thư giãn của trò chơi điện tử là một cơ chế nghịch. Tức là sau khi não bộ bị đưa vào một trạng thái căng thẳng khác rồi thả lỏng thì bạn thấy thư giãn. Điều này tương tự như việc bạn đi xông hơi rồi ra ngoài và thấy mát mẻ hơn, dù trời vẫn nóng. Tuy nhiên, xông hơi làm nở lỗ chân lông và thải độc, còn game thì không.
.
Thư giãn với game và hậu quả

Tháng 9/2019, tạp chí Y học New England của Anh đã đưa tin về 3 cậu bé bị bất tỉnh do chơi game. Ba cậu bé này ở trong độ tuổi từ 10 đến 15, hai bé đã bất tỉnh ngay sau khi chiến thắng trong trò chơi, và bé còn lại thì bị ngừng tim vào ngày hôm sau khi ở trường.
Nhiều nghiên cứu cho biết, chơi game có thể tiết ra adrenaline, đây là hormone sinh ra do căng thẳng thần kinh khi bạn gặp nguy hiểm, nó xúc tiến phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy khi bản thân bị đe dọa. 
Nói về trường hợp này, nhà nghiên cứu tim Ranjit Suri cho biết: “Bạn có thể đã nghe nói về việc một vận động viên tức giận tới mức tử vong, đó là trong một giải đấu. Tuy nhiên, chúng tôi nhận ra chơi game cũng có thể tạo ra loại cảm xúc tương tự”.
.
Còn theo bác sĩ Nguyễn Văn Dũng thuộc Khoa Điều trị Tâm thần nam và Nghiện chất, chơi game liên tục không nghỉ làm tăng cao dopamine, đây là hormone gây hưng phấn như khi người ta uống rượu. Nói cách khác, người chơi game nhiều dễ bị nghiện và khó kiểm soát được hành vi và thái độ của bản thân.
Nếu không được thực sự thư giãn, nghỉ ngơi, người chơi game lâu ngày sẽ tự làm rối lịch sinh hoạt, gây đảo lộn đồng hồ sinh học của bản thân và gây bệnh cho cơ thể. Hơn nữa, việc sống trong game nhiều còn mài mòn khả năng phản ứng trước những tình huống cần xử lý thực tế.
.
Nếu uống rượu có thể gây tử vong thì game cũng vậy, nhưng say game thì còn nguy hiểm hơn say rượu. Ma men có thể hại người khác lúc không tỉnh táo, còn kẻ nhập vai trong trò chơi thì sẽ chủ động mang game ra đời thực, mang lại nhiều nguy hiểm cho người thân, bạn bè, và toàn xã hội.
.
Kim Anh