CÔNG THỨC TRƯỜNG THỌ: 1 - 2 - 3 - 4!
Công thức trường thọ 1-2-3-4 là cách gọi vắn tắt
công thức ăn uống và duy trì thói quen sinh hoạt khoa học mà các chuyên gia
nghiên cứu đề xuất. Công thức này gồm có: 1 ăn nhẹ, 2 uống sôi, 3 ổn định, 4
không!
Qua
khảo sát có tới 98% người công nhận rằng, bí mật để trường thọ, thực ra gói gọn
thói quen sinh hoạt của mỗi người. Thật vậy, thói quen sinh hoạt hằng ngày của
chúng ta sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như tuổi thọ!
Dựa trên những lời khuyên của nhiều bác sĩ khác nhau, Health Times phát hiện ra
rằng những người tuân thủ các thói quen sống dưới đây sẽ không bao giờ có sức
khỏe kém.
1-Một: Ăn nhạt
Ngày
nay, rất nhiều người có thói quen ăn mặn và cay. Đặc biệt là người dân lao
động. Nhưng chính vì “tật” thích ăn mặn và ăn cay này mà càng ngày càng nhiều
người mắc bệnh mãn tính.
Nếu bạn muốn sống lâu bên cạnh người thân, con cái, tốt nhất hãy xem xét lại chế
độ ăn uống của bản thân ngay từ bây giờ.
Chế
độ ăn nhạt là có lợi nhất! Các chuyên gia chỉ ra rằng: Đồ ăn nhạt không phải
chỉ có riêng đồ chay, mà còn chỉ những đồ ít dầu, ít muối, ít cay, ít ngọt.
Tuy nói ăn như vậy, khẩu vị sẽ rất “nhạt”, nhưng thực ra nếu biết cách chế
biến, bạn cũng có thể thưởng thức nhiều món ngon đa dạng.
2-Hai:
Uống sôi
Vào
năm 2013, Sở Nội vụ tỉnh Giang Tô, Văn phòng Người cao tuổi và Hiệp hội Người
cao tuổi đã ban hàng “Báo cáo khảo sát về người sống lâu đời ở tỉnh Giang Tô”,
trong đó tìm hiểu lý do về tuổi thọ và lối sống của 2153 người sống lâu năm ở
Giang Tô.
Báo cáo khảo sát cho thấy có hơn 70% số người cao tuổi thích uống nước đun sôi
để nguội. Đa số họ có thói quen uống nước vào mỗi sáng thức dậy.
Lời khuyên được đưa ra là: “Đừng bao giờ đợi khát mới uống nước, bởi vì lúc này
cơ thể đã thiếu nước nghiêm trọng.”
Đặc biệt, đối với những người cao tuổi, bởi vì chức năng các cơ quan trong cơ
thể suy giảm nặng nề, nên họ ít khi cảm giác thấy khát. Tuy nhiên, cơ thể luôn
cần bổ sung nước, nên chúng ta cần chủ động trong việc uống nước mỗi ngày.
3-Ba:
Ổn định
- Tâm
lý ổn định – tục ngữ Trung Quốc có câu: “Tâm trạng không tốt, có
dưỡng sinh cách nào cũng vô ích.”
Có
rất nhiều căn bệnh liên quan đến việc tinh thần bị kích thích lớn, khiến quá
trình chuyển hóa các chất trong cơ thể bị ảnh hưởng, làm giảm chức năng của hệ
miễn dịch.
Theo nghiên cứu mới nhất của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hòa Kỳ đăng trên
tạp chí PNAS, thì những người có tâm lý tốt thường sống lâu hơn. Người lạc quan
có nhiều khả năng sống thọ hơn, đến hơn 85 tuổi.
Bởi
vì những người có tâm lý tốt sẽ dễ dàng điều chỉnh cảm xúc và hành vi của bản
thân hơn. Đồng thời họ có thể phục hồi căng thẳng một cách nhanh chóng.
Họ có thể tự mình khắc phục được khó khăn, nhờ tâm lý tích cực đó mà tâm lý
được giải tỏa, thoát khỏi lo lắng, nội tâm cũng vì vậy mà kiên cường hơn.
- Sức khỏe và vóc dáng ổn định
Đừng
quá ốm, cũng đừng quá mập. Chỉ khi vóc dáng bạn cân đối, sức khỏe mới dễ dàng
ổn định. Quản lý hình thể tốt cũng là điều cần thiết cho sức khỏe và tuổi thọ.
Béo phì là nguồn căn dễ dẫn đến các bệnh hệ thống, trong đó có tiểu đường, gút
và bệnh về tim mạch…
Một
nghiên cứu trên Tạp chí Ung thư Quốc tế năm 2018 cho thấy cứ 40 người mắc bệnh
béo phì, sẽ làm tăng nguy cơ mắc 18 loại ung thư gồm ung thư nội mạc tử cung và
ung thư biểu mô tuyến thực quản.
- Giấc ngủ ổn định – Muốn có tuổi thọ không thể tách rời với giấc ngủ
ngon. Khi nói về bí quyết trường thọ, các chuyên gia cho rằng, không có cách
nào tốt bằng việc đi ngủ sớm. Đặc biệt là những người trẻ tuổi, nên tập thói
quen bỏ điện thoại xuống khi gần tới giờ đi ngủ!
4-Bốn
Không – Từ chối
Bốn
thói quen không lành mạnh
- Không hút thuốc: Nếu bạn muốn sống khỏe mạnh, điều đầu tiên hãy bỏ
thuốc lá. Ai cũng biết hút thuốc lá là nguyên nhân của rất nhiều căn bệnh
ung thư nguy hiểm.
- Không uống rượu: Tạp chí y khoa hàng đầu “The Lancet” đã nói rồi, thói
quen uống rượu đã dẫn tới cái chết của 2,8 triệu người trên toàn thế giới.
Đừng có suy nghĩ: “Chỉ uống một chút sẽ không sao”. Mức uống an toàn nhất
là 0, cũng có nghĩa là bạn đừng nên uống giọt rượu bia nào.
- Không ngồi lâu: Ngồi lâu sẽ khiến quá trình lưu thông máu bị cản trở.
Ung thư đường ruột chính là một bệnh phổ biến do ngồi lâu. Đối với người
ít vận động, mỗi giờ nên đứng dậy một lần, mỗi lần khoảng 2 đến 3 phút.
Bạn có thể đứng dậy rót cốc nước, xoay trái xoay phải, đi trên hành lang
hoặc duỗi thẳng chân khi đi vệ sinh…
- Không làm việc quá sức: Ngày nay, bởi vì nhịp sống xã hội càng lúc càng nhanh,
nên ngày càng có nhiều người làm việc quá giờ. Nghỉ ngơi không đủ khiến cơ
thể họ đuối sức và ngã quỵ.
Giống như một chiếc lò xo bị co giãn quá mức, khả năng miễn dịch của họ bị suy
giảm đáng kể, vì vậy có ít khả năng chống lại bệnh tật.
Từ
một cơ thể mệt mỏi nhẹ đến một cơ thể bệnh nặng chỉ qua 5 bước đơn giản mà
nhiều người thường không quá coi trọng: Mệt mỏi nhẹ – Cơ thể nặng nề – Kiệt
sức – Ốm đau – Bệnh nặng!
Vì vậy, lời khuyên được đưa ra là bạn cần chú ý kết hợp hợp lí giữa làm việc và
nghỉ ngơi. Đặc biệt khi cảm thấy mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi ngay lập tức.
Nguồn:
DNTT