Thứ Tư, 26 tháng 6, 2024

Đạo làm thầy và chống tham nhũng trong bài thi đỗ trạng lừng danh sử Việt

 

ĐẠO LÀM THẦY VÀ CHỐNG THAM NHŨNG TRONG BÀI THI ĐỖ TRẠNG LỪNG DANH SỬ VIỆT

 

Theo các tài liệu sử học còn lưu truyền đến ngày nay, trong bài thi Đình, trạng nguyên Vũ Kiệt đã có bài làm xuất sắc, chứng minh được trí tuệ uyên bác của mình trên nhiều lĩnh vực khác nhau như văn hóa, giáo dục, chống tham nhũng.

Nó được lưu lại đến ngày nay như một kiệt tác của khoa cử nước ta.

 

Trạng nguyên Vũ Kiệt sinh năm 1452, chưa rõ năm mất, quê ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Nổi tiếng thông minh, sáng dạ, học giỏi từ nhỏ.

Năm 20 tuổi, ông đỗ trạng nguyên vào thời kỳ giáo dục, thi cử phong kiến đang trong giai đoạn cực thịnh đời vua Lê Thánh Tông (1460-1497).

 

Sau khi đỗ trạng, Vũ Kiệt ra làm quan, trải qua nhiều chức vụ quan trọng khác nhau, rất được vua tin dùng. Với những cống hiến to lớn cho đất nước, tên tuổi của Vũ Kiệt đã đi vào lịch sử khoa bảng nước nhà.

Sinh thời, ông được nhân dân trìu mến gọi là Trạng Vít, do ngôi làng ông sinh ra có tên nôm là làng Vít.

 

Theo sách Văn hiến Kinh Bắc, bài văn sách thi Đình của Vũ Kiệt được triều đình coi như kiệt tác về sách lược trị nước, an dân, được lưu truyền làm mẫu cho các sĩ tử sau này học tập.

Vũ Kiệt đã vượt qua đề thi “Đế vương trị thiên hạ” của vua với bài viết dài hơn chục nghìn chữ, vượt xa mức quy định tối thiểu ba nghìn chữ đương thời.

Vua Lê Thánh Tông tham khảo phép trị quốc này của Vũ Kiệt nhằm bổ sung cho bộ luật Hồng Đức, tăng thêm sức mạnh chống tham nhũng cho bộ luật này. Việc chống tham nhũng được tiến hành từ các quan to nhất đầu triều xuống đến địa phương.

Vua Lê Thánh Tông cũng ban các sắc chỉ, cụ thể như sau:

• Năm 1475, định lệnh cấm vơ vét xoay tiền trong các việc xây dựng sửa chữa, kẻ nào mượn cớ và vơ vét xoay tiền thì trị tội như luật xoay tiền.

• Năm 1478, trong sắc chỉ cho các địa phương xét quan lại trong địa hạt, người nào tham ô lười biếng thì tâu lên để định việc giáng chức.

• Năm 1487, xét quan lại thấy tham nhũng thì bãi chức sung quân ở Quảng Nam.

• Năm 1483, trong sắc chỉ ân xá của nhà vua những kẻ tham nhũng xếp cùng tội đại nghịch không được hưởng khoan hồng của nhà vua.

Như vậy, vua Lê Thánh Tông đã coi nạn quan tham ngang hàng với tội đại nghịch, những tội làm tổn hại đến nền móng nhà nước.

Lịch sử cho thấy thời kỳ vua Lê Thánh Tông là thời kỳ toàn thịnh của Đại Việt, đất nước phát triển rực rỡ về mọi phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và quân sự.

Những thành tựu trị quốc, chống tham nhũng kiệt xuất đã đưa Đại Việt trở thành quốc gia hùng mạnh bậc nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ.

Là hiền tài của đất Việt, tên tuổi của Vũ Kiệt còn được lưu lại trên Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Hà Nội và Văn Miếu ở Bắc Ninh. Tài năng cùng phép trị quốc của ông được các hậu thế nhiều đời sau này truyền tụng.


Kiếm tiền là cơ sở của sự độc lập, trưởng thành

 

KIẾM TIỀN LÀ CƠ SỞ CỦA SỰ ĐỘC LẬP, TRƯỞNG THÀNH

 

Một người khi chỉ khi độc lập về kinh tế thì mới có tư cách đi theo đuổi cuộc sống mà mình mong muốn.

Cũng chỉ khi độc lập về kinh tế thì tư tưởng và tâm lý của bạn mới thực sự thoải mái và tự do.

 

Có thể kiếm tiền là cơ sở của sự độc lập, trưởng thành, là thứ giúp chúng ta có chỗ đứng trong xã hội.

Bên cạnh có người bầu bạn là ngọn nguồn của hạnh phúc, là thứ đẹp đẽ nhất mà mỗi một người thu hoạch được.

Có thời gian rảnh rỗi chính là vốn liếng của sự vui vẻ, là nguồn dinh dưỡng khiến mọi người cảm thấy thư giãn, thả lỏng.

 

Nếu bạn muốn tự lập, bạn phải nỗ lực làm việc chăm chỉ.

Nếu bạn muốn tìm một người bạn đời tốt, trước tiên bạn phải trở thành người xứng đáng.

Nếu bạn muốn có quyền tự do lựa chọn thời gian, bạn phải biết chịu khổ, phải chăm chỉ và quan tâm đến mọi người và những thứ xung quanh.

 

Hy vọng bạn, thông qua những nỗ lực của riêng mình có thể sống cuộc sống mà mình mong muốn!

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2024

Cô đơn là sự phiền muộn, cô độc là niềm vui thú

 

CÔ ĐƠN LÀ SỰ PHIỀN MUỘN, CÔ ĐỘC LÀ NIỀM VUI THÚ

Cô đơn là một trạng thái cô lập, trong đó tâm trí tự phong kín và cách ly nó khỏi mọi mối quan hệ.

Trong trạng thái đó, tâm trí nhận biết được nỗi cô đơn và nếu nó không phán xét điều đó, tức là tâm trí đã nhận thức và thôi trốn chạy; ắt hẳn khi ấy nỗi cô đơn sẽ trải qua một sự chuyển hóa.

Sự chuyển hóa đó có thể coi là “sự cô độc”, và trong trạng thái cô độc đó không tồn tại nỗi sợ hãi. Tâm trí cảm thấy cô đơn vì đã tự cô lập mình khỏi các hoạt động thì e sợ sự cô đơn đó; nhưng nếu ta nhận biết mà không hề chọn lựa hay phán xét thì tâm trí sẽ không còn cảm thấy cô đơn nữa.

Trong trạng thái cô độc nhưng đó sẽ không có bất kỳ sự gián đoạn nào cũng như bất kỳ sự tự phong kín nào; người ta phải cảm thấy cô đơn rồi sau đó mới đạt đến trạng thái cổ độc đúng nghĩa.

Cô đơn là một tình trạng đáng thất vọng, nhưng cô độc thì không. 

Chắc chắn là như thế, chúng ta phải cô độc – để mình được độc lập trước mọi tác động mọi sự cưỡng buộc, mọi đòi hỏi, khao khát, hy vọng – thì tâm trí mới không còn cảm thấy thất vọng nữa.

Sự cô độc rất cần thiết cho tinh thần, thế nhưng tâm trí sẽ không tài nào đạt được trạng thái ấy nếu chưa hiểu hết toàn bộ vấn đề xoay quanh nỗi cô đơn.

Hầu như chúng ta đều cô đơn, mọi hoạt động của chúng ta hầu như đều dẫn đến sự thất vọng.

Người hạnh phúc thì không cô đơn, người hạnh phúc là một người cô độc và độc lập; những hành vi cô độc đều khác biệt so với những hành vi cô đơn.