MUỐN SỐNG THỌ HÃY TỰ CHỮA LÀNH
Để sống lâu, sống thọ phải không bệnh cả thể xác và tinh thần (thân tâm an lạc)
Phòng bệnh và chữa bệnh
Khả năng tự chữa lành của cơ thể chính là một bác sĩ bên trong cơ thể. "Bác sĩ" này trị bệnh khi bệnh chưa lộ diện, mới chớm bệnh, do đó nếu khả năng này tốt thì bệnh được trị từ khi còn "trứng nước" mà ngay bệnh nhân cũng chưa nhận ra hay các xét nghiệm còn âm tính, đây chính là năng lực tự phòng bệnh của cơ thể.
Còn nếu khả năng tự chữa lành suy yếu thì bệnh hiện rõ, ngày càng nặng, cần y khoa can thiệp nhưng nhìn chung y học chỉ là giải quyết phần ngọn, triệu chứng là chính, lúc này nếu năng lực tự chữa lành còn khá thì sự hợp tác của hai bác sĩ (bên trong và bên ngoài) sẽ kết thúc tốt đẹp, bệnh tạm thời ổn định.
Còn nếu năng lực tự chữa lành hoàn toàn yếu, dù bệnh viện có cố gắng tối đa thì bệnh ngày càng trầm trọng, nguy cơ tử vong là không tránh khỏi (ví dụ như những trường hợp mắc bệnh nan y).
Cơ chế của năng lực tự chữa lành là từ khả năng hồi báo của hệ thần kinh, tự cải thiện, tự phục hồi và đặc biệt nhất là cơ chế tự tiêu - tự phân - tự ăn (autophagy). Autophagy đã được phát hiện và chứng minh bởi nhà khoa học Yoshinori Ohsumi.
Tự chữa lành!
Như vậy, củng cố duy trì năng lực tự chữa lành là yếu tố then chốt cho cuộc sống không bệnh. Câu hỏi là tại sao "khả năng tự chữa lành" bị suy sụp? Muốn thế cần nắm vững nguyên nhân gây bệnh:
- Ngoại nhân là nguyên nhân bên ngoài như thời tiết (gió - nóng - lạnh - ướt - khô quá), tia nắng mặt trời, vi trùng, virút, hóa chất, phóng xạ, ăn uống nhiễm độc chất (thuốc trừ sâu, chất phụ gia, chất bảo quản, chất kích thích...).
- Nội nhân là nguyên nhân bên trong. Có nghĩa khi chính khí suy, sức khỏe suy kém, suy giảm hệ miễn dịch.
Tại sao chính khí suy? Do các rối loạn tình cảm - cảm xúc - tâm lý, chủ yếu là lo, buồn, giận, sợ thái quá - kéo dài liên tục - lại phải đè nén hay nín nhịn (nuốt giận, giấu buồn - lo - sợ mà không dám thổ lộ).
Đặc biệt, stress mới chính là nội nhân, chính tình trạng stress liên tục - thái quá - phải kiềm chế dồn nén (do các stressors) làm tinh thần bất an, căng thẳng, luôn luôn lo - buồn - giận - sợ. Stressors làm gia tăng bài tiết cathecholamine, glucocorticoid (cortisol) làm suy giảm miễn dịch, chính tình trạng suy giảm miễn dịch là điều kiện làm xuất hiện phát triển bệnh tật.
Nội nhân là chính, vì chỉ khi hệ miễn dịch suy kém thì các yếu tố gây bệnh mới có thể xâm nhập tấn công cơ thể và gây bệnh. Chính khí suy (sức khỏe kém) làm suy giảm năng lực tự chữa lành của con người, chính năng lực tự chữa lành là cơ chế để tiến tới "sống không bệnh, sống lâu sống khỏe".
Cơ chế của năng lực tự chữa lành là từ khả năng hồi báo của hệ thần kinh, tự cải thiện, tự phục hồi và đặc biệt nhất là cơ chế tự tiêu - tự phân - tự ăn (autophagy).
Autophagy đã được phát hiện và chứng minh bởi nhà khoa học Yoshinori Ohsumi - nhờ công trình này mà nhà khoa học Nhật Yoshinori Ohsumi được trao giải Nobel y học 2016.
Giáo sư Yoshinori Ohsumi khám phá các cơ chế phân tách và tái tạo tế bào. Đây là thành tựu khám phá ra cơ chế tự thực - tự ăn thịt bên trong tế bào, một quá trình cơ bản trong tế bào.
Thêm một nguyên nhân nữa làm cơ thể suy yếu do một nhà sinh lý học Đức tìm ra, tiến sĩ Otto Warburg - giải Nobel 1931.
Lý thuyết O. Warburg đã chỉ ra môi trường huyết dịch thuận lợi cho hoạt động tế bào khi đầy đủ oxy và kiềm, ngược lại môi trường thiếu oxy và bị axit hóa cản trở, ức chế hoạt động tế bào, làm giảm biến dưỡng, suy chức năng các cơ quan, hậu quả là suy nhược lão hóa sớm toàn bộ cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho khí xấu tấn công xâm nhập và gây bệnh.
Câu hỏi là vì sao môi trường huyết dịch thiếu oxy và bị axit hóa? Chính lối sống tĩnh lặng, thiếu vận động (physical inactivity) và chế độ ăn không cân bằng axit-kiềm (thừa axit, thiếu kiềm) gây nên.
Đừng bỏ qua cơ chế miễn dịch
Bệnh tại chính mình, do chính bản thân từng người tự gây ra, đó là sai lầm trong lối sống (nhiều stress, thiếu vận động thể lực) và chế độ ăn (nhiều axit, thiếu kiềm) dẫn đến chính mình là thủ phạm hủy hoại sức khỏe bản thân, nói cách khác chỉ có chính mình chủ động cứu mình mà thôi, không ai làm thay mình.
Như vậy, để chống bệnh, có hai cách là ngăn chặn các tác nhân gây bệnh từ ngoại nhân (hạn chế càng nhiều càng tốt) và duy trì chính khí.
Duy trì chính khí bằng cách giảm stress - tư duy tích cực, tập thể dục thể thao thường xuyên, ăn uống lành, bổ dưỡng, cân bằng axit - kiềm sẽ duy trì được khả năng phòng vệ cơ thể (hệ miễn dịch), củng cố năng lực tự chữa lành.
Năng lực tự chữa lành được nhiều hay ít do quyết tâm cá nhân, cơ chế miễn dịch tốt sẽ chống trả thành công các yếu tố gây bệnh để phòng - trị bệnh, tiến tới sống lâu sống khỏe.
ST