Thứ Năm, 11 tháng 7, 2024

Đi tìm một nữa kia trong cuộc đời

ĐI TÌM MỘT NỮA KIA TRONG CUỘC ĐỜI

Có một sự thật rằng trên đời này không ai hợp ai cả, đó chỉ là họ biết yêu nhau theo cách của người trưởng thành. Biết nhẫn nhịn, hy sinh, chịu đựng… thì tình yêu mới bền vững và lâu dài.

Đừng cố gắng đi tìm một chàng trai đào hoa, lãng mạn. Đừng tìm kiếm chàng trai bắt buộc phải nhớ ngày kỷ niệm của cả hai, phải tặng hoa, tặng quà khi có dịp.

Hãy ở bên một người có thể yêu bạn một cách bình lặng qua tháng tháng ngày ngày.

Anh ấy có khi sẽ vụng về, chẳng biết chọn một bó hoa thơm phức, cũng không biết tặng những đồ bạn thích, nhưng anh ấy biết mua cho bạn một chiếc tủ quần áo khi nhìn chiếc tủ cũ mèm sắp hỏng ở góc tường, anh ấy chắc chắn sẽ có lúc không biết nói những lời ngọt ngào nhưng lại chẳng ngại gội đầu sấy tóc cho bạn, hay cõng bạn giữa chốn đông người.

Cũng đừng cố gắng đi tìm một cô gái xinh đẹp toàn mỹ. Cô gái của bạn có thể không có vóc dáng của một người con gái 'yếu đuối', cô ấy khá mập và không xinh đẹp như những gì bạn mơ ước. Nhưng cô ấy lại rất giỏi nấu ăn, làm việc nhà, ngay cả ở công ty cô ấy cũng là một nhân viên xuất sắc.

Về nhà thì lại chỉ là một chú mèo con nhõng nhẽo, không quên nấu cho bạn những bữa cơm ấm cúng, no căng.

Chính đó là những điều khiến tình yêu trở nên lâu bền, chứ không phải một tiếng chuông náo nhiệt, hân hoan nào cả.

Yêu nhau hơn sau những lần mâu thuẫn, yêu nhau hơn sau những lần cãi cọ, yêu nhau hơn sau những lần lỡ nói lời chia tay.

Hai người biết bù đắp cho nhau mỗi ngày, nhắc nhở, sửa đổi những thiếu sót của chính bản thân để ngày càng phù hợp với đối phương.

Làm gì có ai sinh ra đã hợp nhau, chỉ có thương nhau khiến chúng ta thay đổi mỗi ngày. Có phải không?

ST

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2024

Do vì thương, ghét

 

DO VÌ THƯƠNG, GHÉT

- Khi bạn im lặng, những người yêu thương bạn sẽ bảo bạn biết lắng nghe, những kẻ ghét bạn sẽ bảo bạn khinh người.

– Khi bạn nói, những người yêu thương bạn sẽ bảo bạn biết chia sẻ.những kẻ ghét bạn sẽ bảo bạn nói nhiều.

– Khi bạn nói về những điều to lớn, những người yêu thương bạn sẽ bảo bạn đang truyền cho họ cảm hứng, những kẻ ghét bạn sẽ bảo bạn đang “nổ”.

– Khi bạn nói về những điều rất đời thường, những người yêu thương bạn sẽ bảo bạn giản dị, những kẻ ghét bạn sẽ bảo bạn tầm thường.

– Khi bạn hy sinh, những người yêu thương bạn sẽ nói “cảm ơn”, những kẻ ghét bạn sẽ nói “đạo đức giả”.

– Khi bạn sống thật, những người yêu thương bạn sẽ tha thứ và yêu thương bạn nhiều hơn, những kẻ ghét bạn sẽ lại càng căm ghét bạn hơn.

****

Vậy bạn :

Hãy đơn giản sống theo cách của chính mình.

Hãy sống với Chân tâm, sống tử tế và biết người, biết ta là được.

Đừng cố uốn mình theo ..”những con mắt trần gian” đeo cặp kính màu, điều đó sẽ làm cho bạn không còn là bạn nữa.

” Khi thương nước đục cũng trong

Khi ghét nước sạch giữa dòng cũng dơ..”

*****

Chúng ta tự mình không có thương và ghét. Chỉ khi nào tâm mình bắt đầu 'thích' và 'không thích' thì thương và ghét trở thành gánh nặng và chúng ta tạm thời bị mất tự do.

Học sinh Pháp sắp bước vào kỳ thi tú tài

 

HỌC SINH PHÁP SẮP BƯỚC VÀO KỲ THI TÚ TÀI

Tháng Sáu hàng năm học sinh lớp cuối phổ thông trên toàn nước Pháp bắt đầu bước vào kỳ thi Tú tài (Baccalauréat).

Kỳ thi Tú tài năm nay sẽ bắt đầu vào ngày 15 tháng 6. Hầu hết các trường đại học đều dùng kết quả kỳ thi này làm tiêu chí xét tuyển.

 

Môn Triết là môn thi bắt buộc, cho cả ba Ban, mỗi ban có các câu hỏi riêng và có câu hỏi chung cho cả ba ban: Ban Khoa học, Ban Văn (định hướng Văn chương, khoa học xã hội và nhân văn, triết học), Ban Kinh tế và Xã hội.

 

Nhìn cách nền giáo dục Pháp coi trọng “môn đọc hiểu” và đọc các câu hỏi thi Tú tài ta buộc phải xem lại một loạt câu hỏi nền tảng của giáo dục.

 

Thế nào là “trí thông minh”, thế nào là “thực học, thực nghiệp”, thế nào là “năng lực”, thế nào là “phẩm chất”, thế nào là nguyên lý “vừa sức” vốn là quan niệm giáo điều của những cái đầu bảo thủ, và cuối cùng thế nào là sự tôn trọng vô bờ bến dành cho khả năng trí tuệ vô bờ bến của học sinh.

 

Đề thi Triết học thường rất ngắn chỉ khoảng 10 từ nhưng khiến HS Pháp "rối não"

Thử cùng nhau nhớ lại một số câu hỏi của kỳ thi năm 2015. Câu hỏi dành cho thí sinh

 

Ban Văn:

- Respecter tout être vivant est-ce un devoir moral? (Tôn trọng mọi sinh vật có phải là một bổn phận đạo đức?)

 

Ban Khoa học: Une oeuvre d’art a-t-elle toujours un sens? (Có phải một tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng mang một nghĩa?)

 

Ban Kinh tế: L’artiste donne-t-il quelque chose à comprendre? (Có phải trong 

tác phẩm của mỗi nghệ sĩ đều có điều gì đó ta phải hiểu bằng được?)

 

Độ khó của đề thi Triết học Pháp rất ngắn chỉ khoảng 10 từ nhưng khiến HS Pháp "rối não"

Còn nhớ, vào kỳ thi năm 2015 tờ Figaro đã tinh nghịch đề nghị một số chính trị gia “thi lại” môn Triết và một số người đã nhận lời, trong đó có cựu Bộ trưởng Văn hóa Aurélie Filipetti và Jean Pierre Chevènement, một chính khách cánh Tả nổi tiếng từng tranh cử Tổng thống năm 2002.

 

Câu hỏi được tờ Figaro chọn là “Liệu chính trị có thoát khỏi sự đòi hỏi của sự thật?” (La politique échappe-t-elle à l’exigence de la vérité?).

 

Năm nay, như thông lệ, nhiều ngày trước kỳ thi, tờ Figaro mở một chuyên trang về thi tú tài. Họ mở các mục ôn tập (révision) và dĩ nhiên có cả mục ôn tập môn Triết.

Song cách ôn tập của họ cũng là khuyến khích học thực sự chứ không phải học vẹt.

 

Hãy xem chuyên mục ôn tập của tờ Figaro đưa ra lời khuyên:

 

"để chuẩn bị cho ngày thi sắp tới, có rất nhiều những khái niệm triết học phức tạp cần phải nắm vững – nghệ thuật, tự do, hạnh phúc, người khác …

Triết học là một môn học đòi hỏi sự mạo hiểm. Các thí sinh phải làm một bài luận.

Để làm bài luận thí sinh phải có kiến thức tốt về các tác gia, phải nắm vững các mốc khái niệm để từ đó khai triển bài phân tích của mình".

 

Tờ Figaro gợi ý một số mốc khái niệm quan trọng: hạnh phúc, bổn phận, vật chất và tinh thần, lịch sử, tôn giáo, sự ham muốn, cái vô thức, ý thức …

 

Lấy ví dụ khái niệm “hạnh phúc”: bản chất của hạnh phúc là gì?; hạnh phúc có phải là mục đích hay khát vọng bẩm sinh ở con người hay không? (tham khảo Pascal và Aristotle);

 

Hạnh phúc và khoái lạc; phải chăng hạnh phúc không thể ở ngoài thời gian (tương lai, hiện tại, quá khứ); hạnh phúc có cần phải nhờ có người khác hay không;

 

Hạnh phúc có phải là mục đích của xã hội?; sự công cụ hóa đối với hạnh phúc (quan điểm Marxist, quan niệm của Kant về hạnh phúc …); ảo tưởng về hạnh phúc v.v.

 

ST