Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

Các kỹ năng thai giáo cơ bản


Các kỹ năng thai giáo cơ bản



Được cha mẹ nói chuyện, âu yếm, khi ra đời bé sẽ linh hoạt, sớm biết nói và phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Đây là một trong những kết quả mà các hoạt động thai giáo mang lại.

Thai giáo gồm 14 kỹ năng cơ bản:

- Ru và hát
- Nựng nịu
- Dỗ dành
- Xoa vỗ bụng người mẹ thật dịu dàng với tâm trạng yêu thương
- Nghe nhạc thích hợp, du dương, nhẹ nhàng.

- Đọc và nói diễn cảm, rành rọt, chuẩn mực, tận dụng ngữ điệu tiếng Việt nhịp nhàng, nhiều thanh điệu.
- Nghĩ về và nghĩ đến thai nhi với tâm trạng trân trọng, chờ mong.
- Tư thế đi đứng, nằm ngồi đàng hoàng, vững vàng.
- Thầm kể, chuyện trò, khuyên nhủ thai nhi.
- Luôn luôn hỏi han bé: Hôm nay bé khỏe không, bé ngoan chứ? Bé có thấy bàn tay của ba sờ bé không?

- Miêu tả, bình phẩm tranh nghệ thuật,
- Quan tâm chăm sóc thai phụ, tránh căng thẳng, kịp thời hoá giải những ưu phiền, mặc cảm.
- Tạo không khí, khung cảnh, quan hệ tốt đẹp trong gia đình.
- Đồng bộ cả nhà cùng làm thai giáo.

Bằng chứng khoa học:

- Hơi ấm và giọng nói của cha mẹ đã được bé ghi nhớ. Đến khi bé chào đời, những ấn tượng thân quen này sẽ giúp bé có cảm giác an toàn, gắn bó.

- Dây rốn lưu chuyển cảm xúc từ mẹ đến bé. Chẳng hạn, sự tức giận tạo ra chất andrenalin; Nỗi sợ hãi tạo ra chất cholamine; Niềm hạnh phúc tạo ra chất endorphin. Các chất hóa học này chuyển qua nhau thai vào đến em bé trong bụng trong vòng vài giây sau đó. Điều đó lý giải tại sao, người mẹ khi mang thai vui vẻ, hoạt bát, phấn chấn, bao dung, cảm thông… cũng sẽ truyền cho con tất cả những cảm xúc tích cực nhất.

Để thai giáo hiệu quả

- Để thai giáo có kết quả, bạn nên thực hiện các động tác tương tự nhau, đơn giản, đúng giờ và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé.
-  Giữ chừng mực vừa phải. Tránh nôn nóng như: xoa bụng mạnh, nghe nhạc “quá liều” hay hăng hái khám phá những danh lam thắng cảnh xa xôi, hiểm trở ngay trong những tháng đầu của thai kỳ, rất dễ gây động thai…

Quý I của thai kỳ

Giai đoạn này, bên cạnh niềm vui được làm mẹ bạn cũng phải đối mặt với những khó chịu của cơ thể khi mang thai. Tình trạng ốm nghén, tâm lý mệt mỏi, dễ cáu gắt sẽ xuất hiện nhiều hơn.

Kỹ năng thai giáo cơ bản

- Tâm trạng hạnh phúc: Dù bạn bị nôn hoặc quá mệt mỏi, cũng nên hạn chế tối đa tâm trạng buồn bã, cáu gắt. Bởi vì tinh thần của bạn có ảnh hướng trực tiếp đến sự phát triển của bé. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, những thai phụ stress sẽ có nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân hoặc nhiều biến chứng thai nghén khác.
- Đi dạo cùng chồng: Nên dành thời gian buổi sáng hoặc buổi chiều đi dạo nhẹ nhàng, hít thở không khí trong lành.
- Đặt tên thân mật cho bé và bắt đầu sử dụng tên này khi trò chuyện, ví dụ như Cún yêu hoặc Bống yêu… Nên nói chuyện với bé 15 phút/ngày.
 


- Đọc (kể) cho bé nghe những câu chuyện vui: Cách này vừa giúp bạn thư giãn vừa khiến bạn có cảm giác gần gũi với bé hơn.
- Vuốt ve bé: Một ngón tay ấn nhẹ vào bụng, sau đó thả ra, ấn nhẹ ngón tay từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Có thể vừa vuốt ve vừa nói chuyện với bé (khoảng 10 phút trước giờ đi ngủ mỗi ngày).
Lưu ý: Vuốt ve bé bằng ngón tay chứ không nên dùng bàn tay xoa bụng bầu. Bởi vì hành động xoa bụng có thể làm tử cung xuất hiện những cơn co, dẫn tới động thai, sảy thai hoặc sinh non. Với những thai phụ có tiền sử sảy thai hoặc sinh non thì hành động xoa bụng càng phải tránh.
- Nhạc trữ tình cho mẹ: Bật một CD nhạc dân ca (hoặc trữ tình, nhạc nhẹ…) bạn yêu thích và cùng thưởng thức với bé. Nhắm mắt lại khi nghe đồng thời bạn có thể liên tưởng đến hình ảnh dòng sông yên bình; cánh đồng bát ngát hoặc bãi biển trong xanh…

Quý II của thai kỳ

Giai đoạn này, qua siêu âm, bạn có thể xác định được giới tính thai nhi. Không nên lo lắng nếu bạn (hoặc gia đình) mong chờ bé trai nhưng kết quả siêu âm lại là bé gái hoặc ngược lại. Nên tạo tâm lý cân bằng trong suốt quá trình mang thai để bé được phát triển toàn diện.

Kỹ năng thai giáo cơ bản

- Giữ tinh thần thoải mái: Đi xem phim, dạo phố, tán gẫu với người thân sẽ khiến bạn vui tươi, thoải mái hơn.
- Cho bé tiếp xúc với ánh sáng: Từ tuần thứ 16 của thai kỳ, bé bắt đầu biết cử động mắt (mắt bé có phản xạ nhắm hoặc mở mắt trong những khoảng thời gian rất ngắn). Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, bé có xu hướng quay đầu về phía ánh sáng. Qua thành bụng của bà mẹ, bé sẽ cảm nhận được ánh sáng có màu hồng nhạt.

- Làm quen với ngôn ngữ: Chọn loại nhạc dân ca dành cho thiếu nhi có tiết tấu vui nhộn để bé nghe vào buổi sáng. Nhạc cổ điển có âm điệu du dương dành cho bé vào buổi tối. Thời gian nghe một lần tối đa trong 10 phút.
Tránh những loại nhạc có cường độ lớn, âm thanh chói, tiết tấu phức tạp vì chúng sẽ khiến bé bị giật mình.
Ngoài ra, bạn cũng có thể hát cho bé nghe.

- Chào bé: Lúc bạn thấy bé ngủ dậy (dấu hiệu là bé đạp hoặc cựa quậy vào buổi sáng), thử vuốt ve và chào hỏi bé. Nói với bé những câu ngắn gọn, vui vẻ với cường độ chậm. Bạn nên rủ thêm chồng cùng tham gia giao tiếp với bé.
- Chơi cùng bé: Sau mỗi lần bé đạp, bạn dùng ngón tay vỗ nhẹ vào bụng một chút và chờ bé đạp tiếp. Dần dần bé sẽ quen với trò chơi này, bạn vỗ nhẹ vào chỗ nào, bé sẽ biết cách đạp vào chỗ ấy.

Quý III của thai kỳ

Giai đoạn này, bạn đã quen với việc mang thai và thường xuất hiện cảm giác mong ngóng bé chào đời.

Các kỹ năng thai giáo cơ bản

- Âm nhạc: Lúc này, các cơ quan thính giác, thị giác của bé đã phát triển. Có thể đặt tai nghe vào bụng cho bé nghe nhạc ngày khoảng 2 lần (mỗi lần 10 phút).
Hát cho bé: Chọn một bài hát ngắn có tiết tấu rõ ràng. Mỗi lần bạn hát cho bé xong một nhịp, nên nghỉ ngơi vài giây để bé tiếp thu trước khi hát nhịp tiếp theo.

- Kết hợp vận động, trò chuyện và ánh sáng: Cùng ông xã đi bộ ngoài trời nắng nhẹ, nói cho bé nghe những câu chuyện dài hơn và nựng nịu bé.
- Đọc sách: Chọn những cuốn sách văn học có tính chất nghệ thuật, đọc cho bé nghe trước giờ đi ngủ hàng ngày. Hoặc bạn cũng có thể miêu tả, bình phẩm chi tiết một bức tranh nghệ thuật với bé.


 (Theo Phụ Nữ)


Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

So sánh sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây


Một nghệ sĩ trẻ người Trung Quốc có tên Yang Liu hiện đang sinh sống tại Đức vừa cho ra mắt bộ ảnh đồ họa có tên “East Meets West” (Đông Tây gặp gỡ). Bộ ảnh cho thấy sự khác biệt trong đời sống văn hóa– xã hội giữa phương Đông và phương Tây.

“Đông Tây gặp gỡ” thể hiện cách nhìn vừa chính xác vừa hài hước về sự khác biệt muôn thuở. Nghệ sĩ Yang Liu cho biết: “Những thông tin được thể hiện trong bộ ảnh đồ họa này mang ý nghĩa tương đối cá nhân, dựa trên những trải nghiệm và cảm nhận của ông sau gần hai thập kỷ sinh sống ở Châu Âu”.



Màu xanh: Phương TâyMàu đỏ: Phương Đông

1) Suy nghĩ
Người phương tây quan điểm rạch ròi (yêu ra yêu, ghét ra ghét,học ra học,
chơi ra chơi) 
Người phương đông suy nghĩ lằng nhàng.

2) Thời gian 
Phương Tây đúng từng phút                                
Còn phương Đông cao su hết mức có thể 



3) Cách sống
Phương tây độc lập (cứ 18 tuổi là ra ở riêng, sống chết mặc bay)
Phương đông hay dựa dẫm (nhưng thế xem ra lại tình cảm)     

 4) Nghĩ về nhau 
Phương Tây nghĩ về phương Đông là những người đội nón, uống trà và ăn cơm 
Phương Đông nghĩ về  phương Tây là những người đội mũ, ăn xúc xích và uống bia.

5) Trẻ em
Ở phương Tây trẻ con ngang hàng với người lớn và chỉ chịu chi phối từ cha mẹ    
Ở phương Đông trẻ con chịu ảnh hưởng từ nhiều phía (ông bà cha mẹ).

6)Tắm 
Phương Tây tắm vào buổi sáng để cho thoải mải bước vào ngày mới 
Phương Đông tắm vào buổi tối để gột rửa bụi bặm 
             
7) Cách giải quyết vấn đề 
Phương Tây đi thẳng vào vấn đề                            
Phương Đông hay lảng tránh.

8) Giao tiếp 
Phương Tây: Bạn = Bạn của bạn  
Phương Đông: Bạn = Bạn của bạn của bạn... (cái này có gọi là quen biết rộng 
không nhỉ).

9) Xếp hàng 
Cái này miễn bình luận (xem tự hiểu).

10) Cái tôi 
Phương Tây: Cái tôi được đề cao                                      
Phương Đông: Cái tôi bị lu mờ.

11) Sếp 
Phương Tây: Sếp như là một nhân viên cấp cao                          
Phương Đông: Sếp như là ông chủ.

12) Ăn 
Phương Tây: Theo thứ tự sáng - trưa -tối: nguội nóng nguội 
Phương Đông: nóng nóng nóng.

13) Phố xá chủ nhật 
Phương Tây ở nhà bên gia đình                          
Phương Đông đi chơi.

14) Du lịch 
Phương Tây: Đi xem tận mắt                                                  
Phương Đông: Du lịch qua ảnh, lời kể.

15) Nhà hàng 
Phương Tây: Tập trung từng nhóm nhỏ ăn uống nhỏ nhẹ                
Phương Đông: Tập trung nhóm lớn ăn to nói lớn.

16) Party 
Phương Tây tiệc tùng hát hò                                        
Phương Đông quây quần bên gia đình.

17) Người già 
Phương Tây: Làm bạn với thú nuôi                                            
Phương Đông: Dựa dẫm vào con cái.

18) Đồ uống
Phương Tây: Pepsi                                                            
Phương Đông: trà 

19) Xu hướng hiện nay 
Phương Tây chuyển sang dùng thìa và đũa                        
Phương Đông chuyển sang dùng dao và dĩa.

20) Thời tiết 
Phương Tây: vui khi trời nắng và buồn khi trời mưa
Phương Đông: nắng mưa vui hết.                 

21) Xe cộ 
Phương Tây chuyển qua dùng xe đạp để bảo vệ môi trường
Phương Đông chuyển qua dùng ô tô cho sang.
                
22) Cảm xúc 
Phương Tây bộc lộ ra mặt                                            
Phương Đông: giữ ở trong lòng (thế mới thâm chứ)





Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

sự học ngày nay thông qua hình ảnh “tấm bằng”.


sự học ngày nay thông qua hình ảnh “tấm bằng”.

"Các sinh viên tốt nghiệp thủ khoa, bằng Giỏi mà không kiếm được việc làm, theo tôi thực sự là có vấn đề. Liệu có phải các bạn đang làm những thợ học chăng?" - chia sẻ của chuyên gia giáo dục Giản Tư Trung.

Chuyên gia giáo dục Giản Tư Trung, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển giáo dục (IRED) chia sẻ cùng PV Dân trí những quan điểm, suy nghĩ của ông về sự học ngày nay thông qua hình ảnh “tấm bằng”.

Giáo dục của chúng ta cần phân biệt người học giỏi và người giỏi

Phóng viên: Thưa ông, ông nghĩ thế nào trước thực tế có những sinh viên (SV) tốt nghiệp với tấm bằng loại Giỏi, thủ khoa nhưng vẫn trầy trật đi xin việc làm?
Ông Giản Tư Trung: Các sinh viên tốt nghiệp thủ khoa, bằng Giỏi mà không kiếm được việc làm, theo tôi thực sự là có vấn đề. Liệu có phải các bạn đang làm những thợ học chăng?
Với nền giáo dục bình thường, giáo dục khai minh thì người học giỏi sẽ là người giỏi. Thế nhưng khi giáo dục còn tồn tại sự hư học bên cạnh thực học thì cần phân biệt người học giỏi, thi giỏi và người giỏi. Người giỏi chưa chắc đã học giỏi và người học giỏi chưa chắc đã là người giỏi.
Từ giỏi là một tính từ khá vô nghĩa và nó cần đi cùng một khả năng cụ thể mới định hình được một cách rõ ràng “giỏi cái gì”.

 Ông Giản Tư Trung.

Phóng viên: Những SV tốt nghiệp bằng loại Giỏi chưa hẳn đã là người giỏi. Vậy giá trị bằng ĐH được phân loại Giỏi - Khá - Trung bình liệu còn giá trị hay không, thưa ông?
Ông Giản Tư Trung: Tấm bằng có giá trị hay không nằm ở phía sau tấm bằng, bạn gặt hái được về văn hóa và chuyên môn - nghĩa là năng lực làm người và năng lực làm nghề. Bằng cấp là vật cực kỳ thiêng liêng khi nó chứa đựng sự khổ luyện của người học. Chạm được đến giáo dục khai sáng thì người ta sẽ chẳng còn lăn tăn tôi đạt bằng gì, điểm gì nữa.
Sự học bây giờ có thể thực học nhưng cũng có thể hư học. Nhiều người đang học vì điểm mà quên mất sự học cao quý đến mức nào. Khi hư học nhưng nhờ những lý do nào đó, người ta vẫn có bằng tốt, bằng hay mà chẳng có chuyên môn, nền tảng văn hóa. Bản thân tấm bằng không có lỗi mà nằm ở người trao bằng và nhận bằng. Trao không đúng và nhận không đúng là sự dối trá và bi kịch. 

Phóng viên: Khi SV ra trường, cầm tấm bằng đi xin việc sẽ có bằng Giỏi, bằng Khá, bằng Trung bình. Làm sao có sự phân biệt nào của thực học hay hư học ở đây, thưa ông?
Ông Giản Tư Trung: Nhiều nơi tuyển dụng giờ không quan tâm đến anh có bằng hay không chứ chưa nói là bằng loại gì. Tuy nhiên, khi hồ sơ xin việc nhiều thì bằng Giỏi có ưu thế nhất định để được chọn phỏng vấn. Nhà tuyển dụng sáng suốt, khôn ngoan người ta minh định được đâu là thực tài, ai là người phù hợp chứ không qua mặt được họ đâu.
Khi đã vào làm việc nào ai quan tâm anh bằng loại gì nữa người ta sẽ chỉ cần biết anh giải quyết được vấn đề gì cho công ty. Thực học và hư học sẽ được bộc lộ trong va chạm thực tế như vậy. 
Tấm bằng từ sự hư học khoan đã nói làm hại người khác mà hại người có bằng đầu tiên. Vì tấm bằng có thể làm cho ảo tưởng, không nhận ra được chính mình, không biết mình là ai. Mà cuộc đời không có gì bi kịch hơn việc một người mà không nhận ra mình là ai.

Hư học có từ rất sớm

Phóng viên: Ông nói về sự hư học trong giáo dục, trong tấm bằng ĐH. Nhưng có lẽ sự hư học ở ta đâu chỉ tồn tại ở bậc ĐH?
Ông Giản Tư Trung: Đúng vậy. Sự hư học của chúng ta bắt đầu từ rất sớm. Tôi xin đưa ra một ví dụ về sự hư học tồn tại không ít trong thực tế. Môn họa cô cho trò bài tập vẽ một bức tranh. Đứa trẻ không vẽ được sẽ nhờ bố mẹ vẽ, nếu bố mẹ vẽ không được họ có thể thuê thợ. Cậu học trò dễ dàng đạt được điểm 10 nhờ bức tranh của người khác vẽ.
Đằng sau điểm 10 là bầu trời sung sướng. Nhưng sau sự sung sướng đó có thể giết chết một con người.
Môn họa là để nâng cao năng lực mỹ cảm, khả năng cảm nhận cái đẹp và phát triển trí tưởng tưởng. Nhưng phần quan trọng trong năng lực của đứa trẻ bị tước đi và chúng ta lại nhét vào đầu đứa trẻ thứ mà cuộc đời nó không cần là sự giải dối. Điều nguy hiểm hơn là người ta vẫn tưởng và tin rằng mình đang làm điều tốt cho đứa trẻ.

Xuất phát từ sự thực học, tấm bằng sẽ vô cùng quý giá. Trong ảnh: Sinh viên Trường ĐH Sư phạm TPHCM trong ngày hội nghề nghiệp.

Phóng viên: Vậy có cách nào để chúng ta tránh được sự hư học?
Ông Giản Tư Trung: Sự hư học hiện nay có lỗi từ nhiều chủ thể. Giáo dục được cấu thành bởi 5 chủ thể gồm nhà nước, nhà trường, nhà giáo, nhà mình (gia đình) và người học. Vai trò của nhà nước là quan trọng nhất nhưng như vậy không có nghĩa là các “nhà” khác không có trách nhiệm ở đây.
Ở độ tuổi các bạn SV, đã vào ĐH thì người học cần minh định được mục đích học tập của mình. Không thể chỉ đỗ lỗi cho hoàn cảnh mà phải tự làm chủ cuộc đời mình. Nếu bạn muốn học tử tế thì không ai có thể cấm bạn, đúng không?

Phóng viên: Nhiều người tìm mọi cách để vào bằng được ĐH nhưng cũng nhiều bạn trẻ do không vào được ĐH hoặc chủ động không chọn lối đi này để vào đời. Ông có lời khuyên gì cho họ?
Ông Giản Tư Trung: Khát vọng vào ĐH không xấu. Ước mơ được học cao, học xa là điều đáng khen ngợi, khuyến khích lắm chứ. Nhưng mọi người cần tự trả lời câu hỏi cho mình: “Vào ĐH để làm gì?”. Vào để lấy tấm bằng “lòe” thiên hạ hay để nâng tầm con người mình. Chúng ta nên nhìn vào bản chất và mục đích chứ không thể nhìn vào hình thức để đánh giá tốt hay xấu.
Nếu không vào được ĐH cũng đừng quá đau khổ vì sự học lớn hơn ĐH rất nhiều, không ai phải dừng con đường học của mình hết bản thân bạn muốn học. ĐH chỉ 4 - 5 năm thôi, còn sự học là cả đời.
Còn nhiều bạn bỏ hoặc không chọn học ĐH, theo tôi không có đúng hay sai ở đây mà là lựa chọn. Lựa chọn đó có thể tốt với người này, chưa tốt với người kia. Bạn cần biết lẽ sống của cuộc đời mình là gì và tùy thuộc và khả năng, điều kiện, hoàn cảnh có phù hợp hay không.
Nhưng có một điểm chung cho tất cả mọi người: Ai muốn thành công đều phải học.
Trân trọng cảm ơn ông!
Theo Dân Trí 8/2013


Hoài Nam (thực hiện)




Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Hà Nội ngày nay và New York năm 1914

Những điểm tương đồng giữa Hà Nội ngày nay và New York năm 1914 dưới góc nhìn của một người nước ngoài

Kẹt xe


 Dây điện chằng chịt.


Những cậu bé đánh giày.


Lao công quét rác trên phố.


Bán bánh kẹo trên hè phố.


Trẻ em vui chơi trên phố.


Phơi quần áo vào những ngày hè.


Trà chanh chém gió