Thứ Năm, 4 tháng 4, 2019

bạo lực học đường ở trường THCS Phù Ủng (Hưng Yên)


Thấy gì qua vụ bạo lực học đường ở trường

THCS Phù Ủng (Hưng Yên)

Vụ việc xảy ra vào trưa 22/3 tại trường THCS Phù Ủng, huyện Ân Thi (Hưng Yên), một nhóm 5 nữ sinh lớp 9 A đã tham gia đánh dã man nữ sinh N.T.H.Y. cùng lớp ngay tại lớp học,. Cả nhóm nữ sinh này đã xông vào lột quần áo và liên tiếp đấm đá túi bụi vào nữ sinh H.Y. Hình ảnh trên clip thật ghê sợ, kinh hoàng chẳng khác gì cảnh bạo hành của xã hội đen ngoài đời.
Nguyên nhân sâu xa là khi một nền giáo dục đã lạc hậu coi trọng phương tiện cạnh tranh, thi đua, tưởng thưởng và trừng phạt để đạt được một vài kết quả kì vọng nào đó, nhưng trong bối cảnh một xã hội mà đạo đức đang xuống cấp thì trong giáo dục sẽ không ngừng phát sinh nhiều tiêu cực, vụ trường THCS Phù Ủng là một ví dụ. Các em chỉ là nạn nhân của một nền giáo dục thiếu vắng tình thương.
Một nền giáo dục mà dùng phương tiện cạnh tranh gây sự sợ hải. Học sinh sợ bị điểm học tập và hạnh kiểm kém, sợ mất điểm thi đua, sợ bị kỷ luật. Giáo viên và hiệu trưởng sợ các cấp quản lý đánh giá yếu kém thì phải tìm cách để có nhiều thành tích trong giáo dục, không để phát sinh tiêu cực trong lớp, trong trường …chẳng may phát sinh rồi thì làm cho nhẹ bớt đi.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: "Vụ nữ sinh bị đánh hội đồng không chỉ là bài học cho ngành giáo dục Hưng Yên, mà là cho cả nước”.
Các cấp quản lý từ thủ tướng, bộ trưởng giáo dục và các cấp tỉnh, huyện, xã đều nhanh chóng vào cuộc thật đúng chức năng quyền hạn ! có thể sẽ mạnh tay để răn đe báo động chung cho các trường.

Ảnh : Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thăm động viên em H.Y. đang điều trị tại Bệnh viện tâm thần kinh Hưng Yên

Học cách học

Học cách học: Một bài học quan trọng bậc nhất đang bị bỏ quên

.
Người xưa có câu, phàm phải trong tình huống khó lường thì “lấy bất biến ứng vạn biến”. Đối với việc học tập, cái bất biến là phương pháp tự học, cái vận động không ngừng là tri thức của thời đại. 
.
Không gì bằng trang bị cho được cái bất biến đó để người học của thế kỉ 21 có thể tự mình đi trên đôi chân tự do khám phá cánh đồng tri thức của nhân loại trong suốt cuộc đời. Thiếu kĩ năng thiết yếu này thì những khẩu hiệu rổn rảng về xã hội học tập, hay học tập suốt đời chỉ cùng lắm là những lời nói cho sang miệng. Bài học về cách học cần phải là bài học căn cơ nhất mà mỗi học sinh cần phải được luyện rèn. 
.
Sự thiếu vắng những bài học liên quan đến việc rèn luyện kĩ năng học tập sẽ mang lại hậu quả mà chúng ta đã được chứng kiến là những thế hệ học trò thụ động chỉ biết trông chờ kiến thức và chân lý từ giáo viên và những người đi trước mà không thể chủ động tự mình xây dựng tri thức cho mình.
.
Điều này càng trở nên tai hại trong bối cảnh thời đại tri thức và số hóa hiện nay khi mà lượng thông tin mỗi năm tăng trưởng theo cấp số nhân. Kiến thức ngày hôm nay còn đúng, ngày mai có thể đã sai đi nhiều. Chỉ có cách làm chủ việc học như thế nào mới giúp học sinh đứng vững trong thế giới ngày nay.




Bệnh nói nhiều



Bệnh nói nhiều
.
Chu Dịch: người có uy đức thì không nói nhiều, người giảo hoạt mới dùng nhiều lời để nói. Lời nói phần nào phản ánh tâm hồn của mỗi người. Lời nói ra, kỳ thực có thể nhìn thấu rất nhiều điều trong đó. Chỉ cần để tâm quan sát, có thể nhận thấy những người khác nhau sẽ nói ra những lời khác nhau.
.
Khổng Tử: Người quân tử thì có ba điều hổ thẹn.
- Chưa đến lượt nói mà đã cất lời hấp tấp, mạo phạm người khác rồi.
- Đến lúc nói mà lại im lặng, thì chính là lấp liếm.
- Không nhìn xét đến tâm trạng người khác, không quản sự rối ren của tình huống mà đã phán xét, thì có thể còn phạm sai lầm lớn hơn.
.
Thời đại Internet ngày nay giúp chúng ta nắm bắt các nguồn thông tin nhanh hơn sớm hơn, cảm giác chỉ trong nháy mắt mà có thể biết được chuyện gì đang xảy ra trên toàn thế giới, biết được bạn bè chúng ta mỗi giờ mỗi phút đều đang làm gì, toàn bộ được phản ánh hết trên báo chí và các mạng xã hội. Nhưng cũng theo vòng xoáy gấp gáp ấy, chúng ta không còn có đủ thời gian để tìm hiểu xem đâu là thông tin thật, đâu là thông tin giả, cứ bị cuốn vào đó mà bình luận điều này, phán xét điều khác.
.
Nhà triết học Socrates từng giảng về đạo lý “ba cái sàng”. Socrates nói: “Khi bạn muốn nói với ai đó một chuyện, ít nhất hãy dùng ba cái sàng để lọc. Cái thứ nhất gọi là sàng chân thực, cái thứ hai là sàng thiện ý và cái thứ ba là sàng hữu ích, chính là điều chúng ta muốn nói có quan trọng hay không?”


Nếu như mỗi chúng ta đều có thể nghĩ đến “ba cái sàng” của Socrates khi muốn nhận định hay tranh biện gì đó, chúng ta sẽ có thể tránh được việc nói ra những lời vô nghĩa, đắc tội với người khác, đồng thời cũng thực sự cải thiện được “bệnh nói nhiều” của bản thân.

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2019

Một bức tranh vẽ khiến nhiều người phải suy ngẫm.

Bức tranh làm mọi người thấy bóng dáng của mình trong đó


Nếu người kéo xe là bạn, trên có bố, mẹ, dưới có vợ và con, chỉ cần một giây sơ sẩy trượt chân, liệu bạn có thể giữ được sự bình yên cho cả gia đình?
Có thể trong mắt người khác, bạn chỉ là cây cỏ, nhưng với gia đình, bạn là cả một bầu trời.

Làm một người đàn ông, sống là phải gánh vác.
Làm một người phụ nữ, sống là phải có trách nhiệm.
Người đàn ông mệt, là bởi vì không có người phụ nữ ở đằng sau hỗ trợ đẩy xe.
Người phụ nữ mệt, là bởi vì không có người đàn ông ra sức kéo xe ở phía trước.

Bố mẹ mệt, là bởi vì không có con cái có khả năng gánh vác.
Con cái mệt, là bởi vì không có một mái nhà đúng nghĩa mái nhà.
Thế nên, sống trên đời, đừng để bản thân quá thoải mái, bởi vì họ rất cần sự tồn tại đúng nghĩa, tồn tại thực sự của chúng ta chứ không phải chỉ có để xưng hô rồi để đó.

Đừng cảm thấy mình sống khổ quá, sống mệt quá hay oan ức quá. Thực ra mỗi một người sống trên đời vốn dĩ đã không phải chuyện đơn giản, dễ dàng, chỉ có điều bạn không nhìn thấy nỗi khố, thấy điều khó nói của người khác mà thôi.

Mệt mới phải, bởi sự thoải mái dễ chịu chỉ dành cho người chết.
Khổ mới phải, bởi ai mà chẳng thưởng thức mùi vị của hạnh phúc từ trong khổ sở?

Thế nên, đã sống trên đời, ắt sẽ phải có mệt mỏi, có mồ hôi, phải phấn đấu và phải cúi mình, phải trải qua phong ba sóng gió, phải gánh vác trách nhiệm trên vai!

Với những người làm chồng, làm vợ, làm cha mẹ, hãy nhớ thật kỹ "3 trách nhiệm" trong đời

Đàn ông có ba trách nhiệm lớn, đó là làm cho bố mẹ tự hào, làm cho vợ mình hạnh phúc và giữ vững một linh hồn cao quý.

Phụ nữ có ba trách nhiệm lớn, đó là cổ vũ chồng, giúp chồng bay cao, chăm sóc thật tốt gia đình của anh ta và cuối cùng là sống với khí chất phi phàm, biến bản thân thành người đặc biệt nhất, có một không hai.

Bố mẹ có ba trách nhiệm lớn, là trở thành đôi cánh của các con, giúp con cái xây dựng sức mạnh nội tại và thói quen tốt và giúp con thực hiện ước mơ.


Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

Câu chuyện thực tế của chùa Ba Vàng


Nhận thức rõ thêm về đạo Phật từ một câu chuyện thực tế của chùa Ba Vàng qua bài nói của TT.Thích Nhật Từ Danh hiệu "Lãnh đạo xuất sắc Phật giáo thế giới" (The World Buddhist Outstanding Leader Award)



Phương pháp giáo dục Steiner

Phương pháp giáo dục Steiner hình thành những cá nhân không sợ hãi và hạnh phúc ngày càng lan tỏa
.
Trường tại Mỹ đầu tiên : Rudolf Steiner School, thành lập năm 1928 ở New York và hoạt động cho đến nay. Hiện trên khắp thế giới có khoảng hơn 2.000 trường mầm non, hơn 1.000 trường học các cấp, 700 trung tâm chăm sóc trẻ em, vô vàn các bố mẹ và chương trình homeschooling (giáo dục tại nhà) đi theo phương pháp của Steiner.
.
Khác với các nền giáo dục ngày nay tập trung vào việc truyền đạt kiến thức, nền giáo dục Steiner nhấn mạnh và đặt tầm quan trọng vào ba yếu tố cơ bản của con người: Suy nghĩ, Cảm xúc, và Ý chí.
.
Đặc biệt khác với nền giáo dục phổ quát, với ảnh hưởng từ quan niệm thế giới là sự biểu đạt của ý chí, kiến thức nhân loại không chỉ là những kiến thức thu nhận bằng tư duy logic thông thường, Steiner đưa ra chi tiết các phương pháp thực hành trong giảng dạy để phát triển ý chí của trẻ, ngay từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành. Ông quan niệm đứa trẻ sinh ra vốn có một ý chí sống mãnh liệt, đó cũng là nguồn năng lượng để nuôi dưỡng đam mê, để đứa trẻ luôn có ý muốn, khát vọng và quyết tâm làm và làm cho được điều gì đó có ích, nhiệm vụ của giáo viên là nuôi dưỡng và phát triển cái chí này cho trẻ.
.
Nền giáo dục phổ quát hiện tại dùng phương tiện cạnh tranh, thi đua, tưởng thưởng và trừng phạt để đạt được một vài kết quả kì vọng nào đó; theo đuổi cứu cánh là những gì nằm bên ngoài con người của chính đứa trẻ, những gì được người khác công nhận: sự thành công về một nghề nghiệp, sự thành danh về địa vị xã hội, đạt được uy quyền chính trị hay kinh tế.
.
Nếu ta tạm gọi nền giáo dục phổ quát là giáo dục theo chủ nghĩa duy vật thì nền giáo dục Steiner là nền giáo dục theo chủ nghĩa lý tưởng. Cứu cánh của trường phái giáo dục theo chủ nghĩa lý tưởng, như Krishnamurti * viết: “Mục đích của giáo dục không chỉ là đào tạo những học giả, những kỹ thuật gia, những kẻ săn việc, mà còn là những nam nữ công dân vẹn toàn. Họ tự do không bị trói buộc với sợ hãi, bởi vì chỉ có giữa những con người như vậy mới có thể có một nền hòa bình vĩnh cửu.
.
Cũng như vậy, Steiner nhìn đứa trẻ vượt ra ngoài chủ nghĩa quốc gia hay dân tộc, là cái sinh ra do và vì chính sự tiến bộ của nhân loại hơn là vì các thể chế. Ông nhìn mỗi đứa trẻ như một cá thể Người của nhân loại hơn là một công dân sẽ gia nhập vào lực lượng lao động của một quốc gia, một nền kinh tế. Đứa trẻ ấy sinh ra với gốc gác dân tộc và thấm nhuần văn hóa dân tộc để lớn lên là cá thể không sợ hãi và hạnh phúc, một cá thể của nhân loại với nền hòa bình vĩnh cửu,
Để thoát khỏi và vượt xa nỗi sợ hãi, uy quyền hay các hủ tục truyền thống, cá nhân phải đạt tới trạng thái thấu hiểu bản ngã của mình, nhận biết đam mê, năng lực, mọi hành vi của mình. Điều này được hiện thực hóa bằng phương pháp giảng dạy trong những ngôi trường Waldorf/Steiner, nơi các nhà giáo từ chối uy quyền đối với học trò ngay từ khi đứa trẻ còn chập chững bước đi.
.
Giáo viên chỉ đóng vai trò người dẫn đường để mỗi học sinh học tập bằng sự vui thích, khám phá phong phú các môn học khác nhau và từ đó tìm ra thế mạnh, niềm đam mê của chính mình. Nhân cách của người thầy, khoảng không mà thầy chủ động tạo ra để đứa trẻ được tự do bộc lộ, tự do lựa chọn, sự tôn trọng thực tâm mà thầy giáo dành cho mỗi cá nhân học sinh, là những phương thức thực hành hữu hiệu để mỗi ngày xây thêm một viên gạch vào việc hình thành những cá nhân không sợ hãi và hạnh phúc.
.
Với tư tưởng giáo dục đi vào bên trong cá thể để tìm ra con người cá nhân, tìm kiếm sự mạnh mẽ nội tâm, xây dựng động lực từ bên trong mỗi học sinh, từ đam mê của cá nhân thay vì để đứa trẻ tìm kiếm và phụ thuộc vào động lực từ bên ngoài, nền giáo dục Steiner xây dựng những ngôi trường với những giáo viên hoàn toàn không phán xét, không so sánh, không thi đua từ bậc mầm non đến hết phổ thông.
.
Sự vắng bóng uy quyền, tưởng thưởng hay trừng phạt dễ dẫn đến tình trạng vô kỷ luật, vậy tại sao học sinh trong trường Waldorf/Steiner luôn có kỷ luật rất cao? Câu trả lời là tình yêu thương tạo ra kỷ luật từ bên trong mỗi học sinh. Điều nhỏ nhưng không nhỏ, các ngôi trường Waldorf/Steiner luôn đầy ắp tình yêu thương, ấm áp từ cách thiết kế lớp học đến cách giao tiếp giữa thầy trò, và rộng ra là tới từng phụ huynh, từng thành viên làm việc trong trường.
.
Bởi tất cả sự khác biệt này, như vốn dĩ một nền giáo dục đích thực hay một nền giáo dục theo chủ nghĩa lý tưởng đòi hỏi.
Trong khi nền giáo dục phổ thông của Việt Nam, và thậm chí nhiều nước phát triển hay đang phát triển khác, gặp phải vấn đề học sinh lớp 12 tốt nghiệp không biết mình muốn gì, không biết chọn trường nào thì nền giáo dục Steiner có được những kết quả ngoạn mục: Học sinh tốt nghiệp phổ thông Steiner chọn ngành nghề không vì bất cứ lí do nào khác ngoài đam mê cá nhân.
.
Danh sách các học sinh cũ của các trường Waldorf/Steiner bao gồm nhiều người với nhiều thành quả, cống hiến quan trọng trong những ngành nghề đòi hỏi tính sáng tạo cao như: thiết kế, kiến trúc, làm phim, nhạc sỹ, họa sỹ, kĩ sư nghiên cứu không gian vũ trụ2...
.
Một công trình nghiên cứu và so sánh tính sáng tạo (Torrance Test of Creative Thinking Ability) của học sinh Steiner và học sinh các trường công (mẫu dựa trên 1.165 học sinh các nước Anh, Scotland, Đức) đưa ra kết quả: chỉ số sáng tạo của học sinh Steiner cao hơn học sinh nền giáo dục công tại các nước được nghiên cứu.
.
------------------------
Năm 1919, Steiner thành lập trường Waldorf đầu tiên ở Stuttgart, Đức, sau đó Adolf Hilter cấm việc mở trường Waldorf bởi ông ta nhìn thấy và lo sợ nguy cơ về những con người cá nhân tự do, có đam mê và lý tưởng sống mà trường Waldorf có thể đào tạo ra. Giai đoạn này, một số các nhà giáo dục tiên phong đã di cư trường Waldorf sang Mỹ.
* Krishnamurti (1895- 1986) triết gia và tư tưởng gia Ấn Độ,


Thứ Tư, 20 tháng 3, 2019

Cây bún Lộc thủy Quảng Bình



Tháng ba về hoa bún cũng về theo
Năm nay cây bún xã Lộc thủy, hoa nở rợp trời cả một khúc sông Kiến Giang, Không biết cây bún này ở đội 5 Lộc Thủy đã được bao nhiêu tuổi, chỉ biết là các cụ kỵ kể chuyện thời trẻ trâu hay đến vui chơi nơi đây. Thời nay nam thanh nữ tú cũng thích đến ngắm cảnh cây bún bến nước nơi đây, chụp vài tấm hình kỷ niệm. Có những cụ đi xa xứ cứ nhớ mãi cây hoa bún bên bờ sông Kiến Giang hoa vàng rực rỡ ấm mãi trong tim.  


--------------------
Quả bún ăn được, ở Trung Quốc dùng quả khô để chữa bệnh. Ở Ấn Độ, quả được dùng làm thuốc lợi tiểu, làm dịu và chống viêm nhiễm...; vỏ dùng trong điều trị rối loạn chức năng hệ tiết niệu, nhiễm trùng đường tiểu, đau và nóng rát trong chứng tiểu rắt, sỏi thận và bàng quang... Một số tài liệu cây thuốc ở Việt Nam có công bố vài loài Bún tương cận, có tên khoa học là Crateva nurvalaCrateva unilocularis với những tác dụng tương tự loài trên.