Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

Phương pháp giáo dục Steiner

Phương pháp giáo dục Steiner hình thành những cá nhân không sợ hãi và hạnh phúc ngày càng lan tỏa
.
Trường tại Mỹ đầu tiên : Rudolf Steiner School, thành lập năm 1928 ở New York và hoạt động cho đến nay. Hiện trên khắp thế giới có khoảng hơn 2.000 trường mầm non, hơn 1.000 trường học các cấp, 700 trung tâm chăm sóc trẻ em, vô vàn các bố mẹ và chương trình homeschooling (giáo dục tại nhà) đi theo phương pháp của Steiner.
.
Khác với các nền giáo dục ngày nay tập trung vào việc truyền đạt kiến thức, nền giáo dục Steiner nhấn mạnh và đặt tầm quan trọng vào ba yếu tố cơ bản của con người: Suy nghĩ, Cảm xúc, và Ý chí.
.
Đặc biệt khác với nền giáo dục phổ quát, với ảnh hưởng từ quan niệm thế giới là sự biểu đạt của ý chí, kiến thức nhân loại không chỉ là những kiến thức thu nhận bằng tư duy logic thông thường, Steiner đưa ra chi tiết các phương pháp thực hành trong giảng dạy để phát triển ý chí của trẻ, ngay từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành. Ông quan niệm đứa trẻ sinh ra vốn có một ý chí sống mãnh liệt, đó cũng là nguồn năng lượng để nuôi dưỡng đam mê, để đứa trẻ luôn có ý muốn, khát vọng và quyết tâm làm và làm cho được điều gì đó có ích, nhiệm vụ của giáo viên là nuôi dưỡng và phát triển cái chí này cho trẻ.
.
Nền giáo dục phổ quát hiện tại dùng phương tiện cạnh tranh, thi đua, tưởng thưởng và trừng phạt để đạt được một vài kết quả kì vọng nào đó; theo đuổi cứu cánh là những gì nằm bên ngoài con người của chính đứa trẻ, những gì được người khác công nhận: sự thành công về một nghề nghiệp, sự thành danh về địa vị xã hội, đạt được uy quyền chính trị hay kinh tế.
.
Nếu ta tạm gọi nền giáo dục phổ quát là giáo dục theo chủ nghĩa duy vật thì nền giáo dục Steiner là nền giáo dục theo chủ nghĩa lý tưởng. Cứu cánh của trường phái giáo dục theo chủ nghĩa lý tưởng, như Krishnamurti * viết: “Mục đích của giáo dục không chỉ là đào tạo những học giả, những kỹ thuật gia, những kẻ săn việc, mà còn là những nam nữ công dân vẹn toàn. Họ tự do không bị trói buộc với sợ hãi, bởi vì chỉ có giữa những con người như vậy mới có thể có một nền hòa bình vĩnh cửu.
.
Cũng như vậy, Steiner nhìn đứa trẻ vượt ra ngoài chủ nghĩa quốc gia hay dân tộc, là cái sinh ra do và vì chính sự tiến bộ của nhân loại hơn là vì các thể chế. Ông nhìn mỗi đứa trẻ như một cá thể Người của nhân loại hơn là một công dân sẽ gia nhập vào lực lượng lao động của một quốc gia, một nền kinh tế. Đứa trẻ ấy sinh ra với gốc gác dân tộc và thấm nhuần văn hóa dân tộc để lớn lên là cá thể không sợ hãi và hạnh phúc, một cá thể của nhân loại với nền hòa bình vĩnh cửu,
Để thoát khỏi và vượt xa nỗi sợ hãi, uy quyền hay các hủ tục truyền thống, cá nhân phải đạt tới trạng thái thấu hiểu bản ngã của mình, nhận biết đam mê, năng lực, mọi hành vi của mình. Điều này được hiện thực hóa bằng phương pháp giảng dạy trong những ngôi trường Waldorf/Steiner, nơi các nhà giáo từ chối uy quyền đối với học trò ngay từ khi đứa trẻ còn chập chững bước đi.
.
Giáo viên chỉ đóng vai trò người dẫn đường để mỗi học sinh học tập bằng sự vui thích, khám phá phong phú các môn học khác nhau và từ đó tìm ra thế mạnh, niềm đam mê của chính mình. Nhân cách của người thầy, khoảng không mà thầy chủ động tạo ra để đứa trẻ được tự do bộc lộ, tự do lựa chọn, sự tôn trọng thực tâm mà thầy giáo dành cho mỗi cá nhân học sinh, là những phương thức thực hành hữu hiệu để mỗi ngày xây thêm một viên gạch vào việc hình thành những cá nhân không sợ hãi và hạnh phúc.
.
Với tư tưởng giáo dục đi vào bên trong cá thể để tìm ra con người cá nhân, tìm kiếm sự mạnh mẽ nội tâm, xây dựng động lực từ bên trong mỗi học sinh, từ đam mê của cá nhân thay vì để đứa trẻ tìm kiếm và phụ thuộc vào động lực từ bên ngoài, nền giáo dục Steiner xây dựng những ngôi trường với những giáo viên hoàn toàn không phán xét, không so sánh, không thi đua từ bậc mầm non đến hết phổ thông.
.
Sự vắng bóng uy quyền, tưởng thưởng hay trừng phạt dễ dẫn đến tình trạng vô kỷ luật, vậy tại sao học sinh trong trường Waldorf/Steiner luôn có kỷ luật rất cao? Câu trả lời là tình yêu thương tạo ra kỷ luật từ bên trong mỗi học sinh. Điều nhỏ nhưng không nhỏ, các ngôi trường Waldorf/Steiner luôn đầy ắp tình yêu thương, ấm áp từ cách thiết kế lớp học đến cách giao tiếp giữa thầy trò, và rộng ra là tới từng phụ huynh, từng thành viên làm việc trong trường.
.
Bởi tất cả sự khác biệt này, như vốn dĩ một nền giáo dục đích thực hay một nền giáo dục theo chủ nghĩa lý tưởng đòi hỏi.
Trong khi nền giáo dục phổ thông của Việt Nam, và thậm chí nhiều nước phát triển hay đang phát triển khác, gặp phải vấn đề học sinh lớp 12 tốt nghiệp không biết mình muốn gì, không biết chọn trường nào thì nền giáo dục Steiner có được những kết quả ngoạn mục: Học sinh tốt nghiệp phổ thông Steiner chọn ngành nghề không vì bất cứ lí do nào khác ngoài đam mê cá nhân.
.
Danh sách các học sinh cũ của các trường Waldorf/Steiner bao gồm nhiều người với nhiều thành quả, cống hiến quan trọng trong những ngành nghề đòi hỏi tính sáng tạo cao như: thiết kế, kiến trúc, làm phim, nhạc sỹ, họa sỹ, kĩ sư nghiên cứu không gian vũ trụ2...
.
Một công trình nghiên cứu và so sánh tính sáng tạo (Torrance Test of Creative Thinking Ability) của học sinh Steiner và học sinh các trường công (mẫu dựa trên 1.165 học sinh các nước Anh, Scotland, Đức) đưa ra kết quả: chỉ số sáng tạo của học sinh Steiner cao hơn học sinh nền giáo dục công tại các nước được nghiên cứu.
.
------------------------
Năm 1919, Steiner thành lập trường Waldorf đầu tiên ở Stuttgart, Đức, sau đó Adolf Hilter cấm việc mở trường Waldorf bởi ông ta nhìn thấy và lo sợ nguy cơ về những con người cá nhân tự do, có đam mê và lý tưởng sống mà trường Waldorf có thể đào tạo ra. Giai đoạn này, một số các nhà giáo dục tiên phong đã di cư trường Waldorf sang Mỹ.
* Krishnamurti (1895- 1986) triết gia và tư tưởng gia Ấn Độ,


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét