10 LỢI ÍCH CỦA ĐƯỜNG MÍA THEO TÂY Y :
Tôi không biết ai
không thích mía và không thèm uống nước mía khi khát, nhưng uống nước mía với
đá là một món giải khát quan trọng của những người dân Mumbaiites.
Vào một buổi chiều nóng oi bức ở Mumbai uống một ly nước mía sẽ cảm thấy nó làm
cho mình tươi tỉnh khỏe hẳn ra như thế nào.
Cây mía ai cũng biết nó cung cấp năng lượng và đường glucose cho cơ thể của chúng ta và cho chúng ta sức mạnh để tiếp tục làm việc (không mệt mỏi). Nhưng, bạn có biết rằng mía còn nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn nữa chứ không phải chỉ có cung cấp đường glucose cho cơ thể của chúng ta?
Nước mía không chỉ giống như bất kỳ nước ngọt khác, nó còn có nhiều chất dinh dưỡng khác. Nước mía được chiết xuất từ mía bằng cách ép nó qua 2 trục lăn. Nó là thực phẩm dinh dưỡng và làm cho người cảm thấy khỏe mạnh.
Nó chứa khoảng 15% lượng đường tự nhiên và rất giàu các muối hữu cơ và các vitamin. Nước mía cũng có thể dùng giải khát hoặc làm đồ ngọt. Trong những ngày hè nóng nực, nó là một thức uống giải nhiệt. Pha một chút nước chanh vào nước mía để cải thiện hương vị của nó được ngon hơn.
10 LỢI ÍCH SỨC KHỎE CỦA NƯỚC MÍA
1-Lý do nước mía là một thức uống phổ biến trong mùa hè là bởi vì nó tăng năng lượng ngay lập tức và hết ngay cơn khát. Nước mía là nguồn đường tốt mà chúng ta biết, giúp tái cân bằng nước (hydrate) cơ thể và làm tăng thêm năng lượng cho con người. Vì vậy, thay vì dùng nước năng lượng giả tạo, sau đó mình cảm thấy mệt mỏi hoặc mất nước, thì hãy uống ngay một ly nước mía.
2-Mặc dù nước mía có vị rất ngọt và có hàm lượng đường cao, nó là đường tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường. (vì đo đường-huyết không tăng) vì nó chứa đường tự nhiên trong đó có chỉ số đường huyết thấp có thể ngăn chặn sự gia tăng mạnh về lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường, vì vậy nó có thể hoạt động như là một chất thay thế các loại đồ uống có ga cho họ.
3-Nước mía được xem là một thực phẩm tạo kiềm do chứa nồng độ cao của calci, magnesium, kali (postasium), sắt và manganese. Các bệnh như ung thư không thể tồn tại trong môi trường kiềm và đó là lý do tại sao các nghiên cứu cho thấy nó có hiệu quả trong cuộc chiến chống ung thư, đặc biệt là tuyến tiền liệt và ung thư vú.
4-Nước mía làm tăng nồng độ protein trong cơ thể, nó giúp trong việc duy trì sức khỏe của thận. Dùng dưới hình thức pha loãng với nước cốt chanh và nước dừa, nước mía sẽ giúp giảm cảm giác rát bỏng liên qua đến bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, sỏi thận và viêm tuyến tiền liệt.
5-Các chất chống oxy hóa trong nước mía giúp chống nhiễm trùng và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Nó cũng bảo vệ gan chống lại nhiễm trùng và giúp kiểm soát tiết mật. Đây là một trong những lý do mà các bác sĩ khuyên những bệnh nhân bị bệnh vàng da nên uống nước mía, vì nó là một trong số ít những chất giúp tiêu hóa dễ dàng và không tạo bất kỳ áp lực nào trên gan và cũng giúp trong việc giảm nồng độ mật.
6-Nước mía cũng đóng vai trò trợ giúp tiêu hóa tốt do sự hiện diện của kali. Nó giúp cho hệ thống tiêu hóa trong tình trạng tốt, ngăn ngừa nhiễm trùng dạ dày và được coi là đặc biệt hữu ích trong việc điều trị các vấn đề táo bón.
7-Nghiên cứu cho thấy rằng nước mía bảo vệ chống sâu răng và hôi miệng do hàm lượng khoáng chất cao. Vì vậy, tiết kiệm cho mình thời gian đến các nha sĩ và uống một ly nước mía tươi sẽ có được hàm răng trắng bóng.
8-Một trong các blog trước đó của tôi, tôi đã đề cập đến những tác động của các chất dinh dưỡng trên móng tay, thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong cơ thể có thể dễ dàng nhận thấy bằng cách nhìn vào sức khỏe và tình trạng của móng tay của bạn. Nếu bạn có móng tay đổi màu, giòn, có chấm trắng, thì đó là lúc bạn cần uống thêm nước mía trong chế độ ăn uống của bạn. Nó chứa tất cả mọi thứ để phục hồi cho bạn những móng tay sáng bóng mạnh mẽ, trông đẹp thậm chí không cần đánh bóng móng tay.
9-Nước mía đã được khám phá là tốt cho những người đang đấu tranh với bệnh sốt. rối loạn do sốt gây ra, có thể dẫn đến co giật và mất protein trong cơ thể. Bệnh thường khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Nước mía giúp bù đắp các protein bị mất và giúp phục hồi lại sức khỏe..
10-Khi nói đến sức khỏe của da, alpha hydroxy acid được cho là có rất nhiều lợi ích. Chúng chống mụn trứng cá, giảm mụn, ngăn ngừa lão hóa và giúp đỡ trong việc giữ làn da ngậm nước. Một trong những hydroxy alpha acid có hiệu quả nhất là glycolic acid và mía, là một trong số ít nguồn tự nhiên của nó. Chỉ cần áp dụng nước ép mía bôi lên da của bạn và để cho nó khô hoặc thêm nó vào lớp kem mặt nạ mà bạn yêu thích và chà xát. Hãy sử dụng nó thường xuyên để thấy hiệu quả này..
Trong khi những lợi ích của nước mía rất nhiều cho sức khỏe, nó cần phải đảm bảo rằng nó được ép một cách hợp vệ sinh. Nó cũng quan trọng để sử dụng và tiêu thụ ngay sau khi ép vì nó có xu hướng bị oxy hóa trong vòng 15 phút.
Vì vậy, mía không chỉ có lợi cho sức khỏe của bạn mà còn tốt cho làn da của bạn. Đó là một thức uống thần kỳ cho một lối sống khỏe mạnh mà nó cũng ngon miệng. Vì vậy, hãy bỏ đi những thức uống nhân tạo và nước giải khát và hãy dùng nước mía.. Nhưng nhớ rằng phải bảo đảm uống trong điều kiện hợp vệ sinh,
Theo SUGARCANE and its 10 BENEFITS dịch Doducngoc
Dùng nước mía trị bệnh sao cho đúng cách
Dưới đây là một số kinh nghiệm dân gian vận dụng nước mía trong điều trị bệnh và bồi bổ sức khỏe:
- Chữa nôn khan, nôn mửa: pha nước mía cùng với nước gừng tươi để uống cho đến khi triệu chứng này được cải thiện;
- Chữa các bệnh về đường hô hấp: nếu bạn đang bị ho khan, môi khô họng khát, hay ra mồ hôi trộm, sốt nhẹ về chiều, đại tiện táo kết,... có thể ăn cháo nấu nước mía để nhuận phế, thanh hư nhiệt và trừ đàm;
- Chữa táo bón: dùng một ít mật ong trộn với nước mía và uống 2 lần/ngày khi bụng đói;
- Bất thường về tiểu tiện (tiểu buốt, tiểu khó, tiểu ra máu): éo 500g mía tươi lấy nước cốt, thái nhỏ 500g ngó sen ngâm vào nước mía đã ép trong nhiều giờ, sau đó chắt lấy nước uống 3 lần/ngày;
- Chữa ho khi bị sởi: dùng 40 - 60g mía vỏ đỏ, sắc cùng 40 - 60g củ mã thầy đã gọt vỏ rồi đem sắc lấy nước, dùng trong ngày;
- Chữa sốt, cảm nắng, miệng khát: trộn đều nước dưa hấu cùng nước mía (mỗi thứ 120ml) để uống trong ngày;
- Chữa ho và nóng trong do nhiệt: gaoj tẻ 100g, nước mía 200ml thêm nước vừa đủ để nấu cháo, ăn hết trong ngày. Nên duy trì ăn từ 7 - 10 ngày;
- Chữa khí hư ở nữ giới: 30g lá huyết dụ, 30g lá mía, 20g hoa mò đỏ, 80g rễ mò trắng, đem đi thái nhỏ, sao vàng trên bếp và sắc nước uống hàng ngày;
- Bài thuốc an thai: 8g củ gai, 12g mầm mía, 4g củ ấu, 6g ích mẫu, 2g sa nhân đem tất cả đi thái nhỏ, phơi khô rồi dùng để sắc nước uống làm 2 lần/ngày;
- Chảy máu cam khi đến kỳ: 250ml nước ngó sen, 250ml nước mía, 50ml nước sinh địa tươi trộn đều, uống trong ngày.