Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

Đừng làm việc vì tiền, hãy làm việc vì hạnh phúc của chính mình


Steve Jobs từng chia sẻ, công việc đơn thuần không chỉ là phương tiện kiếm tiền mà là nghề nghiệp để mang lại sự thoả mãn và niềm tự hào. Thay vì giúp bạn trưởng thành hơn, làm việc vì tiền rất có thể là hành động tiêu tốn thời gian của bạn.

Cho tới tận bây giờ, cả thế giới vẫn tôn vinh Steve Jobs như một vị anh hùng, nhà kinh doanh thiên tài người đã sáng lập nên Apple và tạo ra một sản phẩm thành công vang dội như iPhone với những lợi ích kinh tế khổng lồ. Tuy nhiên, dường như chúng ta đã quên đi thành quả vĩ đại thật sự mà ông để lại cho loài người, đó là kho ứng dụng App Store - nơi thức tỉnh sáng tạo của vô số người dùng.
Vào năm 2011, cậu bé 11 tuổi Thomas Suarez đã trở thành tâm điểm của sự chú ý khi xuất hiện trên sân khấu diễn thuyết TED với tư cách là nhà sáng lập công ty phát triển ứng dụng CarrorCorp. Thomas đã tạo ra những phần mềm ứng dụng thu hút một lượng lớn người dùng như “Earth Fortune” - một ứng dụng xem vận mệnh dựa vào sự biến đổi màu sắc của Trái Đất hay “Bustin Jieber” - một ứng dụng game mà người chơi sẽ phải đánh vào đầu ngôi sao ca nhạc Justin Bieber.
Với mong muốn được sáng tạo ra các ứng dụng, Thomas đã học tập, nghiên cứu về lĩnh vực phần mềm ứng dụng, thành lập câu lạc bộ ở trường để chia sẻ kiến thức, tạo ra doanh thu và thậm chí còn tham gia vào các hoạt động quyên góp. Như vậy, App Store đã biến trí tưởng tượng và giấc mơ của cậu bé 11 tuổi Thomas Suarez trở thành hiện thực.
Thomas Suarez chỉ là một trường hợp nhỏ lẻ. Trên toàn thế giới hiện có tới hơn 1 triệu ứng dụng được phát triển dành cho iPhone và hiện nay mỗi ngày có thể khoảng từ 200 - 600 ứng dụng mới được tạo ra.
Tuy nhiên, vẫn còn một điều đáng kinh ngạc hơn giá trị về mặt kinh tế mà App Store đã tạo ra được. Sau khi App Store ra đời, cho đến nay, các nhà phát triển ứng dụng đã thu về hơn 90 tỷ USD và có tới hơn 800 giao dịch mua ứng dụng được hoàn tất mỗi giây.
Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, thế giới đang được chứng kiến cuộc cạnh tranh gay gắt nhằm chiếm lĩnh thị trường ứng dụng khổng lồ giữa Android và Apple. Chỉ tính riêng tại Hàn Quốc, một quốc gia có tới 90.000 nhà phát triển ứng dụng cùng với 1.200 công ty nội dung thông minh thì quy mô kinh tế mà nó tạo ra đã lên tới 2 tỷ USD.
Như vậy, Steve Jobs đã gián tiếp tạo ra hàng trăm nghìn, hàng triệu doanh nhân chỉ từ một chiếc iPhone nhỏ bé. Giống như cái tên của mình, "Jobs" có nghĩa là "việc làm", con người này đã tạo ra khối lượng việc làm khổng lồ một cách vô cùng thông minh.
Đúng như những gì Steve Jobs từng chia sẻ, công việc đơn thuần không chỉ là phương tiện kiếm tiền mà là nghề nghiệp để mang lại sự thoả mãn và niềm tự hào. Thay vì giúp bạn trưởng thành hơn, làm việc chỉ vì tiền rất có thể là hành động tiêu tốn thời gian của bạn.
Chính vì vậy, với thế hệ trẻ, hãy mạnh dạn làm một công việc thuộc về mình, hãy sống một cuộc sống có thể mang lại tương lai và hạnh phúc cho chính bản thân mình. Và đừng làm việc chỉ vì tiền.
(Nhiều nội dung trong bài viết này được trích dẫn từ cuốn sách Tương lai nghề nghiệp của tôi của tác giả Kim Rando).

Theo Tri Thức Trẻ

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2020

Thời hoàng hôn của toàn cầu hóa ?


Toàn cầu hóa kinh tế mà nguyên tắc lớn nhất là thúc đẩy dịch chuyển của hàng hóa giữa các nước. Thế nhưng giờ đây, nguyên tắc này đang bị lung lay bởi hàng loạt các sự kiện chính trị lớn.
Đầu tiên là việc nước Anh quyết định rút khỏi Liên minh châu Âu - khối thương mại lớn nhất thế giới. Theo sau là chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 và việc quốc gia hùng mạnh nhất thế giới rút khỏi một số hiệp định thương mại chủ chốt. Tổng thống Trump cũng là người hô khẩu hiệu chủ nghĩa Mỹ (Americanism) mới nên là nguyên tắc phát triển cơ bản, chứ không phải là toàn cầu hóa.
Tiếp đến, ở Pháp, dù thất bại trong cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua, bà Marine Le Pen cũng đã thu hút được sự ủng hộ của không ít người dân nước này vì quan điểm cho rằng toàn cầu hóa là mối nguy hại đối với nền văn minh phương Tây.
 Biểu tình chống toàn cầu hóa ở thành phố Seattle, bang Washington (Mỹ), năm 1999. (Nguồn: AP).

20 năm trước, nhà kinh tế học Dani Rodrik thuộc Đại học Harvard (Mỹ) đã xuất bản cuốn sách có nhan đề "Liệu toàn cầu hóa có đi quá xa?". Khi ấy, người ta cho là nội dung của cuốn sách thật lạc điệu. Ít ai ngờ, giờ đây, ở một số nước phát triển, người lao động lại bầu cho các chính sách chống tự do thương mại.
Phong trào chống toàn cầu hóa đã được xướng bởi các lực lượng cánh tả. Ban đầu, vào những năm 1990, chỉ có vài ý kiến nhỏ lẻ phản đối toàn cầu hóa vì cho rằng nó gây hại nhiều hơn là mang đến những điều tốt đẹp. Càng ngày phong trào này càng trở nên lớn mạnh hơn.
Gần đây đã xuất hiện một số nhà kinh tế thay đổi quan điểm của toàn cầu hóa. Ông Paul Krugman, người giành giải Nobel Kinh tế 2008 về lý thuyết thương mại và địa kinh tế, từng chỉ trích mạnh mẽ những người chống toàn cầu hóa và lập luận là xu hướng này ảnh hưởng rất nhỏ đến mức lương của người lao động ở các nước phát triển, giờ đây cho biết ông cảm thấy "tội lỗi". Năm 2008, ông Krugman thừa nhận nhiều số liệu đã chứng tỏ sự thực là tự do hóa thương mại ảnh hưởng tới lương của người lao động ở các nước phát triển nhiều hơn ông dự đoán.
Tuy nhiên chỉ có các nước châu Á trước hết là Trung Quốc thực sự hưởng lợi từ toàn cầu hóa". Tại các nước này, số lượng người dân trung lưu nhờ vào toàn cầu hóa đã gia tăng mạnh mẽ.
Các cuộc khủng hoảng đồng Euro, giá dầu và một số hàng hóa khác giảm đã ảnh hưởng tiêu cực đến tự do thương mại toàn cầu. Tăng trưởng trao đổi thương mại chững lại, giờ chỉ đạt nửa mức trung bình của giai đoạn ba thập kỷ trước. Các thị trường bắt đầu mệt mỏi, không còn nhiều thứ để khai thác. Và thế giới đang chứng kiến sự nổi lên của phong trào hướng tới các chính sách bảo hộ quốc gia.
Hàng ngàn người biểu tình chống Hiệp định thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương (TTIP) ở Brussels (Bỉ)
Giáo sư Đại học Harvard Larry Summers nhấn mạnh: "trách nhiệm cơ bản nhất của chính phủ là đảm bảo lợi ích của người dân, không phải là theo đuổi nguyên tắc trừu tượng về lợi ích của toàn cầu".

Hàng nghìn người Úc đã xuống đường ở các thành phố lớn để phản đối một hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa nước này và Trung Quốc. năm 2015

Từ khi xuất hiện đại dịch Covid 19 nhiều chính phủ trên khắp thế giới cùng từ bỏ toàn cầu hóa và nói về việc tách rời khỏi Trung Quốc.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi xuất hiện trên truyền hình nhà nước vào hôm 12/5 đã thông báo về gói kích thích mới của mình, với một tham vọng sẽ tạo ra “một Ấn Độ tự lực”. Kế hoạch này được kỳ vọng là sẽ thúc đẩy sáng kiến “Made in India” và khả năng sản xuất của đất nước.
Tháng trước, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thông báo rằng chính phủ của ông đang dành hơn 2 tỷ USD để giúp đỡ các doanh nghiệp Nhật Bản di chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
Thủ tướng Pháp Emmanuel Macron nói với financial Times vào 16/4 rằng đại dịch “sẽ thay đổi bản chất của toàn cầu hóa mà chúng ta đã chung sống trong 40 năm qua”. "rõ ràng là loại toàn cầu hóa này đã đi đến cuối chu kỳ của nó, nó đã làm suy yếu nền dân chủ". 
Toàn cầu hóa, trong vài thập kỷ gần đây, đã gặp rắc rối từ trước khi xảy ra đại dịch. Với sự xuất hiện của dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), sự rút lui khỏi hội nhập kinh tế toàn cầu đã trở thành một nhu cầu mạnh mẽ, bắt đầu một trật tự thế giới mới mà được kỳ vọng là sẽ phát triển trong nhiều thập kỷ.

Âm nhạc không biên giới


Âm nhạc không biên giới, nơi Cánh Đồng Chum ở nước bạn Lào

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2020

Truy tìm bí quyết trường thọ và sắc đẹp


900 năm không ung thư, 80 tuổi vẫn còn là “trung niên”, 60 tuổi vẫn có thể sinh con, sở hữu sắc đẹp vượt thời gian... những điều này luôn được đề cập khi nhắc đến tộc người Hunza...

Thung lũng Hunza là một nơi cảnh vật hùng vĩ, tráng lệ ở độ cao 3.000m, nằm gọn trong lòng dãy Himalaya, không khí trong lành, gần như tách biệt khỏi thế giới con người. Nhưng điều đặc biệt nhất là cư dân của thung lũng này vô cùng vui vẻ, không bị phiền muộn bởi tuổi già và bệnh tật. 

Thần chết dường như quên vùng đất Hunza
Bạn muốn sống ở một nơi không biết ung thư là gì? Một vùng đất làm kinh ngạc các bác sĩ nhãn khoa khi biết mọi người đều có thị lực hoàn hảo 20-20? Nơi mà bác sĩ tim mạch cúi đầu chào thua vì không có ai mắc bệnh mạch vành? Nơi mà bệnh mãn tính không xuất hiện? Nơi cha và con vui chơi thỏa thích mặc dù tuổi đã ngoài 80? Nơi mà cả đàn ông và phụ nữ tận hưởng cuộc sống và làm tất cả những điều mình thích ở tuổi 100 hay 120?”. 
 
Người Hunza sống trong một khu vực biệt lập và kết hôn theo ý cha mẹ sắp đặt. Các nhà nhân chủng học cho biết, tiếng Burushaski lại có nét tương đồng nhất với vùng Basque, Tây Ban Nha. Ảnh: Dawn.  

Đó là những lời giới thiệu về vùng đất Hunza huyền bí của Jane Kinderlehrer, biên tập viên cao cấp của chuyên mục thực phẩm thông minh thuộc New York Times. Lời của Kinderlehrer có vẻ khó tin và đôi khi còn quá huyền hoặc, nhưng đó là những lời dựa trên các chứng cứ khoa học, và đã được xác nhận trong cuốn sách “Education of Cancer Healing Vol.8”.

Trong tạp chí American Heart Journal vào tháng 12/1964, Paul D. White và Edward G. Toomey, hai bác sĩ chuyên gia tim mạch đã tiến hành đo điện tâm đồ và xét nghiệm trên 25 đàn ông Hunza độ tuổi 90 đến 110 tuổi. Kết quả cho thấy không có ai có dấu hiệu của bệnh mạch vành, cao huyết áp hoặc tăng cholesterol.

Allen E. Banik, bác sĩ nhãn khoa, cũng tiến hành kiểm tra thị lực của người Hunza và ông chọn những người già nhất trong bộ tộc này. Kết quả đã làm ông vô cùng ngạc nhiên: đôi mắt của họ thật hoàn hảo. Điều này đã được ông đăng trong cuốn Hunza Land (Nhà xuất bản Whitehorn, 1960).

Ngoài việc không bị bệnh tật giày vò, nhiều người trong chúng ta có thể kinh ngạc với những gì họ làm với sức khỏe. Những người từng đến thung lũng Hunza đã kể người dân có thể bơi lội dưới băng vào mùa đông như là một cách tập thể dục, sửa chữa lại khu vườn, nâng những tảng đá mặc dù tuổi 80,90 hoặc 100 tuổi. Thậm chí, những người già có thể dễ dàng tham gia có các trò chơi vận động mạnh như bóng chuyền, polo. Họ dường như lúc nào cũng vui vẻ, hay cười và luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác. 

 Bí kíp trường thọ và xinh đẹp của người Hunza được cho là nhờ nguồn nước tinh khiết, không khí trong lành, thực phẩm sạch và lối sống lành mạnh. Ảnh: Khlong Wang Chao/Shutterstock.

Không chỉ có sức khỏe
Nếu đặt chân đến thung lũng Hunza, chúng ta sẽ trầm trồ trước vẻ đẹp thuần khiết, thánh thiện của phụ nữ bộ tộc này. Họ cũng được cho là dân tộc có nhiều phụ nữ đẹp nhất thế giới. 
Họ toát lên vẻ đẹp tự nhiên, thanh thoát dù ở bất kỳ độ tuổi nào so với những phụ nữ cùng tuổi mà không cần đến trang điểm hay phục sức cầu kỳ. Làn da của họ sáng, đẹp hơn nhiều các phụ nữ dân tộc khác. Đặc biệt họ trông có vẻ trẻ hơn tuổi, nhiều phụ nữ 60 tuổi nhìn chỉ giống như 40 tuổi. Ở độ tuổi này, một số người vẫn có thể có con. 

Người Hunza thường xuyên tập luyện yoga, họ rèn luyện thân thể nghiêm ngặt và lối sống tối giản. Ảnh: Karavan Leaders.

Điều gì khiến họ trường thọ và xinh đẹp
Bí quyết của họ thật đơn giản: tín Thần, và hòa mình cùng thiên nhiên. Đó cũng là chân lý có trong truyền thống phương Đông từ ngàn xưa: thiên nhân hợp nhất, tức là con người và trời đất hòa làm một, con người nên thuận theo tự nhiên, như Lão Tử, ông tổ của Đạo giáo từng thuyết giảng "người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên". 
Điều này đang hiện hữu ở vùng đất Hunza, nơi con người sống, sinh hoạt và trải nghiệm hoàn toàn dựa tự nhiên, coi tự nhiên là một phần của cuộc sống. Có lẽ đây chính là bí quyết trường thọ, và sắc đẹp con người đang truy tìm.

ST