Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Phòng chống dịch COVID-19


1. Tuân thủ nghiêm ngặt qui định của các địa phương về phòng chống dịch COVID-19

2. Sát khuẩn họng
- Chỉ định sử dụng dung dịch sát khuẩn họng Chlorhexidine và các loại khác có tác dụng tương tự được khuyến cáo giúp phòng tránh COVID-19.
- Người bệnh súc họng thường xuyên 4 lần/ngày. người khỏe mạnh bình thường nên sử dụng từ 2 – 3 lần/ngày để phòng bệnh.
- Trong sinh hoạt hàng ngày nên mở các cửa sổ, cửa ra vào, tạo luồng khí tự nhiên thông thoáng, nhiệt độ tăng cao sẽ giúp giảm đời sống và sự phát tán của virus.

3. Các kiến thức cần biết về virus COVID-19

Coronavirus có thể không có dấu hiệu bị lây nhiễm trong nhiều ngày  
- Các triệu chứng của bệnh nhân mắc COVID-19 từ nhẹ đến nặng bao gồm: sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 02 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh, tùy theo sức đề kháng của mỗi người. COVID-19 gây sốt và có thể tổn thương đường hô hấp. Trường hợp nặng, gây viêm phổi, suy hô hấp cấp tiến triển, thậm chí tử vong, nhất là các trường hợp có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.

- Chứng mất cảm giác mùi :
Hiệp hội chuyên khoa mũi Anh Claire Hopkins thông báo COVID-19 khi khởi phát bệnh nhân có triệu chứng mất cảm giác mùi vị. Khoảng 1/3 bệnh nhân COVID-19 tại Hàn Quốc, Trung Quốc và Ý cho biết họ bị chứng mất cảm giác mùi.
Ví dụ giúp mọi người nhận biết tình trạng đột ngột mất cảm giác mùi hay vị, chẳng hạn như người mẹ không thấy tã của con có mùi, người không phân biệt được mùi vị khi nấu ăn hoặc không thấy mùi dầu gội khi gội đầu.

Không có triệu chứng :
- Hơn 20% số ca dương tính tại Hàn Quốc vẫn không xuất hiện triệu chứng, ngay cả đến khi họ được xuất viện. (Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc cho biết).
- 47% số ca dương tính không có triệu chứng trên du thuyền Diamond Princess ở Nhật Bản, (sau khi toàn bộ hành khách và thủy thủ đoàn được xét nghiệm, có 712 người dương tính với virus) trong đó 334 người không có triệu chứng.

4. Các biện pháp phòng tránh COVID-19 khác theo khuyến cáo từ Bộ Y tế
– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch đúng cách. Không nên chạm tay vào mắt, mũi, miệng, nhất là khi đang ở ngoài. Hạn chế tiếp xúc với những người bị ho, sốt.
– Che kín miệng và sử dụng khăn giấy hoặc tay áo khi ho, hắt hơi. Bỏ khăn giấy vào thùng rác ngay sau khi sử dụng, rồi rửa tay.
– Cần thông báo ngay cho các nhân viên hàng không, ô tô, đường sắt nếu xuất hiện dấu hiệu ốm khi di chuyển, du lịch. Sau đó, hãy đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
– Dùng các loại thực phẩm được đun nấu chín kỹ.
– Ở nơi công cộng, không khạc nhổ bừa bãi. Không nên tiếp xúc gần với động vật nuôi hoặc hoang dã.
– Cần đeo khẩu trang khi tới nơi đông người hoặc tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh. Sử dụng khẩu trang đúng cách, khẩu trang phải che kín miệng, mũi khi đang sử dụng.
– Đối với các loại khẩu trang dùng 1 lần cần vứt bỏ ngay vào thùng rác sau khi dùng và sau khi bỏ khẩu trang cần rửa tay sạch.

5, Tăng cường tính miễn nhiểm
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, thúc đẩy quá trình bài tiết mồ hôi, giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất. tác dụng chống cảm lạnh và đau họng.

Ngủ đủ giấc: Khi ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ sản sinh ra chất meletonin, có tác dụng ức chế hàm lượng estrogen, làm giảm khả năng mắc bệnh, một giấc ngủ sâu sẽ đem lại cảm giác thoải mái, tỉnh táo và vui vẻ.

Bổ sung Vitamin C:  giúp chống lại bệnh cúm một cách hiệu quả, có thể rút ngắn thời gian cơ thể nhiễm lạnh và ngăn ngừa bệnh tật. góp phần tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Vệ sinh cá nhân thường xuyên,  giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.

- Bồi dưỡng tình thương yêu, gạt bỏ thù hận. 

6. Các biện dân gian hỗ trợ phòng bệnh

- Làm việc nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc
- Phải ăn uống nóng và nhai kỹ. Nên ăn gạo lứt có nhiều kháng thể. Quá đơn giản nếu người kiểm soát được ăn uống thì không có gì để lo.

- Không uống nước đá, không uống rượu bia. Hút thuốc lá, Không ăn thức ăn độc hại không rõ xuất xứ, thức ăn có tẩm hóa chất và thức ăn nhanh.

- Ngậm chanh muối hoặc mơ muối lâu năm khi có triệu chứng lạ xuất hiện nơi cổ họng.
                                                                                                   
- Khi cơ thể có dấu hiệu sốt uống bột sắn dây tinh khiết khuấy chín, uống nóng và trùm mền cho ra mồ hôi, ở chỗ kín gió. 

- Quan trọng hơn hết là không sợ hãi về bệnh này. Không sợ hãi thì sẽ không chiêu cảm về bệnh tật. Đồng thời nên biết cách phòng ngừa như đã nói trên.

- Cách phòng dịch bằng món thức uống dân gian từ nguyên liệu dân dã, ít tiền. Thứ nước uống này được cho là phòng và chữa được nhiều thứ bệnh về phổi.

Cho một nắm lá sả vào nồi nấu lấy nước. Chanh quả cho vào tủ lạnh cấp đông, mang ra bào cả quả, chỉ bỏ hạt, vài quả. Cho chanh đã bào này vào nước lá sả còn nóng, cho thêm một ít mật ong rừng, nếu không có mật ong rừng thì mật ong nuôi tự nhiên cũng tạm được (miễn là ong nuôi không cho ăn đường), nhưng mật ong rừng sẽ hiệu quả hơn. Khuấy đều và uống nóng.

Sở dĩ nên cho quả chanh vào cấp đông là vì làm như vậy khi bào tinh dầu chanh sẽ giải phóng cao nhất. Nên dùng loại chanh truyền thống có hạt, chanh lai không hạt, hoặc chanh giấy mỏng vỏ tác dụng ít hơn.

Tất nhiên không có căn cứ nào để nói thứ nước này có thể phòng trị được bệnh viêm phổi Vũ Hán, nhưng trong khi bệnh này chưa có thuốc chữa và cũng không có thuốc nào phòng ngừa, thì thứ nước này sẽ góp phần bảo vệ sự bình an cho lá phổi và đường hô hấp, coi như bổ sung thêm vào các phương cách phòng dịch. Uống nó hàng ngày như nước uống bình thường, nếu không phòng ngừa được bệnh viêm phổi Vũ Hán cũng hoàn toàn không có hại gì cho sức khỏe”.

Cách dùng: Sáng ngủ dậy 100ml, trưa 100ml trước hoặc sau bữa ăn 30’, tối trước khi đi ngủ 100ml.

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Hậu quả của lão hóa dân số


* Hậu quả về an ninh quốc phòng
Lão hóa dân số khiến quân số sụt giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc phòng của quốc gia.
Một số quốc gia phải chấp nhận số đông người nhập cư nước ngoài để bù đắp sự thiếu hụt lao động. Về lâu dài, người nhập cư sẽ sinh con đẻ cái và ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong dân số, người bản xứ sẽ dần bị lấn át và cuối cùng sẽ trở thành cộng đồng thiểu số ngay trong chính đất nước mình. Quốc gia đó coi như "bị thôn tính mà không cần tới súng đạn".
Richard Dawkins cảnh báo rằng sự sụp đổ của các xã hội Tây Âu không phải là điều xa vời. Với tình trạng này, thì tới khoảng năm 2050 - 2070, người Hồi giáo sẽ trở thành nhóm dân cư chiếm đa số tại các nước Tây Âu. và văn minh Tây Âu bản địa dù thịnh vượng về kinh tế song lại dần bị suy thoái và tàn lụi bởi nạn lão hóa dân số. 
* Hậu quả về kinh tế
Xu hướng chung trong mọi xã hội người lớn tuổi tiết kiệm cao hơn người trẻ, và mức chi tiêu cho hàng tiêu dùng lại ít hơn. Tùy vào độ tuổi diễn ra sự thay đổi này. Một đất nước có dân số lão hóa có thể chứng kiến tình trạng lãi suất thấp và tỉ lệ lạm phát thấp. Cũng bởi người cao niên sẽ tiêu dùng ít hơn, các nước với tỉ lệ dân số già cao thường có mức lạm phát thấp. Đồng thời, việc thiếu hụt lao động trẻ khiến tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, cải tiến kỹ thuật cũng bị sụt giảm.
Trước thực trạng lão hóa dân số đáng báo động, Chính phủ Nhật Bản đưa ra cảnh báo, vào năm 2060 gần 40% dân số nước này là người cao tuổi là trở ngại lớn với đà phục hồi tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản khi mà lực lượng lao động trẻ ngày càng ít đi. Do người già chi tiêu ít hơn người trẻ nên thị trường tiêu dùng cũng bị tác động xấu, doanh thu của các doanh nghiệp cũng bị sụt giảm, tình trạng phá sản của doanh nghiệp sẽ tăng.
* Hậu quả về an sinh xã hội
Hệ thống an sinh xã hội trải qua những khó khăn khi lão hóa dân số gia tăng. Các chính sách hưu trí phúc lợi gặp phải những vấn đề khi tuổi thọ con người được tăng lên. Số người phải nhận lương hưu nhiều hơn, thời gian hưởng lương hưu kéo dài hơn, hậu quả là nguồn cung cho quỹ lương hưu bị thiếu hụt. Nhiều nước đã thông qua các chính sách khác nhau để tăng cường nguồn lực tài chính cho hệ thống hưu trí của mình, nhưng những khó khăn về thiếu hụt ngân sách hưu trí vẫn hiện hữu.
Nhiều khoản chi tiêu bị đội lên do hiện tượng lão hóa dân số, bao gồm những khoản từ nguồn tài chính công. Lĩnh vực chi tiêu lớn nhất ở nhiều nước hiện nay dành cho chăm sóc y tế, sẽ tăng lên chóng mặt kèm hiện tượng lão hóa dân số. Các chính phủ lúc này phải đứng giữa hai lựa chọn khó khăn: hoặc phải tăng thuế, gồm cả thuế thu nhập và tiêu thụ, hoặc phải hạn chế vai trò của chính phủ trong việc cung cấp các dịch vụ y tế. Các nghiên cứu gần đây ở một số nước cho thấy sự tăng vọt trong chi phí chăm sóc y tế phần nhiều là do giá thuốc và phí khám sức khỏe tăng cao, và tần suất sử dụng xét nghiệm trong chẩn đoán y khoa trong mọi độ tuổi,
Khoản chi tiêu lớn thứ nhì của hầu hết chính phủ các nước là dành cho giáo dục, kèm với hiện tượng lão hóa dân số, khoản này có xu hướng giảm xuống, đặc biệt khi số lượng người trẻ muốn tiếp tục học tập sau phổ thông ngày càng ít đi khi nhu cầu xã hội càng lúc càng thúc ép họ mau chóng tham gia lực lượng lao động.
Để đối phó với vấn đề lão hóa dân số, nhiều nước có xu hướng tăng độ tuổi hưu trí từ 60 lên 65 nhằm giảm chi phí trợ cấp từ GDP. 
Trong ba thập kỷ tới, tỉ lệ dân số là người cao tuổi sẽ dần tăng lên, Châu Á và Châu Âu là hai vùng có số lượng quốc gia đáng kể phải đối mặt với hiện tượng lão hóa dân số trong tương lai gần. Trong vòng 20 năm tới, ở những vùng này, nhiều nước sẽ gặp phải tình trạng nhóm dân cư trên 65 tuổi sẽ là thành phần đông đúc nhất xã hội và độ tuổi trung bình đạt đến ngưỡng 50.
Hầu hết các nước phát triển (Hoa Kỳ là ngoại lệ đáng chú ý) có mức sinh thay thế thấp (sub-replacement fertility), và sự tăng dân số phụ thuộc phần lớn vào tình trạng nhập cư cùng với đà tăng dân số sẵn có, xảy ra từ các thế hệ đông đúc trước đây hiện có tuổi thọ trung bình cao hơn.
Trong số xấp xỉ 150.000 người qua đời mỗi ngày trên thế giới, khoảng hai phần ba -100.000 người chết vì các nguyên nhân tuổi tác. Ở các nước công nghiệp hóa, tỷ lệ này cao hơn nhiều, đạt mức 90%.
Canada là nước có tỉ lệ nhập cư trên đầu người cao nhất thế giới, phần nào cũng làm giảm tình trạng lão hóa dân số ở nước này. Các nhà nhân khẩu học Peter McDonald và Rebecca Kippen nhận định, "do sinh suất hạ thấp xa dưới mức thay thế, mức di cư thuần thường niên cần phải đặc biệt tăng cao để duy trì mục tiêu tăng trưởng dân số ở mức thậm chí zero"

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

Thời đại Internet và các mạng thông tin



Internet cung cấp cho chúng ta rất nhiều thông tin và quan điểm, thì nó vẫn chưa đáp ứng được những kỳ vọng không tưởng của nó.
Những người bảo vệ truyền thông cũ phải đối mặt với hiện thực kinh tế: dù tốt hay xấu, hầu như bất cứ đứa trẻ sở hữu một chiếc máy vi tính nào thời buổi bây giờ cũng có thể cạnh tranh với họ. Điều này khiến doanh thu giảm mạnh và khiến họ phải cắt giảm số lượng lớn nhân viên của mình, những phóng viên điều tra và nhà báo nước ngoài, những người khiến họ trở nên đáng tin và xác thực ngay từ đầu. Những tin tức đắt giá mất nhiều năm nghiên cứu và nhiều tháng để thông báo không còn tính kinh tế nữa.
Vì vậy những người khổng lồ về truyền thông theo truyền thống bắt đầu trông ngày càng giống các đối thủ nghiệp dư của họ, trong khi các đối thủ nghiệp dư của họ thì tận dụng các chiến lược marketing để khiến họ trông đáng tin hơn so với thực tế.
Với sức mạnh của các máy tính được nối mạng, bất cứ ai cũng có thể lên mạng, lập một trang web và bắt đầu khạc mấy thứ nhảm nhí của họ vào không gian mạng, hy vọng có ai đó dừng lại một lát mà lắng nghe.
Trong khi TV và đài phát thanh mở rộng phạm vi của các mạng tập trung đến khán giả trên toàn thế giới thì internet sẽ mở rộng phạm vi của các mạng phân tán trên khắp thế giới.
  • Khi mạng tập trung của thông tin chiếm ưu thế, chúng ta nhận được ít thông tin nhưng phù hợp. Nguy hiểm của những mạng thông tin đó là chúng dễ dàng bị mục nát bởi các mục đích chuyên chế như Giáo hội Công giáo trong thời Trung cổ hoặc các chính phủ chuyên chế của thế kỷ 20.
  • Mạng phân tán khuyến khích nhiều thông tin có chất lượng thấp. Số lượng của thông tin nhìn chung chia rẽ dân số thành các phe phái chống đối lẫn nhau dựa trên bản sắc sắc tộc hoặc tôn giáo. Họ chỉ tin những người đưa tin được ưa thích của họ và không tin những người khác.
  • Trong khi các mạng thông tin tập trung thúc đẩy xung đột giữa các tổ chức chính trị, các mạng thông tin phân tán thúc đẩy xung đột trong các tổ chức chính trị.
  • Trong khi các mạng thông tin tập trung làm vững chắc và củng cố bản sắc văn hóa, thì mạng thông tin phân tán có xu hướng lật đổ và cách mạng hóa các bản sắc văn hóa. Đôi khi những cuộc cách mạng này là những bước nhảy vọt cho nhân loại (Triết học Khai sáng, nhân quyền, v.v) nhưng khi khác, nó chỉ là một đống cuộc đấu tranh theo cách thức tôn giáo, độc đoán.
  • Các mạng thông tin phân tán tạo ra sự đa dạng thông tin lớn hơn nhiều, nhưng tỷ lệ tín hiệu-tạp âm kém, khiến cho từng cá nhân phải điều hướng thông tin và cẩn thận chọn lựa những thông tin đáng đọc và thứ nào nên lờ đi.
  • Nói một cách đơn giản: những thất vọng của chúng ta đối với các phương tiện truyền thông—sự tiêu cực, những lời dối trá, đảng phái—chuyện này sẽ không thay đổi đâu. Tình hình sẽ không tốt hơn. Nó còn tùy vào chúng ta học cách điều hướng trong môi trường truyền thông. Để làm được điều đó, chúng ta phải hiểu được thông tin nào là quan trọng và hữu ích, và thông tin nào là tào lao.
Theo Markmanson.net