Thứ Tư, 6 tháng 11, 2024

Kiếp nhân sinh ý nghĩa ở chỗ buông bỏ

 

KIẾP NHÂN SINH Ý NGHĨA Ở CHỖ BUÔNG BỎ

 

Kiếp nhân sinh ý nghĩa không nằm ở việc đạt được, mà ở chỗ buông bỏ

Thượng thiện như nước, biết nghe lời phải, đời người được như nước, tùy duyên mà yên ổn.

Đời người chớp mắt qua đi như giấc mộng, tuy nhiên mộng trong mộng lại có kẻ tỉnh người say, người hiểu đạo lý thì mộng lành nhẹ bước, kẻ u mê cất bước khó thành.

Làm người nên giống như nước vậy, trong cái mềm yếu lại có sự cứng rắn, tĩnh lặng, tấm lòng và khí độ to lớn có thể bao dung che chở cho muôn vật.

 

Người ta nói, nhân sinh là giấc mộng dài, trăm năm qua đi tựa như chớp mắt và trần gian chỉ là quán trọ ven đường chẳng được lâu bền. Phật gia cho rằng, cõi người chỉ là một chặng nghỉ chân rất nhỏ, rất nhỏ của quãng luân hồi đời đời kiếp kiếp qua đằng đẵng tháng năm.

 

Thân người hôm nay đắc được, ngày mai chắc gì đã giữ bền lâu? Thế nên, Phật gia cũng khuyên người ta chớ nên chấp nhất, ôm giữ bất cứ điều gì trong cõi trần ai. Tất cả đều là ảo mộng, là bong bóng, sẽ vỡ tan một khi người ta nhắm mắt xuôi tay. Học cách buông bỏ chính là tận hưởng cuộc đời này một cách trọn vẹn nhất.

 

 

Đòn tâm lý trong thuyết phục

ĐÒN TÂM LÝ TRONG THUYẾT PHỤC

 

Từ chối-sau đó-rút lui là một chiến thuật khéo léo vì nó bao gồm cả quy tắc cho-và-nhận cũng như nguyên tắc tương phản.

 

Nếu một cậu bé hướng đạo sinh ban đầu chào mời bạn mua một vé xổ số năm đô la, nhưng sau đó lại chỉ để mời bạn mua hộp bánh ngọt một đô la, rất có khả năng bạn sẽ mua hộp bánh chỉ để đáp ứng với sự “nhượng bộ” của cậu bé, cho dù bạn có đói hay không.

 

Đây được gọi là chiến lược từ chối-sau đó-rút lui, và nó có hiệu quả một cách đáng ngạc nhiên trong việc thuyết phục.

Ngoài việc chúng ta mong muốn để đáp ứng với sự nhượng bộ, nó cũng gợi lên nguyên tắc tương phản:

 

khi hai vật lần lượt xuất hiện trước mắt ta, sự khác biệt của vật thứ hai so với vật thứ nhất như được phóng đại hơn. Như vậy, hộp bánh ngọt trong ví dụ trên dường như rẻ hơn rất nhiều so với tấm vé xổ số.

 

Chiến lược này thậm chí đã hạ gục tổng thống, chẳng hạn như trong vụ bê bối Watergate đầy tai tiếng:

Trong năm 1972, việc tái đắc cử của Tổng thống Richard Nixon dường như là chắc chắn, nhưng bằng cách nào đó một người đàn ông tên là G. Gordon Liddy đã lên ý tưởng thuyết phục Ủy ban quản lí việc Tổng thống Tái đắc cử (CRP), rằng họ nên cho anh ta 250.000 USD để bẻ khóa đột nhập vào các văn phòng của Ủy ban Dân chủ Quốc gia.

 

Đây là một nhiệm vụ nguy hiểm và rất phi lý, nhưng Liddy sử dụng chiến lược từ chối-sau đó-rút lui. Ban đầu, ông đưa ra chương trình giá một triệu đô-la có liên quan đến việc bắt cóc, ăn cướp và gái mại dâm.

 

Mặc dù đề nghị thứ hai và thứ ba của ông sau này vẫn còn gây tai tiếng và hiểm nguy khôn lường, CRP cảm thấy họ bắt buộc phải "cho Liddy làm một cái gì đó" để đáp ứng với sự nhượng bộ của anh ta suốt từ đầu đến giờ.

 

Ngoài ra, so với đề nghị một triệu đô la ban đầu, đề án 250.000 USD “chỉ” bao gồm có một vụ trộm và nó nghe không tệ như ban đầu. Kết quả của vụ bê bối, sau khi tên trộm đã bị bắt, đã buộc Nixon phải từ chức.

-----------

* Richard Nixon (1913-1994) là tổng thống thứ 37 của Hoa Kỳ và là người duy nhất từng từ ​​chức – một quyết định liên quan đến vụ bê bối Watergate.

năm 1968, khi Nixon đắc cư cuộc bầu cử tổng thống thứ 37 năm 1972 Nixon tái đắc cử một cách vang dội và tới tháng 01/1973, một lệnh ngừng bắn đã được ký giữa Hoa Kỳ và chính quyền Bắc Việt Nam.

Trong chiến dịch bầu cử năm 1972, một cuộc đột nhập đã xảy ra ở văn phòng của Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ tại khu phức hợp Watergate, Washington DC. Năm người đàn ông liên quan đến chiến dịch tranh cử của Nixon đã bị bắt giữ. Bằng chứng về vụ che đậy dần bị phát hiện và khiến Nixon bị liên lụy. Ngày 08/08/1974, ông tuyên bố từ chức sau nhiều tháng diễn ra vụ bê bối.

 

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2024

Tại sao nói “45 độ làm người”?

 

TẠI SAO NÓI “45 ĐỘ LÀM NGƯỜI”?

Hiểu đơn giản, 45 độ chính là góc độ khi cơ thể khom lưng cúi đầu. Con người sống trên đời làm người phải hơi cúi đầu xuống, đối đãi với vạn vật bằng một thái độ khiêm tốn, phải biết từng bước tiến về phía trước thì mới có thể trọn đạo làm người.

Cổ nhân có câu rằng: Kiêu ngạo tới từ sự nông cạn, ngông cuồng đến từ sự vô tri. Cúi đầu khom lưng không phải là hèn nhát, sợ hãi, cũng không phải là tự ti mà chính là sự thông minh, linh hoạt và khôn ngoan.

Từng có một câu chuyện như thế này: Benjamin Franklin được coi là cha đẻ của nước Mỹ, ai ngờ khi còn trẻ ông lại là người nghênh ngang kiêu ngạo.

Trong một lần tới thăm hỏi một vị tiền bối đức cao vọng trọng, Benjamin Franklin luôn tỏ ra ưỡn ngực cao đầu, tự tin bước những bước lớn, không giấu giếm vẻ kiêu hãnh ở trên khuôn mặt mình.

Ai ngờ vừa đến cửa, đầu bỗng đập mạnh vào khung cửa. Ông vừa đau đớn vừa lấy tay xoa đầu, vừa hằn học nhìn chằm chặp vào cánh cửa còn thấp hơn mình nửa cái đầu.

Vị tiền bối này khi ra đón trông thấy bộ dạng này liền cười nói: "Đau lắm phải không?

Thế nhưng, đây chính là thu hoạch lớn nhất của cậu sau chuyến thăm hỏi lần này. Một người nếu muốn sống bình an vô sự thì phải ghi nhớ một điều rằng: Lúc nên cúi đầu thì cần phải cúi đầu, đây chính là điều quan trọng tôi muốn dạy cậu".

Kể từ đó về sau, Benjamin Franklin luôn đối xử hết mực khiêm tốn với mọi người, xem tất cả mọi người như quý ông, quý bà để đối đãi.

Bông lúa càng chín thì lại càng trĩu mình, người sống càng khiêm tốn thì càng dễ thành công.

Người kiêu ngạo chỉ có thể bị xa lánh, cô lập, ngày càng thất bại và cô đơn.

Sống ở đời, hãy mang trong mình một trái tim khiêm nhường, biết tôn trọng và kính nể mọi người, dùng một tiêu chuẩn cao hơn để yêu cầu bản thân, dùng một trái tim khoan dung rộng mở để đối xử với mọi người.

Dần dần, tia sáng mặt trời sẽ chuyển sang chiếu rọi con đường bạn đi, giúp tương lai của bạn ngày càng sáng lạn.