Thứ Năm, 23 tháng 7, 2020

Nước cứu sinh trên sa mạc


Một chàng trai bị lạc giữa sa mạc rộng lớn.
Anh mệt lả và khát khô cổ, sẵn sàng đánh đổi bất cứ cái gì chỉ để lấy một ngụm nước mát.
Đi mãi đi mãi, đến khi đôi môi anh đã sưng lên nhức nhối, thì thấy một căn lều cũ, rách nát, không cửa sổ.
Anh nhìn quanh căn lều và thấy ở một góc tối có một cái máy bơm nước cũ đã gỉ sét.
.
Tất cả mọi thứ trở nên lu mờ bên cạnh cái máy bơm. Anh vội vã bước tới, vịn chặt tay cầm, ra sức bơm.
Nhưng không có một giọt nước nào chảy ra.
Thất vọng, anh nhìn quanh căn lều. Lúc này anh mới để ý thấy một cái bình nhỏ.
Phủi sạch bụi cát trên bình, anh đọc được dòng chữ nguệch ngoạc viết bằng cách lấy viên đá cào lên:
“Hãy đổ hết nước trong bình này vào cái máy bơm. Và trước khi đi, nhớ đổ nước đầy vào bình”.
.
Anh bật nắp bình ra và đúng thật, trong bình đầy nước mát.
Bỗng nhiên, anh bị rơi vào một tình thế bấp bênh.
Nếu uống ngay chỗ nước trong bình, chắc chắn anh có thể sống sót.
Nhung nếu đổ hết nước vào cái máy bơm cũ gỉ, có thể nó sẽ bơm được nước trong lành từ sâu trong lòng đất – rất nhiều nước.
.
Lúc này người đàn ông phải đối mặt với một lựa chọn khó khăn. Nếu ông đổ hết nước trong bình vào máy bơm mà nước vẫn không chảy ra, thì chẳng phải đã lãng phí bình nước cứu mạng này sao? Nhưng ngược lại, nếu ông uống hết nước trong bình, thì ông sẽ giữ được mạng sống của mình trong bao lâu?
.
Lời chỉ dẫn không biết đã ở đó bao lâu rồi và không biết có còn chính xác không.
Nhưng rồi cuối cùng, anh cũng quyết định rót hết nước vào cái máy bơm, và tiếp tục nhấn mạnh cái cần, một lần, hai lần… chẳng có gì xảy ra cả!
Tuy hoảng hốt, nhưng nếu dừng lại anh sẽ không còn một nguồn hy vọng nào nữa, nên anh tiếp tục kiên trì bơm…, lần nữa, lần nữa… nước mát trong lành bắt đầu chảy ra từ cái máy bơm cũ kỹ.
Anh đã sung sướng uống lấy uống để.
.
Sau khi đã khát, ông ngồi xuống nghỉ ngơi một lát, rồi sau đó rót đầy nước vào bình trở lại. Đồng thời ông để lại thêm hai câu nữa vào tờ giấy rằng: “Hãy tin tôi, những gì viết trên giấy là thật. Chỉ cần bạn coi nhẹ sự sống chết, học cách cho đi thì mới có thể nếm được nước suối thơm ngọt”.
.
ST

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2020

Nhân phẩm là cây, thanh danh là bóng


Tổng thống Abraham Lincoln: Nhân phẩm là cây, thanh danh là bóng
.
Tài sản thực sự của một người không phải là vẻ ngoài xinh đẹp, cũng không phải là tiền bạc của cải mà là nhân phẩm (phẩm chất, phẩm giá con người). “Nhân phẩm” là giấy thông hành của cuộc sống. Có thể nói, trong xã hội hiện đại thiên biến vạn hóa như ngày nay, nhân phẩm là chỗ nương tựa cuối cùng của tâm linh con người.
 
  (Hình minh họa: Qua sallypoliticalpage)

Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln cũng từng nói một câu về phẩm chất con người, đại ý rằng, phẩm chất của con người giống như cây cối, thanh danh của con người giống như bóng cây, chúng ta thường thường suy xét đến bóng cây mà lại không biết cây cối mới là cái gốc.
.
Cổ nhân giảng: “Làm người trước, làm việc sau”. Nhân phẩm tốt là tài phú lớn nhất của một người. Nó hình thành nên địa vị và thân phận của con người. Nó cũng là bằng cấp cao nhất của mỗi người, là báu vật của đời người.
.
Đời người có thể không có học vị nhưng không thể không có học vấn, lại càng không thể không có nhân phẩm. Nhân phẩm là học vị cao nhất, vừa có tài vừa có đức mới thực sự là người trí tuệ, là nhân tài chân chính.
.
Nhân phẩm là bằng cấp cao nhất

Nhà văn Mạc Ngôn nói về giáo dục


Đối với con trẻ, ‘cha là đất, mẹ là trời’, mỗi lời nói hay hành vi của cha mẹ đều có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển và hình thành nhân cách của trẻ. Do đó, giáo dục trong gia đình luôn được coi là quan trọng nhất, vượt qua cả giáo dục tại nhà trường.

 Nhà văn Mạc Ngôn
Mạc Ngôn là một nhà văn người Trung Quốc rất nổi tiếng, Năm 2012, ông nhận giải Nobel Văn học. Bằng hiểu biết và trải nghiệm sâu sắc của mình, Mạc Ngôn gói gọn cốt lõi của giáo dục gia đình trong những câu nói sau:
.
“Cha mẹ tốt là từ học mà ra”
Trên đời này không có ai sinh ra thiên bẩm đã biết làm cha mẹ, cũng không có ai là không cần học hỏi mà vẫn có thể làm một người cha, người mẹ tốt được. Những bậc cha mẹ thành công trong việc nuôi dạy con cái đều là những người không ngừng nỗ lực học tập.


Tôi từng tiếp xúc với không ít phụ huynh của những người con kiệt xuất, trong số họ không có ai nói rằng nuôi dạy con cái là việc nhẹ nhàng cả. Thậm chí có người còn nói: “Rất nhiều người không biết cứ tưởng rằng tôi được thảnh thơi, con cái giỏi giang nên không phải quản nhiều. Nhưng đâu ai biết rằng, thậm chí đi ngủ tôi còn phải căng mắt ra mà coi chừng”.
.
Một người cha, người mẹ biết dạy con sẽ luôn phòng tránh trước khi vấn đề phát sinh với con cái. Ngược lại, những người cứ để “nước đến chân mới nhảy”, đợi thầy cô phải tìm đến nói chuyện thì chính là không biết dạy con. Người như vậy, đôi khi vấn đề phát sinh rồi họ vẫn chưa định thần được vấn đề ấy là gì.
.
Bước vào thế kỷ 21, xã hội thông tin đòi hỏi con người phải có tố chất nhiều hơn. Bất kỳ một lĩnh vực nào cũng cần phải học tập, đào tạo, trong khi nuôi dạy con cái lại không có một trường lớp nào, dường như đó là việc mà mỗi một ông bố bà mẹ khi sinh ra đều hiển nhiên tự biết vậy. Kỳ thực, trước khi làm cha mẹ mỗi người đều cần phải trang bị cho mình những kiến thức liên quan. Hơn nữa, trang bị càng sớm càng tốt, càng đầy đủ càng tốt.
“Thành tích tốt là do nuôi dạy mà ra”
Chúng ta cần phải có cái nhìn chính xác về hai kiểu giáo dục ngày nay: Một là giáo dục tố chất, hai là giáo dục ứng thi.
Giáo dục ứng thi là điều không tránh khỏi, nó yêu cầu cả nhà trường và phụ huynh cùng hợp lực cố gắng. Thực ra giáo dục ứng thi và giáo dục tố chất cũng không mâu thuẫn với nhau. Nếu như không có năng lực để ứng thi thì vẫn chưa đạt được giáo dục tố chất chân chính.
.
Theo thống kê gần đây, cả Trung Quốc có khoảng 10 triệu “học sinh nhàn rỗi”. Điều gọi là “học sinh nhàn rỗi” chính là chỉ những thành phần học sinh đang độ tuổi tới trường nhưng lại không chịu học. 94% trong số đó chấp nhận thất bại trên con đường học vấn, các em bỏ học, trốn nhà đi chơi, sau cùng thành những tội phạm tuổi vị thành niên.
.
Vậy phương thức tốt nhất giúp con cái ở đây là gì? Chính là giảm bớt áp lực cho con, tăng trách nhiệm của cha mẹ, các bậc cha mẹ cũng phải trở thành những người thầy dẫn dắt con cái.
Đương nhiên để có được thành tích học tập tốt là trách nhiệm của nhà trường. Nhưng trong môi trường học tập, trong xã hội cạnh tranh như hiện nay thì một đứa trẻ cũng phụ thuộc vào sự giáo dục của cha mẹ phần nhiều.
.
“Thành tựu tốt là do đức mà ra”
Trí tuệ không quan trọng bằng ý chí, nhưng ý chí lại không quan trọng bằng phẩm chất đạo đức.
Nhưng tiếc thay, xã hội ngày nay người coi trọng đạo đức ngày càng ít đi, nguyên nhân chính là vì đạo đức đã không còn liên quan đến điểm số nữa.
.
Nhưng thực tế, đạo đức và phẩm hạnh là yếu tố quan trọng nhất của một người, quyết định sự thành bại của cả một đời người. Chúng ta có thể thấy, trong lịch sử xưa nay những người thành công lưu danh sử sách đều có phẩm hạnh đạo đức cao đẹp. Để một người có được thành công trong đời thì việc đầu tiên, việc tất yếu, việc tối quan trọng chính là bồi dưỡng đạo đức. Dù tài giỏi đến đâu nhưng thiếu đi đức hạnh thì người đó có phấn đấu cả đời cũng chỉ là con số không, nếu như không muốn nói là con số âm.
.
Để một đứa trẻ có ý chí, nghị lực, phẩm chất đạo đức, những yếu tố quan trọng này không phải thông qua lời nói mà cần thông qua hành động của cha mẹ để cảm hoá con cái. Ngoài ra cũng còn một phương thức hỗ trợ tương đối đắc lực, đó là khuyến khích con cái đọc những tác phẩm văn học đạo đức nổi tiếng, những tác phẩm về nhân vật anh hùng, những bậc đại nghĩa ôm chí lớn xưa nay. “Văn dĩ tải Đạo”, văn học cũng chính là một phương thức để giáo hóa, trau dồi phẩm hạnh, bồi dưỡng nhân cách và đạo đức làm người.
.
Theo Sound of Hope