Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2019

Logic cuộc sống quanh ta


       Có một ngày, gà con hỏi mẹ: “Mẹ ơi, mẹ có thể đừng đẻ trứng nữa, dẫn con ra ngoài chơi được không?”.
Gà mẹ thở dài, nói: “Không được đâu con, mẹ còn phải làm việc”.
Gà con nói: “Nhưng mẹ đã đẻ nhiều trứng vậy rồi cơ mà?”.
Gà mẹ gương mặt đầy xúc cảm, nói với con: “Mỗi ngày đẻ một quả trứng, nếu không dao phay kề ngay cổ. Một ngày không đẻ trứng, chủ nhà sẽ có thịt gà để ăn”.
Không chỉ con gà mà con gì cũng vậy kể cả con người đều phải biết tự giải quyết vấn đề của mình để sống :
- Nếu bạn là một con đại bàng, dù không có người vỗ tay, bạn vẫn cần giương đôi cánh bay lượn.
- Nếu bạn là cỏ dại, không có người chăm sóc, bạn vẫn phải trưởng thành khỏe mạnh.
- Nếu bạn là một bông hồng nơi sa mạc, không có người thưởng thức, bạn vẫn phải cố gắng tỏa sắc hương.
- Nếu bạn là một công nhân, không có người khích lệ, bạn cũng phải nỗ lực hoàn thành công việc.
- Nếu bạn không muốn bị đào thải, thì đừng để cho bản thân mình bị thay thế, bị mất đi giá trị”.
Thế giới thay đổi hàng ngày, có lẽ hôm nay ông chủ còn tán dương bạn, nhưng ngày mai có thể đã có người tới thay thế vị trí của bạn.
Nếu như không muốn bị đào thải trong xã hội cạnh tranh khốc liệt này, bạn cần rèn luyện cho mình một tư duy nhạy bén. Cần phải tư duy nhanh hơn so với sự biến hóa của thế giới, bằng không, đợi đến khi bạn phát hiện ra sự thay đổi, thì hết thảy mọi thứ đều đã không kịp nữa rồi…
Đừng cho rằng hiện tại mình đang làm một công việc rất tầm thường nhỏ bé, trên đời này không có việc nào là việc nhỏ hay không trọng yếu cả, tất cả đều là đại sự, mỗi sự việc đều đan xen nhau, thiếu đi sẽ không cách nào tiếp tục được nữa.
Vì vậy cần phải xem trọng những việc mình đang làm, cố gắng khiến nó có giá trị, làm cho người khác không cách nào thay thế được vị trí của mình.

Camera giám sát khuôn mặt và quyền riêng tư



Công nghệ của Megvii được sử dụng bởi Bộ Công An Trung Quốc để giám sát cơ sở dữ liệu quét khuôn mặt của 1,4 tỷ dân quốc gia này.
Hiện nay Trung Quốc đang khiến thế giới kinh ngạc về việc phát triển hệ thống giám sát Skynet. Skynet hay "Thiên võng", là hệ thống giám sát bằng công nghệ cao với quy mô khổng lồ, bắt đầu được triển khai từ 2015 và đã được triển khai tại nhiều thành phố ở Trung Quốc.  
Đây là hệ thống hoạt động kết hợp giữa camera giám sát ở nơi công cộng kết hợp AI, nhận dạng khuôn mặt, Big Data để giám sát hoạt động và cuộc sống của hơn một tỷ công dân nước này.
Theo dự tính đến năm 2020, số lượng camera được lắp đặt sẽ lên tới hơn 600 triệu chiếc. Thống kê của trang web Comparitech, trong danh sách 10 thành phố đứng đầu thế giới về mật độ máy quay an ninh trên số dân, Trung Quốc chiếm tới 8 thành phố. Hai thành phố  còn lại là London của Anh (đứng ở vị trí thứ 6) và Atlanta của Mỹ (đứng ở vị trí thứ 10).
Comparitech nhận định rằng nếu Trung Quốc đi đúng lộ trình thì chỉ đến năm 2020 mật độ máy quay an ninh lắp đặt ở các  lớn Trung Quốc sẽ tăng lên mức cứ hai người dân thì có một máy quay an ninh.
Như đã nói ở trên, hệ thống Skynet không chỉ nhận diện được khuôn mặt đầy đủ được camera an ninh thu được, thậm chí kể cả khi đeo khẩu trang bịt mặt vẫn bị hệ thống này nhận diện được.
Trung Quốc đang đẩy mạnh lắp đặt hệ thống nhận diện khuôn mặt kết hợp AI (trí tuệ nhân tạo) để giám sát người dân, trong khi đó các nước phương Tây lại đang e dè về vấn đề quyền riêng tư.
Nhiều người hiện nay hoàn toàn tin tưởng vào việc sử dụng FaceID trên iPhone để mở khóa thiết bị, nhưng khi công nghệ nhận diện khuôn mặt được áp dụng bởi các camera an ninh trên đường phố, kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI) lại tạo nên một cuộc tranh cãi gay gắt về quyền riêng tư: xác minh danh tính đồng thuận và giám sát không đồng thuận.
Vấn đề giám sát bằng nhận diện khuôn mặt đang trở thành mối quan tâm chính của các cơ quản lý Anh. Ủy viên Thông tin của Vương quốc Anh - Elizabeth Denham cho biết bà sẽ khởi động một cuộc thăm dò về cách sử dụng phần mềm này ở London, thêm vào đó, bà rất quan tâm đến việc sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt ngày càng tăng trong không gian công cộng.
Các nhà vận động bảo mật tại Big Brother Watch muốn quốc hội Anh phải thật sự vào cuộc, cấm công nghệ này được sử dụng để giám sát mọi người.
Tại Mỹ, quốc gia này vốn không mấy mặn mà gì khi công nghệ nhận diện gương mặt được tích hợp trong lĩnh vực hành chính công. Thành phố Somerville thuộc bang Massachusetts (Mỹ) tuyên bố cấm cảnh sát và chính quyền sử dụng phần mềm nhận diện khuôn mặt và trở thành thành phố thứ hai tại Mỹ đưa ra hạn chế với công nghệ này. Hồi tháng 5, Los Angeles cũng đưa ra pháp lệnh tương tự. Theo dự báo, ngày càng nhiều bang của Mỹ tiếp tục thực thi lệnh cấm.
Trong các quyền cơ bản của con người, bảo vệ quyền riêng tư luôn luôn là khó nhất, ngay cả khi so sánh với quyền thiêng liêng khác là được sống. Lý do “khó” thực chất không đến từ các cá nhân hay cộng đồng con người, bởi theo bản năng tự nhiên mỗi người đều ý thức về quyền riêng tư của chính mình và do đó sẽ mặc nhiên thừa nhận và tôn trọng quyền riêng tư của người khác. Cái khó ở đây lại đến từ chính bộ máy nhà nước hay các chính quyền. Trước hết, bởi nhà nước và chính quyền được sinh ra để bảo vệ trật tự và lợi ích công cộng, cho nên để thực hiện tốt chức năng này các nhà cầm quyền thường tìm cách hạn chế hay can thiệp vào “không gian riêng tư bất khả xâm phạm” của các cá nhân. Nói một cách khái quát, giữa bảo vệ lợi ích công cộng và tự do cá nhân xưa nay luôn luôn là mâu thuẫn cơ bản, nó thách thức cả năng lực quản trị lẫn phẩm chất đạo đức của mỗi chính quyền.
châu Âu và Mỹ đang đi theo hai khuynh hướng khác nhau, hoặc coi bảo vệ quyền cơ bản của công dân về dữ liệu, thông tin cá nhân là nhiệm vụ hàng đầu, hoặc lấy bảo đảm tự do kinh doanh song hành với tự do dân sự là mục tiêu nguyên tắc của chính quyền.
Còn hướng đi của Việt Nam?
Dù thế nào thì trong các thảo luận lập chính sách trên phạm vi toàn cầu, bảo đảm quyền riêng tư nói chung và bảo vệ bí mật dữ liệu, thông tin cá nhân nói riêng trong kỷ nguyên số đang là một quan tâm lớn. “Pháp luật Việt Nam, bao gồm cả Hiến pháp và Bộ Luật dân sự, đều đã đề cập đến quyền riêng tư nhưng còn ở mức khá sơ sài và thiếu các cơ chế thực thi. Các luật chuyên ngành như Luật An toàn thông tin mạng và Luật An ninh mạng lại chỉ quan tâm nhiều đến bảo đảm an ninh hạ tầng và an ninh chính trị. Như vậy, để hội nhập với môi trường chính sách toàn cầu trong kỷ nguyên số, đã đến lúc Việt Nam cần xây dựng một đạo luật riêng về bảo vệ quyền riêng tư, dữ liệu và thông tin cá nhân trong không gian mạng. Cần nhận thức sâu sắc rằng, nếu quyền riêng tư không được bảo vệ thì sẽ không thể có không gian sáng tạo của các cá nhân cho quá trình khởi nghiệp, chính là điều mà chúng ta đang theo đuổi”.(LS. Nguyễn Tiến Lập, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam)

Lê Thị Lan nạn nhân của bọn buôn người


Sau 24 năm cuộc sống bị đọa đày chết đi sống lại nơi đất khách, một người phụ nữ nghèo khó ở Nghệ An gặp may nhờ mạng xã hội mà chị đã được trở về sum họp với gia đình.

Lê Thị Lan SN 1976, quê ở xã Nghi Thịnh, huyện Nghi Lộc Nghệ An bị bán sang Trung Quốc năm 1995 lúc đó chị vừa tròn 19 tuổi.

Chị Lan tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài do bị bọn buôn người đánh thuốc mê đã nhận ra mình vừa bị bán làm vợ một người đàn ông  65 tuổi  ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc)

Chị Lan lần lượt bị bán qua tay nhiều người đàn ông khác nhau, mong nhớ gia đình, người thân, sợ hãi trước cảnh suốt ngày bị đánh đập, chị Lan nhiều lần tìm cách bỏ trốn, tìm đường về nước nhưng bất thành. Mỗi lần như vậy chị lại bị bắt nhốt vào phòng tối, đánh đập rồi ép uống một loại thuốc lạ. “Họ đánh đập, cho tôi uống thuốc gì đó khiến tôi gần như mất trí nhớ”, chị Lan nhớ lại.

xem tiếp https://tinhhoa.net/nguoi-phu-nu-bi-ban-sang-trung-quoc-24-nam-may-man-doan-tu-voi-gia-dinh-nho-facebook.html?fbclid=IwAR3xEJqwh6aJzvs4A0QddVQflDMcnsBceBdeeUMQzrP768awwcB99lOlZE0