PHÒNG CHỐNG UNG THƯ KHÔNG KHÓ
Cội rễ của ung thư
Tiến sĩ Otto Heinrich Warburg đã khám phá ra
nguyên nhân chính gây bệnh ung thư năm 1923 và đã nhận Giải Nobel về phát minh
này năm 1931. Tiến sĩ Warburg là giám đốc của Viện Kaiser Wilhelm (nay là Max
Planck Institute) về sinh lý học tế bào tại Berlin. Ông nghiên cứu sự trao đổi
chất của các khối u và sự hô hấp của các tế bào, đặc biệt là các tế bào ung
thư. Dưới đây là một số trích dẫn trực tiếp của Tiến sĩ Warburg trong bài giảng
y tế, mà ông là diễn giả chính:
“Mô ung thư có tính axit, trong khi các mô khỏe mạnh có tính kiềm. Nước chia
tách thành H + và OH-ion, nếu có một sự dư thừa của H +, nó có tính axit, nếu
các ion OH- nhiều hơn, nghĩa là có tính kiềm.”
Trong sự trao đổi chất của khối u, Warburg đã chứng minh rằng tất cả các hình
thức của bệnh ung thư được đặc trưng bởi hai điều kiện cơ bản: nhiễm toan và
giảm oxy (thiếu oxy). “Thiếu oxy và toan là hai mặt của một đồng xu: khi mà bạn
có mặt này thì tất yếu bạn sẽ có mặt bên kia”
“Tất cả các tế bào bình thường có một nhu cầu tuyệt đối về oxy, nhưng các tế bào ung thư có thể sống mà không cần oxy – một quy tắc mà không có ngoại lệ. Lấy đi 35% oxy trong một tế bào, trong 48 giờ thì tế bào đó có thể trở thành ung thư. “
Câu chuyện quan trọng trên ít người quan tâm, nhưng đến cuối 2011 thì rõ hơn.
Giải Nobel Y hoc 2011: Cơ chế miễn dịch bẩm sinh
Đúng 80 năm sau ngày Warburg nhận giải, 3 nhà nhà khoa học gồm Bruce Beutler (người Mỹ), Jules Hoffmann (người Luxembourg) và Ralph Steinman (Canada) đã đoạt giải Nobel Y học 2011 về các công trình nghiên cứu miễn dịch bẩm sinh ở người.
Công trình của họ đã mở ra triển vọng mới để trị bệnh ung thư và các bệnh khác.
Trong thông báo của Ủy ban Nobel có đoạn ghi: “Giải Nobel Y học năm nay đã cách mạng hóa sự hiểu biết của chúng ta về hệ thống miễn dịch bẩm sinh bằng cách phát hiện các nguyên tắc cơ bản để kích hoạt nó”. Phát hiện này là bước quan trọng tiến tới chế tạo các loại thuốc hiệu quả hơn giảm bớt rối loạn miễn dịch, chẳng hạn như bệnh hen suyễn, viêm khớp… Ngoài ra, công trình còn mở ra khả năng ngăn ngừa và chữa trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng, ung thư. Mà đi sâu vào chuyện miễn dịch bẩm sinh này hơi rắc rối với các thuật ngữ chuyên môn, nên chúng ta thử bắt đầu xem xét các giải pháp thực tế trước, sau đó dần dần lý giải cơ chế của các giải pháp đó.
Thử xem xét một số kinh nghiệm chiến thắng ung thư
Đã có nhiều người chiến thắng bệnh ung thư, trong đó có 2 giải pháp được sử dụng rộng rãi:
1. Giải pháp Gạo lức- của Oshawa
Đã có nhiều bài viết trên sách báo về giải pháp này và việc sử dụng gạo lức đã phổ cập ở nhiều nơi như một giải pháp thanh lọc độc tố trong cơ thể. Xét về cơ chế thải độc, ăn gạo lức có xu hướng tăng tính kiềm trong máu nhờ chuyển hóa một số chất trong lớp vỏ hạt gạo.Việc xác nhận tăng tính kiềm khi ăn gạo lức có thể kiểm tra độ pH của nước bọt bằng giấy quỳ.
2. Giải pháp canh dưỡng sinh của Lập Thạch Hòa, Viện trưởng một viện nghiên cứu về sinh hóa tế bào. Ông làm thí nghiệm thấy khi nuôi cấy tế bào ung thư, nhỏ canh dưỡng sinh vào thấy tế bào này ngừng phát triển. Và tác giả tuyên bố đã cứu 25.000 người với món canh này!
Thật ra canh dưỡng sinh là một món ăn bổ dưỡng phổ biến ở Nhật, nhưng nhiều người sử dụng canh này thấy có tác dụng chống lão hóa rất tích cực. Và một trong các bí quyết chống lão hóa ấy cũng lại là chuyện tăng tính kiềm trong máu, vì các loại rau nấu canh này đều thuộc nhóm có kiềm tính cao.
Ngoài ra, Lập Thạch Hòa còn thí nghiệm về vai trò của Vitamin D trong việc kiểm soát tế bào ung thư và khuyến cáo nên tắm nắng để tăng tái tạo xương và tăng khả năng làm việc của hệ thống bảo vệ cơ thể.
MỘT VÀI ĐỀ XUẤT VỀ PHÒNG CHỐNG UNG THƯ:
Nếu coi ung thư là quá trình già hóa tế bào xảy ra đột biến, việc đầu tiên là cải thiện môi trường cho tế bào với hai việc quan trọng: tránh máu bị a xít và tăng năng lực cấp ô xy cho tế bào. Và cũng hai việc này có tác dụng chống lão hóa và tăng cường hệ thống bảo vệ cơ thể (còn gọi là hệ miễn dịch), theo cơ chế khi có yếu tố gây bệnh xuất hiện, các bạch cầu xúm lại bao vây và tiết ra các chất kháng sinh để tiêu diệt mầm bệnh. Như vậy, chỉ cần môi trường tốt (đủ ô xy, hơi kiềm nhẹ), cơ thể tự sản xuất kháng sinh, sản xuất đúng cái mình cần, đúng nơi cần mang đến.
Về cải thiện chỉ số pH của máu, có thể dùng mấy bài đơn giản:
-Việc quan trọng nhất là sử dụng nước sạch. Nếu dùng nước giếng nhiễm phèn, khả năng pH máu giảm là khá cao.
– Uống chè xanh vào buổi sáng
– Ép một củ cà rốt, một quả dưa chuột (có thể thêm chuối hay cam cho hấp dẫn), uống vào buổi sang hay chiều
– Uống nước có chỉ số pH cao (Vikoda, pH=8,6; Ion Life, pH=9,2…)
– Mỗi ngày ăn cơm gạo lức một bữa (hay uống nước gạo lứt)
Về tăng năng lực cấp oxy cho tế bào, có thể làm các thao tác:
-Tăng thở sâu khi đi bộ buổi sáng.Tốt nhất là đi bộ lúc có ánh mặt trời để nạp Vitamin D và vài năng lượng khác.
– Tập tăng dung tích thở bằng cách thi thổi nến với cháu nội cháu ngoại. Khi thổi được ngọn nến ở cự ly trên 2 mét là cải thiện được dung tích thở rồi. Dung tích phổi người Việt khoảng 5,5 lít (nam giới) và 3,5 lít (nữ giới), mà bình thường chúng ta hít vào thở ra khoảng 0,5 lít thôi.
Các bài tập phổi có thể có lợi cho chức năng phổi. trong đó Thở mím môi và thở cơ hoành là phổ biến trong phục hồi và cải thiện chức năng phổi.
Tuy nhiên bên cạnh 2 biện pháp chủ yếu trên còn phải chú trọng về tư tưởng và tinh thần thì giải pháp đề ra mới kiến hiệu mỹ mãn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét