BẠN MUA NHIỀU HÀNG, MUA NHIỀU GIẢI TRÍ, XEM NHIỀU QUẢNG CÁO KHÔNG?
Nếp làm việc 8 tiếng một ngày được phát triển trong cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh vào thế kỉ 19, như một sự nghỉ ngơi cho công nhân nhà máy, những người mà khi đó đang trong trạng thái bị khai thác/ bóc lột để làm việc 14 hay 16 tiếng một ngày.
Khi công nghệ và các phương pháp được nâng cấp, người lao động ở tất cả các ngành có khả năng tạo ra nhiều giá trị hơn trong ít thời gian hơn. Hẳn bạn sẽ nghĩ điều này giúp ngày làm việc rút ngắn lại.
Nhưng ngày làm việc 8 tiếng vẫn sinh lời quá tốt cho doanh nghiệp lớn, chẳng phải vì lượng công việc được hoàn thành trong 8 tiếng (lượng thời gian hoàn thành công việc thực sự của một nhân viên văn phòng trung bình là dưới 3 tiếng trong khoảng 8 tiếng đó) mà là bởi nó tạo ra bộ phận công chúng vui-vẻ-nhờ-mua-sắm.
Giữ cho thời gian rảnh hiếm hoi có nghĩa rằng người ta chi nhiều hơn cho tiện lợi, sự hài lòng, và bất kì thứ gì đem lại cảm giác nhẹ nhõm trong khả năng của họ. Nó giữ họ tiếp tục xem truyền hình, cùng các quảng cáo. Nó đảm bảo khi ở ngoài công việc, họ không có tham vọng.
Chúng ta đã được dẫn dắt vào một nền văn hóa được sắp đặt để rồi sẽ mệt mỏi, thèm khát sự nuông chiều, sẵn lòng trả thật nhiều tiền cho sự tiện lợi và giải trí, và quan trọng nhất, bất mãn một cách mơ hồ với cuộc sống để mà tiếp tục mong cầu những thứ mình không có. Chúng ta mua thật nhiều vì lúc nào cũng cảm thấy vẫn còn thiếu cái gì đó.
Các nền kinh tế phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, đã được xây dựng nên trong một cách thức được tính toán kĩ lưỡng dựa trên khái niệm ban thưởng, thói nghiện, và chi tiêu không cần thiết. Chúng ta tiêu tiền để mua vui, để ăn mừng, để sửa chữa các vấn đề, để nâng cao vị thế, và để làm vơi bớt sự nhàm chán.
Bạn có tưởng tượng được điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả người dân dừng mua tất cả những món thừa thãi, chẳng có giá trị lâu dài trong cuộc sống không? Nền kinh tế sẽ sụp đổ và không bao giờ hồi phục lại.
Tất cả những vấn đề nổi cộm tại Mỹ, bao gồm thừa cân béo phì, trầm cảm, ô nhiễm và tham nhũng là hệ quả từ việc tạo ra và duy trì nền kinh tế hàng tỷ đô la. Để nền kinh tế “khỏe mạnh”, nước Mỹ cần duy trì trạng thái không lành mạnh. Những người khỏe mạnh, hạnh phúc thì không nhiều khi thấy cần những thứ họ không có, và vì thế họ chẳng mua thêm lắm rác, không cần được giải trí nhiều đến thế, và thế nên cũng không xem nhiều quảng cáo.
Văn hóa ngày làm việc 8 tiếng là công cụ mạnh nhất của doanh nghiệp lớn trong việc giữ con người ở nguyên trong trạng thái không thỏa mãn. Ở trạng thái này, cách giải quyết vấn đề là đi mua cái gì đó.
Bạn có lẽ đã nghe đến “Luật Parkinson”, có liên quan đến việc sử dụng thì giờ: bạn được giao càng nhiều thời gian để làm việc gì, thì bạn sẽ càng tiêu tốn thời gian để làm. Sẽ thật bất ngờ về khối lượng công việc bạn có thể hoàn thành trong 20 phút nếu bạn được cho 20 phút mà thôi. Nhưng nếu bạn có cả buổi chiều, khả năng sẽ tốn nhiều thời gian hơn để hoàn thành.
Đối với tiền bạc, phần lớn chúng ta hành xử tương tự. Chúng ta càng kiếm được nhiều thì tiêu càng nhiều. Không phải thu nhập tăng kéo theo việc chúng ta tự dưng cần nhiều hơn, mà đơn giản chúng ta làm vì chúng ta có thể.
Tôi không nghĩ bỏ chạy khỏi cả hệ thống xấu xí và đi vào rừng sống, vờ câm điếc là cần thiết. Nhưng rõ ràng chúng ta có thể làm tốt hơn khi hiểu rõ về cái mà thương mại muốn chúng ta trở thành. Họ đã làm việc trong hàng thập kỷ để tạo ra hàng triệu khách hàng lý tưởng, và đã thành công. Trừ khi bạn là một dị nhân đích thực, còn không, lối sống của bạn thực ra đã được định sẵn rồi.
Một khách hàng hoàn hảo là người tuy không thỏa mãn, nhưng sống với với hi vọng, không có hứng thú trong việc phát triển bản thân một cách nghiêm túc, gắn chặt với màn hình vô tuyến, làm việc toàn thời gian, kiếm tiền khá tốt, đắm chìm trong thời gian rảnh và bằng cách nào đó xoay sở được để đủ sống.
Đó có phải là bạn không? Tôi đã có thể trả lời là không một cách hùng hồn, rằng đấy không phải tôi, đó có lẽ là một suy nghĩ viển vông chăng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét