Thứ Tư, 31 tháng 7, 2024

7 lợi ích của Internet mang lại cho con người

 

7 LỢI ÍCH CỦA INTERNET MANG LẠI CHO CON NGƯỜI 

Trong cuộc sống hiện nay, Internet đã trở nên quá quen thuộc và trở thành một phần quan trọng đối với con người. Vậy lợi ích thực sự mà Internet mang lại là gì?

1. Cung cấp nguồn thông tin, kho kiến thức khổng lồ

Internet có thể nói là một kho chứa đựng những kiến thức khổng lồ giúp cho chúng ta dễ dàng tìm kiếm những thông tin, kiến thức dù mới hay đã cũ.

Internet cũng được đánh giá là công cụ tiện lợi nhất để truyền tải một số lượng thông tin lớn với tốc độ nhanh đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Như một cuốn “bách khoa toàn thư”, người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm mọi thông tin từ bất cứ đâu.

 

2. Mở ra thế giới giải trí

Internet trở thành phương tiện giải trí hữu ích với mọi người trong cuộc sống hiện nay. Ở Internet, có vô số hình thức giải trí như: Chơi game, trò chuyện qua các diễn đàn, mạng xã hội, nghe nhạc, xem phim,... Từ đó, giúp cho con người có thể thư giãn sau những ngày làm việc, học tập căng thẳng và mệt mỏi.

3. Kết nối bạn bè, gia đình

Internet giúp mọi người ở xa nhau có thể giữ liên lạc thông qua email, tin nhắn, mạng xã hội Facebook, Instagram,... giúp mọi người cảm thấy gần gũi và gắn bó với nhau hơn.

 

Mọi người có thể cùng nhau trò chuyện, trao đổi thông tin, kinh nghiệm trên các diễn đàn, chia sẻ thông tin, cảm xúc trên blog. Từ đó khoảng cách dần được thu hẹp lại, con người trở nên thấy gần gũi hơn và có thể xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn.

 

Bên cạnh đó, ở các diễn đàn, người dùng còn có thể bày tỏ ý kiến của mình về bất cứ vấn đề nào đó thông qua mục gửi ý kiến phản hồi ở các bài viết. Internet giúp cho mọi người thỏa sức sáng tạo và nêu ra ý kiến của mình, bảo vệ ý kiến của mình.

 

4. Mua sắm trực tuyến

Chắc chắn việc mua sắm online đã trở nên quá quen thuộc với mọi người, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Thông qua Internet, việc mua sắm dần trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn bao giờ hết.

Người mua có thể thoải mái chọn lựa, cân nhắc giá cả và an tâm về thanh toán trên Internet mà không cần phải tốn quá nhiều thời gian như trước.

 

Đa dạng hóa và đơn giản hóa việc học tập

Không chỉ đem đến cho con người thêm một phương tiện để học tập, tra cứu và thu thập thông tin ngoài sách vở, Internet còn giúp việc học tập trở nên đa dạng, thú vị hơn với hình thức học tập trực tuyến. Từ đó rút ngắn thời gian và khoảng cách trong việc tiếp cận với tri thức, nâng cao kỹ năng của con người.

 

Học tập trực tuyến giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian hay có thể dễ dàng trao đổi trực tuyến với giáo viên khi có những câu hỏi cần được giải đáp.

Không chỉ vậy, những học viên có thể dễ dàng tìm kiếm những kiến thức thuộc lĩnh vực học tập thông qua Internet mà không cần phải tìm kiếm ở đâu xa.

 

6. Làm cho cuộc sống dễ dàng hơn

Chắc hẳn là ai cũng thấy được từ khi có Internet, cuộc sống của mỗi người dần trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Nếu như lúc trước muốn mua một chiếc vé xem phim, bạn phải chạy đến quầy vé thì giờ đây, bạn hoàn toàn có thể làm điều đó khi sử dụng Internet.

Ngoài ra, bạn còn có thể thanh toán hoá đơn điện, nước, chuyển tiền, thanh toán các dịch vụ từ Internet.

Hơn nữa người dùng có thể tìm kiếm việc làm trực tuyến, làm việc từ xa, quảng bá sản phẩm/dịch vụ và tương tác với khách hàng trên khắp thế giới.

 

7. Mở ra cơ hội làm việc và kiếm tiền từ Internet

Một trong những lợi ích tuyệt vời của Internet là sinh viên có thể kiếm tiền thông qua việc viết blog. Đây hẳn là một nguồn thu nhập tuyệt vời và mang lại một trải nghiệm viết lách độc đáo, giúp cải thiện kỹ năng chuyên môn.

 

Không dừng lại ở đó, người dùng còn có thể kiếm tiền từ các ứng dụng trên Internet. Hay các doanh nghiệp có thể đăng bán sản phẩm trên Internet, từ một website, doanh nghiệp có thể tha hồ bỏ sản phẩm của họ lên đó và khách hàng sẽ tìm đến. Từ đó, công ty hay doanh nghiệp cũng có thể có thêm rất nhiều nguồn thu nhập.

 

Sự phát triển của Internet cũng hình thành nên các ngành nghề mới tương ứng. Từ đó giúp gia tăng việc làm, ngành nghề trong xã hội và khả năng kiếm tiền từ Internet như bán hàng online, viết blog, freelancer, Tiktoker, Youtuber…

 

 

Câu chuyện kỳ lạ về chiếc búa đêm 30 Tết của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

 

CÂU CHUYỆN KỲ LẠ VỀ CHIẾC BÚA ĐÊM 30 TẾT CỦA TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà lý số đại tài, nhà tiên tri số 1 của nước ta. Dân gian còn truyền tụng lại nhiều giai thoại về tài năng của cụ.

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà lý số đại tài, nhà tiên tri số 1 của nước ta. Dân gian còn truyền tụng lại nhiều giai thoại về tài năng của cụ.

 

Nguyễn Bỉnh Khiêm- nhà lý số đại tài

 

Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491, ở làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, Hải Dương (Cổ Am, Vĩnh bảo, Hải Phòng). Ông có thân mẫu là người tinh tường địa lý, thiên văn, tướng số. Ông được thân mẫu đào tạo ngay từ nhỏ để thành tài.

 

Ngay hồi nhận thức được giá trị của việc học, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã theo được thầy Bảng nhãn, ấy là cụ Lương Đắc Bằng để học hành. Trí tuệ hanh thông từ nhỏ, lại được thân mẫu rèn giũa, sớm theo học thầy giỏi nữa nên Nguyễn Bỉnh Khiêm đã trở thành tài năng thực thụ.

 

Sách xưa truyền lại, Lương Đắc Bằng là người giỏi lý học đã đem sách "Thái ất thần kinh" ra dạy cho Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhưng có những điều trong sách ấy bản thân ông cũng không hiểu được. Sau này, chỉ có Nguyễn Bỉnh Khiêm mới tinh thông tỏ tường.

 

Với dân gian, cho tới ngày nay, những giai thoại về ông vẫn còn sống mãi. Đặc biệt là những giai thoại về tài lý số của ông. Ông nổi tiếng ngàn dặm bốn phương là người dự báo chính trị và hoạch định chiến lược cho các triều đại đương thời, là người tiên tri số 1 của nước ta.

 

Quẻ bói tối 30 Tết

 

Sau khi ông mất, những giai thoại về tài đoán số của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn không ngừng được người đời lưu truyền.

 

Tối 30 tết năm ấy, Nguyễn Bỉnh Khiêm đang ngồi đàm luận lý số với một người học trò từ xa đến, bỗng ngoài cửa có tiếng gọi cửa. Ông sai gia nhân ra bảo người đó chờ chút. 

Trong khi đó, ông và người học trò ngồi bấm quẻ để xem thử người gõ cửa có chuyện gì.

 

Cả hai thầy trò đều bấm vào quẻ "thiết đoản mộc tràng", nghĩa là "sắt ngắn gỗ dài". Ông hỏi học trò:

- Anh đoán người đó vào đây để làm gì?

Anh học trò trả lời:

- Thưa thầy, sắt ngắn gỗ dài theo ý con, người này vào đây chắc chắn chỉ mượn có cái mai đào đất. Chứ ngoài ra không có cái gì sắt ngắn gỗ dài nữa đâu.

 

Nguyễn Bỉnh Khiêm cười:

- Tôi đoán anh ta vào mượn cái búa.

Quả nhiên người gõ cửa vào mượn cái búa thật. Anh học trò hỏi lý do thầy đoán đúng. Nguyễn Bỉnh Khiêm giải thích:

- Như anh bấm quẻ cũng là giỏi nhưng mức đoán còn thấp. Anh nói sắt ngắn gỗ dài mà đoán vậy thử hỏi 30 tết, người ta đến đây mượn mai để làm gì?

Tôi đoán người ta đến mượn cái búa để họ bổ củi nấu bánh chưng. Bấm que đã trúng, nhưng phán đoán phải cơ biến, linh hoạt mới tránh được sai lầm.

 

Người học trò nghe xong rất khâm phục tài nghệ thầy mình.

 

Lời kết

Nhìn lại toàn bộ tiến trình lịch sử và con người thế kỷ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm xứng đáng là cây đại thụ, nhà học giả, triết gia, nhà lý số, tiên tri của thế kỷ. Mỗi một giai thoại về Trạng Trình, hậu thế đều tìm được những bài học đáng giá.

 

Câu chuyện quẻ bói tối 30 Tết của cụ Trạng phải chăng là lời nhắc hậu thế đừng chỉ máy móc áp dụng lý thuyết vào thực tiễn. Đời sống thực tiễn là vô cùng vô tận, thiên biến vạn hóa. 

Lý thuyết chỉ đúng khi chúng ta linh hoạt mà ứng biến, phỏng đoán dựa trên vốn sống, kinh nghiệm, căn cứ.

 

Hay cũng có thể hiểu, chuyện là lời nhắc học trò phải siêng cho "học đi đôi với hành".

"Ôn cố tri tân", ngẫm nghĩ về những chuyện cũ tích xưa dịp năm cũ sắp qua để nhặt nhạnh những bài học cho năm mới sắp đến là một điều đáng làm.

 

Tham khảo:

Cuốn Bí ẩn văn hóa việt nam và thế giới, NXB Văn hóa thông tin, năm 2008